Rèn kĩ năng đọc qua các trò chơi học tập

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 (Trang 28 - 30)

III. Các biện pháp thực hiện:

8.Rèn kĩ năng đọc qua các trò chơi học tập

Mục đích

Để giờ học sôi nổi, cuốn hút được các em và củng cố kĩ năng đọc nhằm nâng cao chất lượng giờ học, tôi còn thay đổi các hình thức luyện đọc bằng cách tổ chức các trò chơi trong giờ học.

a. Trò chơi “Thả thơ”:

Ví dụ: Khi dạy bài “Bé nhìn biển” sau khi các em đã nắm chắc được nội dung bài, xác định đúng được cách đọc của từng đoạn cũng như cách đọc toàn bài, tôi cho các em luyện đọc và luyện học thuộc lòng bằng cách chơi trò “Thả thơ” như sau:

- Cách tiến hành: Tôi chọn ra 8 em, chia thành 2 nhóm, lên xếp thành 2 hàng ngang trước lớp. Mỗi nhóm cử một em làm nhóm trưởng lên bốc thăm giành quyền chơi trước. Nhóm thả thơ trước, mỗi em cầm một bông hoa bằng giấy, trong mỗi bông hoa ghi câu đầu của mỗi khổ thơ (4 khổ thơ tất cả). Sau khi

có hiệu lệnh chơi, một bạn đưa (thả) ra một bông hoa cho một bạn ở nhóm kia. Bạn nhận được hoa phải đọc thuộc khổ thơ có ghi câu đầu của khổ thơ đó trên hoa, nếu đọc tốt sẽ được nhận một bông hoa. Sau khi thả hết phiếu, tính hoa của từng nhóm đọc nhận được.

- Thể lệ cuộc thi: Nhóm thả thơ chỉ được thả từng phiếu và thả cho mỗi bạn ở nhóm đối diện một lần. Không thả liền một lúc, không thả nhiều lần cho mỗi bạn. Người nhận được hoa phải tự đọc, không hỏi người khác. Nếu không đọc được thì không có điểm, nếu đọc sai hoặc ngắc ngứ, đọc không đúng giọng điệu của bài thì bị trừ điểm. Cuối cuộc chơi tôi cho học sinh tự tổng kết, chọn nhóm có số điểm cao để khen thưởng hoặc tặng hoa cho các em.

Qua cách tổ chức này, tôi nhận thấy các em rất hào hứng chơi trò chơi này và kết quả rất nhiều em có kĩ năng đọc đúng, đọc hay và nhanh chóng thuộc bài ngay trong tiết học.

b. Trò chơi “Truyền điện”:

Ví dụ: Khi dạy bài “Cây dừa’ cuối giờ học tôi cho các em chơi trò: “truyền điện” để củng cố cho học sinh thuộc lòng bài thơ và cách đọc đúng, đọc hay ngay tại lớp.

- Cách tiến hành: Chọn 2 tổ chơi một lần. Một người ở tổ bên này đứng lên đọc câu đầu của bài, đọc xong người đó được chỉ định một bạn bất kì ở tổ bên kia đọc tiếp (truyền điện). Bạn được chỉ định phải đứng lên đọc thật nhanh câu tiếp theo. Nếu bạn đó đọc đúng thì lại được truyền điện sang tổ bên này. Còn nếu bạn đó không đọc được thì phải đứng nguyên tại chỗ (bị điện giật). Em thuộc câu thơ trước lại được truyền điện (chỉ định) sang em ở tổ kia một lần nữa, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài thơ. Nếu tổ nào có nhiều học sinh đứng (bị điện giật) thì tổ đó bị thua. Kết thúc trò chơi, tôi cho các em tổng kết cà tuyên dương tổ thắng. Kết quả là học sinh rất ham thích đọc và thuộc bài rất nhanh. Các trò chơi này chủ yếu tôi sử dụng trong các giờ Tập đọc - Học thuộc lòng. c.Trò chơi “Tặng hoa cho bạn”:

Trước khi chơi, tôi đã chuẩn bị sẵn từ 10 đến 20 bông hoa, trên mỗi bông hoa có ghi các câu hỏi như:

- Bạn hãy đọc các câu sau: + Lúa nếp là lúa nếp nương

Lúa lên lớp lớp lòng Niềm thấy vui. + Lúa làng ta năm nay bị lụt lội

+ Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán, nên lưu ý nước lũ. - Bạn hãy đọc diễn cảm một câu thơ lục bát mà bạn biết. - Bạn hãy đọc diễn cảm một câu thơ có tiếng “mẹ”….

Tiến hành chơi: Tôi chọn một em có giọng đọc hay, diễn cảm lên làm người dẫn chương trình cùng 7 đến 8 em để chơi. Người dẫn chương trình sẽ tặng hoa cho một bạn, em được tặng hoa sẽ trả lời câu hỏi ghi trong bông hoa và nếu trả lời được sẽ giữ lại bông hoa ấy và lấy một bông hoa khác tặng cho bạn trong nhóm thi. Cứ như thế cho đến hết hoa. Em nào không trả lời được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và thay thế bằng một em khác. Cuối cuộc chơi, em nào giành được nhiều hoa là em thắng cuộc và được tặng thưởng khi thì cái bút chì, khi thì cái nhãn vở hoặc cái thước kẻ….

Những trò chơi như trên chẳng những giúp các em được củng cố, rèn luyện cách đọc mà còn rèn luyện cho các em trí nhớ tốt. Thông qua các trò chơi như thế, học sinh của tôi trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, đọc, nói trôi chảy hơn, hoạt bát nhanh nhẹn hơn. Các em rất hào hứng, thích thú tham gia. Hoạt động vui chơi bổ ích này còn giúp các em “Học mà chơi - Chơi mà học”, rất phù hợp với tâm sinh lí các em, giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt. Hơn thế nữa, nó còn để lại trong tâm trí các em những kỉ niệm sâu sắc, khó quên.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 (Trang 28 - 30)