Rèn đọc qua các phân môn khác trong Tiếng Việt

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 (Trang 30 - 35)

III. Các biện pháp thực hiện:

9. Rèn đọc qua các phân môn khác trong Tiếng Việt

9.1. Rèn đọc qua phân môn “Luyện từ và câu”:

Trong một số bài Luyện từ và câu thường có các đoạn văn hoặc đoạn thơ hay có chứa đựng nội dung kiến thức về “từ” và “câu”cần cung cấp. Song bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng rèn đọc cho học sinh bởi vì muốn học sinh phát hiện ra kiến thức cần cung cấp về “từ” và “câu’ thì bắt buộc học sinh phải đọc đoạn văn hoặc đoạn thơ ấy. Việc nắm chắc được kiến thức về “từ” và “câu” sẽ giúp cho học sinh biết cách đọc đúng từ, đúng câu và từ đó có kĩ năng đọc tốt hơn.

* VD 1:Khi học bài Luyện từ và câu tuần 8: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Bài tập 2: yêu cầu học sinh: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

(giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn) Con mèo, con mèo

… theo con chuột … vuốt, … nanh Con chuột chạy quanh

Luồn hang … hốc.

Đây là bài đồng giao, để làm được bài này, tôi yêu cầu học sinh đọc đúng đoạn thơ, tự tìm và lựa chọn từ thích hợp với từng chỗ trống để điền. Khi đã điền được thành đoạn thơ hoàn chỉnh rồi thì tôi lại yêu cầu học sinh đọc kĩ lại

đoạn thơ để tìm hiểu nội dung đoạn thơ muốn nói điều gì. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ về từ và câu, tôi hỏi thêm: Để thể hiện đúng nội dung đoạn thơ con cần đọc như thế nào? Từ đó học sinh phải tìm hiểu thêm cách đọc đoạn thơ như: Cách ngắt nhịp 2/2, cách nhấn giọng vào các từ chỉ hoạt động trạng thái… để thấy được cái hay về cách gieo vần cũng như nhạc điệu của bài đồng dao. Những việc làm đó không những giúp học sinh biết cách sử dụng đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái mà đã phần nào giúp học sinh nắm chắc được cách gieo vần, cách ngắt nhịp thể thơ bốn chữ, củng cố kĩ năng đọc đúng, đọc hay thể thơ bốn chữ.

* VD 2: + Khi dạy bài luyện từ và câu tuần 10: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi. Có bài tập 4: Điền dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống?

Nam nhờ chị viết thư thăm hỏi ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết Viết xong thư, chị hỏi:

- Em còn muốn nói gì thêm nữa không Cậu bé đáp:

- Dạ có Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.”

+ Bài Luyện từ và câu tuần 20, bài tập 3: Chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào ô trống?

a) Ông Mạnh nổi giận, quát: - Thật độc ác

b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét: - Mở cửa ra

- Không Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào

+ Bài Luyện từ và câu tuần 28, bài tập 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?

Chiều qua Lan nhận được thư bố Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất điều bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm

bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về bố con mình có cam ngọt ăn nhé!” Cũng như ở VD1, qua 3 bài tập này, để giúp học sinh làm tốt bài, tôi đã yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung từng bài rồi suy nghĩ lựa chọn dấu để điền vào ô trống sao cho đúng. Sau khi chữa, chốt ý đúng, tôi không quên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn để tìm hiểu nội dung tác giả muốn nói gì. Ngoài ra, ở mỗi bài tôi đều đưa thêm các câu hỏi để hướng dẫn các em biết cách đọc ngắt nghỉ đúng các dấu câu, biết cách đọc từng kiểu câu (Mặc dù bài học không yêu cầu) cụ thể

như: Khi đọc đến dấu chấm, dấu phẩy con đọc như thế nào? Khi đọc đến câu hỏi, câu cảm con cần đọc với giọng như thế nào?...

