6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích
Hiện nay CBTD của VAB- HA phân tích, đánh giá các chỉ tiêu trong BCTC DN chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các chỉ tiêu trong phân tích BCTC khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay vốn. Do đó VAB- HA cần xây dựng thống nhất một hệ thống các chỉ tiêu phân tích BCTC khách hàng đối với các loại hình cho vay doanh nghiệp theo hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính.
- Phân tích hệ thống các chỉ tiêu tài chính bao gồm: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi phí, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng thanh toán và khả năng tăng trưởng.
- Phân tích rủi ro Tài chính.
a. Bổ sung phân tích cân bằng tài chính
Phân tích cân bằng tài chính là một công việc hết sức quan trọng nhưng hầu hết các ngân hàng đều bỏ qua. Tại VAB-HA cũng vậy, CBTD đã không
đề cập đến nó trong việc phân tích BCTC. Vì vậy việc cần thiết cần phải bổ
sung phân tích cân bằng tài chính tại VAB-HA bới nó góp phần đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu vốn lưu động(VLĐ) cho biết hai điều cốt yếu: Một là, DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Hai là, tài sản cố định của DN có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?
Cách thức xác định VLĐR là chênh lệch giữa vốn thường xuyên và tài sản dài hạn.
Áp dụng vào Công ty CP TV ĐT XD Tân Trường
Vốn lưu động ròng (VLĐR) = Nguồn vốn thường xuyên (NVTX)- Tài sản dài hạn (TSDH).
Bảng 3.3. Bảng phân tích cân bằng Tài chính của công ty CP TV ĐT XD Tân Trường ĐVT: Đồng Năm TT Tên chỉ tiêu 2012 2013 1 Nguồn vốn chủ sở hữu 1,236,250,671 2,357,689,946 2 Nợ dài hạn 231,540,000 160,260,000 3 Nguồn vốn thường xuyên(3) = (1) + (2) 1,467,790,671 2,517,949,946 4 Giá trị tài sản dài hạn 1,272,811,678 1,078,850,057 5 Tốc độ tăng Nguồn vốn thường xuyên 71.55% 6 Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 90.71% 7 Tốc độ tăng TS dài hạn -15.24% 8 VLĐ ròng (8) = (3) - (4) 194,978,993 1,439,099,889 9 Tỷ suất giữa NVTX và TSDH (9) = (3) / (4) 1.15 2.33 10 Tỷ suất tự tài trợ TS dài hạn(10) =(1)/ (4) 0.97 2.19
(Nguồn: BCTC của công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Tân Trường )
Qua bảng Phân tích, Nhận xét Công ty đạt trạng thái cân bằng Tài chính dài hạn trong cả 2 năm vì VLĐR>0 chứng tỏ NCTX không những tài trợ hoàn toàn cho TSDH mà còn một phần tài trợ cho TSNH. Trong trường hợp này TSNH được hình thành từ 2 nguồn NVTX và NVTT, do đó Doanh nghiệp có dư 1 lượng vốn để thanh toán nợ ngắn hạn có nghĩa là khi bán toàn bộ TSNH thì doanh nghiệp thanh toán hết phần nợ ngắn hạn và còn dư một phần, phần dư này là của NVTX tài trợ cho nó. Khi NNH đáo hạn Doanh nghiệp có thừa TSNH để thanh toán. Tài chính được đánh giá là bền vững. Tình hình cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp tăng, VLĐR vào năm 2012 là 195 triệu đến năm 2013 tăng lên là 1,439 triệu. Điều này cho thấy mức độ an toàn của Doanh nghiệp cao bởi vì không những TSDH và TSNH
cũng được tài trợ bằng NVTX. Tỷ suất NVTX / TSDH cũng tăng lên qua các năm. Chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt và an toàn, nguyên nhân là do sự gia tăng của VCSH năm 2013.
