Dữ liệu phân tích BCTC doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an (Trang 31 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.1.Dữ liệu phân tích BCTC doanh nghiệp

a. Thu thp và x lý thông tin ca khách hàng

Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích BCTC DN, việc thu thập và xử lý thông tin của khách hàng là công việc quan trọng đầu tiên, việc thu thập phải được thực hiện toàn diện và khách quan. Chất lượng thông tin đưa vào phân tích có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích BCTC của khách hàng, qua đó ảnh hưởng đến quyết địn cho vay. Chất lượng thông tin thể hiện ở các thuộc tính sau: Đầy đủ, kịp thời, chính xác. Chỉ khi nào thông tin thu thập

được với đầy đủ các thuộc tính trên thì mới được xem là thông tin có chất lượng và là thông tin hữu ích cho quá trình phân tích.

Sau khi thu thập thông tin của khách hàng vay vốn, công việc tiếp theo là xử lý thông tin của khách hàng, việc xử lý đòi hỏi phải đi vào đánh giá doanh nghiệp trên các mặt sau [6]:

- Đánh giá bản thân doanh nghiệp về các mặt nhân sự, các phương tiện tài chính (nguồn vốn), các phương tiện sản xuất, kinh doanh (các loại tài sản), những nguy cơ mà doanh nghiệp phải gánh chịu nếu có sự biến động.

- Đánh giá về sản phẩm. - Đánh giá về thị trường.

- Đánh giá môi trường kinh tế và chính trị. - Đánh giá nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.

* Đánh giá toàn bộ doanh nghiệp nhằm trả lời cho câu hỏi:

Liệu doanh nghiệp có khả năng về các tham vọng mà doanh nghiệp đưa ra không?

- Yếu tố chung: Những yếu tố cần phải làm nổi bật như: người lãnh đạo, cơ cấu doanh nghiệp (vốn, công cụ sản xuất, phương tiện tài chính, phạm vị

địa lý hoạt động), các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp, thị trường và điều kiện môi trường kinh tế xã hội mà doanh nghiệp hoạt động. Qua đó, tiên liệu về khả năng của người lãnh đạo trong việc làm chủ vị trí của họ trên thị

trường ở những năm sắp đến hay không.

- Đánh giá kết quả đạt được: Nhân viên tín dụng cần tìm hiểu về kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua về các chỉ tiêu như sự biến

động về thị trường (mở rộng hay duy trì, hay thu hẹp) thông qua chỉ tiêu doanh số, khả năng vận hành tốt các dự kiến trước đây, khả năng thực thi các dự kiến ở tương lai. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải xem xét các điều kiện hoạt động như khả năng làm chủ các chi phí sản xuất, chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, khả năng tạo ra lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế so với các đối thủ cạnh tranh hay khả năng điều chỉnh nhanh chóng mức độ hoạt động và sự thay đổi của nhu cầu. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần tìm hiểu về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến tương lai của doanh nghiệp bởi trước mắt, doanh nghiệp có thể vay nhưng sau đó phải tạo ra một khả năng sinh lợi lớn hơn để giảm thiểu nhu cầu vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng.

b. Thm định BCTC khách hàng

* Chn loi báo cáo để thm định

Trong hệ thống báo cáo kế toán DN có hai loại báo cáo chủ yếu là BCTC và báo cáo kế toán nội bộ khác của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC). Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là báo cáo được phát hành ra bên ngoài mang tính hợp pháp của doanh nghiệp và nó phản ảnh các thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ cũng như tình hình tài chính

và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh nhất

định. Do vậy NHTM thường lựa chọn BCTC DN để phân tích tình hình hoạt

động tài chính cũng như khả năng thanh toán và khả năng trả nợ vay của khách hàng trước khi ngân hàng làm các thủ tục cho khách hàng vay [4].

* Kim tra tính tuân th ca BCTC

Kiểm tra tính tuân thủ của BCTC của khách hàng là ngân hàng xem xét BCTC của khách hàng có phù hợp với các quy định hiện hành trước khi ngân hàng làm các thủ tục cho khách hàng vay:

- Kiểm tra BCTC DN (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cái tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) của khách hàng được thiết lập đúng có theo quy định hiện hành hay không, BCTC khách hàng cung cấp có đầy đủ hay không, BCTC của khách hàng đã được kiểm toán hay chưa, ngay khi BCTC khách hàng đã được kiểm toán thì ngân hàng cũng phải sử dụng BCTC của khách hàng một cách thận trọng.

- Kiểm tra sự trình bày và khai báo số liệu trên BCTC khách hàng tuân thủ

với các quy định hiện hành của pháp luật, chế độ kế toán nhà nước, phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Điều lệ quy định của DN và các thông lệ của quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký giao ước.

- Kiểm tra trên bảng cân đối kế toán của khách hàng về các khoản phải thu, phải trả, việc hạch toán hàng tồn kho, xác định nguyên giá tài sản và trích khấu hao tài sản cố định, việc xác định giá trị các khoản đầu tư tài chính…có hợp phù hợp với các quy định của Pháp luật, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về hạch toán các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cốđịnh, đầu tư tài chính…hay không.

- Kiểm tra trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng việc ghi nhận doanh thu và giá vốn và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định lợi nhuận có phù hợp có phù hợp với các quy

định của Pháp luật và chuẩn mực kế toán độ, kế toán Việt Nam hiện hành về

hạch toán doanh thu, gái vốn, chi phí và xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.

* Kim tra tính trung thc ca BCTC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra tính trng thực của BCTC của khách hang là ngân hang kiểm tra xem BCTC của khách hàng đã lập có đúng quy định hay không trước khi ngân hang làm các thủ tục cho khách hang vay [4]:

- Kiểm tra BCTC (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) có đúng là của đơn vịđó đã phát hành hay không.

- Đối chiếu với BCTC của khách hàng đã gửi các cơ quan khác như: Thuế, Kế hoạch đầu tư, Thống kê,...đồng thời gửi thư cho khách hàng xác nhận để xác nhận tính trung thực của BCTC khách hàng.

- Kiểm tra sự trình bày và khai báo các số liệu trong BCTC của khách hàng có đảm bảo tính trung thực hay chưa, BCTC của DN được lập có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và có đúng theo các biểu mẫu quy định hay không.

- Dựa vào số liệu đã được trình bày và khai báo trong BCTC của DN, cán bộ ngân hàng tính toán, kiểm tra lại để đánh giá, kiểm chứng BCTC khách hàng đó lập đã đảm bảo tính trung thực và phù hợp với chuẩn mực và chếđộ kế toán Việt Nam hiện hành hay chưa.

Trên cơ sở xác định BCTC của khách hàng lập đã đảm bảo tính trung thực, hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành thì ngân hàng tiến hành công tác phân tích BCTC khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP việt á chi nhánh hội an (Trang 31 - 34)