Việc xác định đúng dấu câu để điền vào từng ô trống thích hợp không những giúp học sinh biết cách sử dụng dấu câu đúng mà còn giúp các em biết cách đọc đúng các dấu câu như: biết ngắt hơi ngắn ở dấu phẩy, nghỉ hơi dài hơn ở dấu chấm, hay biết đọc cao giọng ở cuối câu hỏi và câu cảm, biết nhấn giọng vào các từ để hỏi và từ thể hiện tình cảm… Vậy ở tiết Luyện từ và câu không những ta đã cung cấp cho học sinh những kiến thức về “từ” và “câu” mà ta còn giúp học sinh hình thành và củng cố các kĩ năng đọc giúp các em ngày càng được nâng cao về chất lượng đọc.

9.2. Rèn đọc qua phân môn Chính tả:

Các bài viết chính tả hầu hết đều là các đoạn văn hay đoạn thơ. Trong quá trình học, để giúp các em viết đúng, ngoài yêu cầu học sinh phải có kĩ năng nghe (với bài

chính tả Nghe - viết), kĩ năng nhìn (với bài chính tả Tập chép), bắt buộc các em phải có kĩ năng đọc đúng. Việc viết đúng lại có tác dụng củng cố thêm cho các em kĩ năng đọc đúng. Đặc biệt hơn nữa là phần bài tập chính tả, cũng có nhiều bài đưa ra dưới dạng một đoạn thơ hay đoạn văn để yêu cầu học sinh thực hành. Đây cũng là một dịp để mỗi giáo viên chúng ta có cơ hội để rèn đọc cho học sinh. Nhận thấy rõ như vậy nên trong bất kì giờ chính tả nào, tôi đều tận dụng triệt để các đoạn thơ, đoạn văn đó để rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Chẳng hạn, tiết chính tả (tuần 28) có bài tập điền l hay n vào đoạn thơ sau:

Ơn trời mưa …ắng phải thì …ơi thì bừa cạn, …ơi thì cày sâu. Công lênh chẳng quản bao …âu, Ngày …ay …ước bạc, ngày sau cơm vàng. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Sau khi giúp học sinh làm đúng bài, tôi giúp các em đọc lại các từ vừa điền để củng cố kĩ năng đọc đúng l/n. Sau đó tôi cho học sinh đọc cả đoạn thơ để thấy được bài học quý báu của nhà nông…

Bằng cách làm đó, phần nào tôi đã giúp các em có ý thức hơn trong khi đọc và ngày càng ngày, các em tiến bộ rất nhiều về khả năng đọc.

9.3. Rèn đọc qua phân môn Tập làm văn:

Cũng giống như Luyện từ và câu, Chính tả, phân môn Tập làm văn cũng đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình rèn đọc cho học sinh. Tùy vào từng bài cụ thể

mà tôi vừa đảm bảo dạy đúng kiến thức trọng tâm theo yêu cầu của bài vừa kết hợp rèn đọc cho học sinh.

VD: Tiết Tập làm văn tuần 2, bài tập 3: Đọc bài văn sau và làm bài tập. Bài đọc: Chim chích bông

Chích bông là con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. ………. ……..……… là bạn của bà con nông dân. a. Tìm những câu tả hình dáng của chim chích bông.

b. Tìm những câu tả hoạt động của chích bông. c. Viết 2,3 câu về một loài chim em thích.

Để giúp học sinh hiểu và trả lời đúng từng câu hỏi mà bài yêu cầu, việc đầu tiên tôi yêu cầu học sinh phải đọc đúng từng từ, từng câu của bài đọc, đọc phải biết ngắt, nghỉ đúng dấu câu để tìm ra các ý trả lời chính xác nhất. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh cách đọc hay bài văn, hướng dẫn cách nhấn giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm, tìm hiểu giọng đọc để từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp trong bài văn, giúp các em có thể bắt chước tác giả về cách dùng từ, cách viết câu, vận dụng nó để viết đoạn văn của riêng mình. Việc làm này chứng tỏ: qua tiết Tập làm văn không những ta dạy cho học sinh cách cảm nhận cái hay cái đẹp của văn thơ, bồi dưỡng khả năng viết văn cho các em mà ta còn có thể kết hợp hình thành và rèn rũa kĩ năng đọc đúng, đọc hay, giúp các em ngày càng được nâng cao chất lượng đọc nói riêng, chất lượng học môn Tiếng việt nói chung.

