6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1.3 Thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào
vào thành phố Hà Nội
Thời gian qua, tình hình thu hút FDI của EU vào thành phố Hà Nội được thể hiện ở những nội dung sau:
- Về quy mô đầu tư: Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế
đến năm 2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 4 vào Hà Nội. Hiện nay, có 579 dự án (tăng 35 dự án so với năm 2018) từ 27/28 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,3tỷ USD (tăng 0,78 tỷ USD) chiếm 7,70% số dự án của toàn thành phố và chiếm 7,03% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn thành phố Hà Nội.
- Về các nhà đầu tư (NĐT): Hà Lan đứng đầu với 313 dự án và 2,3 tỷ USD, chiếm
39,43% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Vương quốc Anh đứng thứ 2, 123 với dự án và 1,15 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,58% tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ 3, với 89 dự án và 0,68 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,13% tổng vốn đầu tư. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Hà Nội như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức)
- Về hình thức đầu tư: Phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Hà Nội là 100% vốn
nước ngồi. Hình thức liên doanh BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này dẫn tới tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động, lan tỏa từ các doanh nghiệp (DN) FDI còn nhiều hạn chế.
- Về lĩnh vực đầu tư: Các NĐT EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan
trọng của thành phố Hà Nội, các dự án đầu tư của EU có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao cơng nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. EU đã đầu tư vào 18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí, bất động sản, thơng tin và truyền thông…