b. Phân tích báo cáo lưu chyển tiền tệ
Hầu hết hiện nay các ngân hàng thường bỏ qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong khi BCLCTT lại phản ánh rất rõ nét lượng tiền và tương đương tiền cuối kì mà DN có thể sử dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Phân tích khả năng tạo ra tiền của DN thông qua chỉ tiêu:
Tổng tiền thu vào của từng loại hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu vào
của từng loại hoạt động = Tổng dòng tiền vào
Nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh lớn,
đều đó chứng tỏ phần lớn tiền thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Dòng tiền này tăng qua nhiều kì, cho thấy khả năng tạo ra dòng tiền thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động chính của đơn vị là rất lớn. Nếu tỷ
lệ này là quá nhỏ, cho thấy đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, hoặc quản lý nguồn thu kém, khi đó CBTD phải lưu ý đến khả năng hoạt động liên tục của
đơn vị. Nếu dòng tiền thu chủ yếu không phải từ hoạt động SXKD, thì đó là
điều bất thường, CBTD cần xem xét lại.
Vì vậy như đã đề cập VAB - HA hiện nay chưa phân tích tình hình tài chính qua BCLCTT, trong khi đây là báo cáo có thể cung cấp thông tin về khả
năng thanh toán của khách hàng. Do vậy, luận văn đề xuất phân tích dòng tiền qua BCLCTT đểđánh giá đầy đủ khả năng thanh toán của khách hàng.
Tổng hợp BC LCTT vào Công ty CP TV ĐT XD Tân Trường được lập theo phương pháp trực tiếp qua hai năm như sau:
Bảng 3.4.BC LCTT qua các năm của công ty CP TV ĐT XD Tân Trường
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu N 2012 N 2013
I. L/c tiền từ HĐKD
1.Thu tiền từ bán hàng, CCDV và DT khác 10.034 8.034 2.Tiền chi trả cho người CC HH và DV (6.366) (2.881) 3.Tiền chi trả cho người lao động (3.826) (2.139) 4.Tiền chi trả lãi vay (258) (354) 5.Tiền chi nộp thuế TNDN (2) (78) 6.Tiền thu khác từ HĐKD 2.512 780 7.Tiền chi khác cho HĐKD (368) (347)
L/C thuần từ HĐKD 1.716 3.014
II.L/c tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
(1.352) (885) 2.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và
lợi nhuận được chia
0,917804 0,462444 L/C tiền thuần từ hoạt động đầu tư (1.351) (885) III. L/C tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 1.000 L/C tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.000 L/C tiền thuần trong kỳ 364 3.129 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1.375 1.739 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 1.740 4.869
* Phân tích dòng tiền từ các hoạt động
- Tỷ trọng dòng tiền thu, chi từ HĐKD so với tổng dòng tiền thu, chi qua các năm như sau: Dòng tiền thu từ HĐKD Tỷ trọng dòng tiền thu từ HĐKD = Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Dòng tiền chi cho HĐKD Tỷ trọng dòng tiền
chi cho HĐKD = Tổng dòng tiền chi cho các hoạt động
Bảng 3.5. Tỷ trọng dòng tiền thu, chi từ HĐKD qua các năm của công ty CP TV ĐT XD Tân Trường Năm Tỷ trọng dòng tiền thu từ HĐKD Tỷ trọng dòng tiền chi cho HĐKD 2012 69% 78% 2013 42% 39%
- Trong các hoạt động tạo ra tiền thì HĐKD chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động, thể hiện qua các năm 2012, 2013 lần lượt là 69%,42%. Tương ứng với đó là hoạt động chi tiền cho HĐKD cũng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động, thể hiện qua các năm 2012, 2013 lần lượt là 78%, 39%.
- Trong năm 2012, dòng tiền thuần từ HĐKD dương (1.716 triệu đồng); Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (-1.352 triệu đồng) và dòng tiền thuần trong kỳ là dương (364 triệu đồng). Qua đó cho thấy là DN đang trên
đà phát triển, hoạt động có hiệu quả và vẫn còn phải đầu tư và cần đến nguồn huy động vốn lớn.