9. Rèn đọc qua sách báo, truyện và qua tổ chức câu lạc bộ: Mục đích :

Sách báo, truyện có một vai trò vô cùng to lớn. Nó là món ăn tinh thần cho mọi người, nó có hiệu quả tốt trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

Cách tiến hành :

Nhận thấy tầm quan trọng đó, tôi đã phát động phong trào rèn thói quen đọc thông qua đọc sách báo, truyện. Tôi khuyến khích các em đặt mua báo thiếu niên, nhi đồng để đọc hoặc đọc sách báo, truyện trong thư viện nhà trường… Nắm bắt được tâm lí của các em là thích đọc truyện tranh, truyện thiếu nhi, tôi đã kết hợp với hội phụ huynh học sinh của lớp xây dựng một tủ sách nhỏ trong lớp. Tôi trang bị cho tủ sách nhiều những cuốn truyện thiếu nhi có tranh ảnh đẹp và cho học sinh sưu tầm thêm sách báo, các bài văn, bài thơ hay viết về thiếu nhi hoặc các bài văn hay của chính các bạn trong lớp viết. Tôi tổ chức cho các em đọc vào tiết đọc truyện, vào những giờ ra chơi hoặc giờ nghỉ…

Để theo dõi việc đọc sách báo, truyện của các em, tôi giao cho nhóm trưởng quản lí các bạn trong nhóm đọc của mình. Mỗi em nhóm trưởng có sổ theo dõi số lần đọc của các bạn trong tổ và hàng ngày đôn đốc nhắc nhở các bạn tham gia đọc. Cuối tuần tôi cho các em sơ kết báo cáo kết quả đọc của các bạn trong từng tổ và có phần thưởng xứng đáng cho các bạn chăm chỉ đọc sách báo, truyện. Công việc này, lúc đầu các em còn để phải đôn đốc nhắc nhở, nhưng chỉ ít lâu sau được động viên, khen thưởng kịp thời cùng với trí tò mò, ham hiểu biết, các em đã dần dần có thói quen thích đọc và hàng ngày các em rất ham đọc sách báo, truyện. Qua đó chất lượng đọc của lớp tôi được tăng lên trông thấy.

Bên cạnh việc mở tủ sách ở lớp, tôi còn tổ chức các câu lạc bộ để phục vụ cho việc rèn đọc của học sinh. Cụ thể như câu lạc bộ “Em yêu Tiếng Việt”, mỗi tháng một lần, tại lớp vào các tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong giờ sinh hoạt đó tôi cho các em kê bàn ghế thành hình chữ U, giữa lớp đặt một cây hoa. Trên cây có những bông hoa. Trong mỗi bông hoa được ghi một câu hỏi. Các câu hỏi có nội dung phong phú đa dạng được rút ra từ các bài đọc, ví dụ như:

- Con hãy đọc một bài thơ đã học mà con thích nhất.

- Trong bài “Bé nhìn biển” con thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? - Con hãy nêu cách đọc bài “Quả tim Khỉ”?

- Hãy nêu cách ngắt nhịp đoạn thơ sau và thể hiện cách đọc bằng giọng đọc của mình.

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. ……….

Tiến hành sinh hoạt: Tôi cho cả lớp hát một bài hát, vừa hát vừa chuyền tay nhau một cái kẹo hoặc một bông hoa. Khi bài hát kết thúc, cái kẹo (bông hoa) chuyển đến tay ai thì người đó được lên hái một bông hoa và trả lời câu hỏi ghi trong bông hoa. Trong quá trình trả lời, nếu em nào vướng mắc, tôi có thể gợi ý giúp em đó có thể trả lời được, cuối cùng lấy ý kiến nhận xét của các bạn khác để đánh giá kết quả. Để buổi sinh hoạt thêm sôi nổi, vui tươi thì sau khi mỗi em trả lời xong đều được cả lớp động viên khuyến khích bằng những tràng pháo tay ròn rã. Những buổi sinh hoạt như thế này, tôi nhận thấy các em tham gia rất hào hứng sôi nổi và thích thú. Hoạt động này đã đem lại không ít những điều bổ ích, lí thú trong việc khắc sâu kiến thức, vốn hiểu biết của các em, làm cho các em trở nên mạnh dạn, tự tin khi nói trước đám đông, hoạt bát nhanh nhẹn hơn và rèn kĩ năng đọc thành thạo, diễn cảm hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp thực hiện việc rèn đọc cho học sinh lớp 2 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)