- Đến năm 2013, dòng tiền thuần từ HĐKD tăng gấp đôi so với năm 2012 và đạt 3.014 triệu đồng; Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư vẫn âm nhưng giảm so so với năm 2012 giảm xuống còn 885 triệu đồng; và đặc biệt dòng tiền thuần trong kỳ là dương, tăng vượt bậc gấp 10 lần so với năm 2012.
- Như vậy năm này là năm công ty kinh doanh đạt hiệu quả rất tốt do tỷ
lệ tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ so với thu tiền từ hoạt
động này giảm mạnh so với năm 2012. Bên cạnh đó công ty không đầu tư
mua sắm xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn nhiều, đồng thời đã thanh lý một số TSCĐ và thu từ đầu tư góp vốn; hoạt động tài chính dương do Công ty phát sinh quan hệ vay vốn tại ngân hàng trong năm 2013.
c. Tính toán lại chỉ tiêu tài chính phù hợp
Tình hình tài chính của một DN được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu DN có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả
quan và ngược lại. Do vậy khi đánh giá tình hình tài chính của DN thì việc xem xét tính toán chính xác đầy đủ chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán là việc vô cùng cần thiết.
Để đo khả năng này, khi phân tích cần tính đầy đủ và so sánh các chỉ
tiêu sau: Khả năng thanh toán hiện hành, Khả năng thanh toán nhanh, Hệ số
khả năng thanh toán tức thời, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động. Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên đây, để đánh giá được chính xác hơn, trong quá trình phân tích tình hình và khả năng thanh toán của DN, ngân hàng cần phải kết hợp xem xét đến vòng quay các khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho, bởi trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho và khoản phải thu là chiếm tỷ trọng chính.
Bảng 3.6. Bảng phân tích Khả năng thanh toán của công ty CP TV ĐT XD Tân Trường ĐVT: Đồng Năm Biến động TT Tên chỉ tiêu 2012 2013 Mức độ Tốc độ(%) 1 Tài sản ngắn hạn (đồng) 3,818,366,525 7,420,644,321 3,602,277,796 94.34 2 Nợ ngắn hạn (đồng) 3,623,387,532 5,981,544,432 2,358,156,900 65.08 3 Hàng tồn kho bình quân (đồng) 1,060,995,628 1,291,232,971 230,237,343 21.70 4 Tiền và các khoản tương đương tiền 1,739,963,495 4,869,041,015 3,129,077,520 179.84 5 Khả năng thanh toán hiện hành = (1/2) 1.05 1.24 0.19 17.72 6 Khả năng thanh toán nhanh = (1-3)/2 0.76 1.02 0.26 34.66 7 Khả năng thanh tức thời= (4/2) 0.48 0.81 0.33 69.51 8 Khả năng thanh toán của vốn lưu động(4/1) 0.46 0.66 0.20 43.99 8 Vòng quay các khoản phải thu (vòng/năm) 9.21 40.50 31.29 339.74 10 Vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm) 8.32 4.42 (3.90) (46.88)
(Nguồn: BCTC của công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Tân Trường )
Về chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty nhìn chung là nằm trong vùng an toàn. Nhóm khả năng thanh toán tăng qua hai năm. Trong các nhóm
chỉ tiêu đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện hành, hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) là cao hay thấp,
đây là điều mà tất cả các ngân hàng rất quan tâm khi cấp Tín dụng. Xét với công ty CP TV DT XD Tân Trường khả năng thanh toán hiện hành năm 2013 là 1,24 đối chiếu với kết quả của vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho với số vòng tương ứng là 40.5 vòng và 4.42 vòng. Số vòng quay thể hiện cao cho thấy DN đã bán hàng tốt và thu hồi nhanh các khoản nợ, vốn ít bị chiếm dụng. Vì vậy có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp khả
quan, doanh nghiệp có khả năng hoàn trả các khoản thanh toán hiện tại bằng tài sản ngắn hạn hiện có của mình.
d. Bổ sung tỷ số tài chính sử dụng để phân tích:
Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts) và hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu)
Tài sản dài hạn
Kts =
Vốn chủ sở hữu x 100%
Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.
Tài sản dài hạn
Ktu =
Vốn chủ sở hữu+ Nợ dài hạn X 100% Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư
tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.
* Áp dụng đối vớiví dụ minh họa Công ty CP ĐT XD Tân Trường
Bảng 3.7. Bảng phân tích hệ số Kts, Ktu của Công ty CP TV ĐT XD Tân Trường ĐVT: Đồng Năm TT Tên chỉ tiêu 2011 2012 1 Tài sản dài hạn (đồng) 1,272,811,678 1,078,850,057 2 Vốn chủ sở hữu (đồng) 1,236,250,671 2,375,689,946 3 Nợ dài hạn (đồng) 231,540,000 160,260,000 4 Kts (%) = ½ 102.96% 45.41% 5 Ktu (%) = 1/(2+3) 86.72% 42.54%
(Nguồn: BCTC của công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Tân Trường )
Qua bảng có thể thấy, chỉ tiêu Ktu < 100 phản ánh tài sản dài hạn của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn, như vay dài hạn, dòng tiền tương đối ổn định. Còn tiêu Kts phản ánh khả năng định đoạt tài sản dài hạn được cải thiện, tuy nhiên bước sang năm 2013 chỉ số này được cải thiện đáng kể ở mức là 45.41%, nằm ở mức cho phép đối với doanh nghiệp sản xuất cho thấy doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, không phát sinh tình trạng mất cân bằng tài chính.
e. Phân tích Z – score
Hiện nay tại các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp phá sản được rất nhiều người quan tâm do ảnh hưởng của nó đến tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội. Từ đó, yêu cầu đặt ra cần có một phương pháp để tính toán khả
năng phá sản của một doanh nghiệp. Phương pháp Z – score là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn chưa đưa vào
ứng dụng nhiều trong việc phát hiện và cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản.
Vì vậy, ngoài các phương pháp phân tích chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và thời điểm hiện tại. CBTD có thể sử dụng thêm chỉ số Z – score nhằm dự đoán khả năng doanh nghiệp có bị phá sản hay không?. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp.
Mô hình dự báo xác suất phá sản Z - score được giáo sư người Mỹ
Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc Trường Đại học New York phát triển vào năm 1968. Mô hình này được đánh giá là dự báo
được một cách tương đối chính xác các công ty sẽ bị phá sản trong vòng 2 năm thông qua việc xem xét đến giá trị Z – score.
Z – score là chỉ số kết hợp 5 tỉ số tài chính khác nhau với các trọng số
khác nhau dựa trên phân tích biệt số bội MDA. Công thức Z – score ban đầu (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, ngành sản xuất) như sau:
Z = 0.012 X1 + 0.014 X2 + 0.033 X3 + 0.0064 X4 + 0.999 X5 , trong đó: X1 = Vốn luân chuyển/Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản X3 = EBIT/Tổng tài sản
X4 = Giá trị thị trường của vốn CSH/Tổng nợ phải trả
X5 = Doanh thu/Tổng tài sản
Trong mô hình này, các biến từ X1đến X4 đều phải được tính toán bằng giá trị phần trăm.
Sau nhiều năm phát triển, mô hình được thay đổi một số đặc điểm kỹ
thuật để việc vận dụng được thuận tiện hơn:
Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5
Với mô hình này, các biến từ X1 đến X5 không cần tính toán bằng giá trị
phần trăm.
Nếu Z > 2.99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.8 < Z < 2.99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z < 1.8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao. Như vậy, áp dụng phương pháp tính chỉ số Z tại công ty CP TV ĐT XD