6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2 Các giải pháp nhằm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp
3.2.5 Đổi mới và đẩy mạnh chính sách quản lý trong công tác xúc tiến đầu tư từ
này sẽ giúp công tác quản lý chủ động hơn trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư và đạt được những kế hoạch đặt ra trong cả ngắn hạn và trung hạn, bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho việc sáng tạo linh hoạt các công cụ quản lý nhà nước trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các cơ quan liên ngành cần giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận: tiến độ, vốn thực hiện... kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ lao động, việc sử dụng lao động theo đúng quy định của Luật Lao động về độ tuổi, bảo vệ môi trường... tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra về công nghệ, máy móc thiết bị của các dự án đầu tư nước ngoài. Kiên quyết xử lý vi phạm của doanh nghiệp, dự án có vi phạm, đặc biệt là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chuyển từ hình thức thanh kiểm tra của từng cơ quan, đơn vị sang thành kiểm tra liên ngành; từ kiểm tra trực tiếp sang giám sát thông qua thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; gắn với mục đích hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật.Các hoạt động thanh tranh, kiểm tra cũng cần được thực hiện có tần suất đều đặn hơn cùng với đó là tránh tình trạng kiểm tra không chi tiết, không kĩ lưỡng để xảy ra những sai sót, kéo theo đó là các dự án FDI sẽ hoạt động không hiệu quả, lãng phí vốn, nguồn nhân lực và vấn đề bảo vệ môi trường.
3.2.5 Đổi mới và đẩy mạnh chính sách quản lý trong công tác xúc tiến đầu tư từEU EU
Đối với những nhà đầu tư EU thì việc quy hoạch rõ ràng, môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và có nhiều ưu đãi là những yêu cầu và tiêu chuẩn khá cao. Do vậy công tác đẩy mạnh thu hút cũng cần đặt lên hàng đầu trong công tác QLNN của thành phố Hà Nội đối với vốn FDI nói chung.
Thành phố cần tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, chú trọng các đối tác chiến lược đến từ EU. Các hội thảo, chuyên ngành, gặp mặt, đẩy mạnh quan hệ song phương, đa phương của bộ phận kinh tế đối ngoại thành phố với các nước
trong khu vực EU. Theo Kế hoạch 135/UBND thì thành phố cũng đã xác định rõ chiến lược cho các đơn vị, bộ máy xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp. Tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư mới, đồng thời thực hiện xúc tiến đầu tư “tại chỗ” thông qua việc giới thiệu các hoạt động thành công và ổn định của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại thành phố Hà Nội đến với các nhà đầu tư khác.
Chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có mục tiêu, chuyển từ chính sách “mở cửa” sang “gõ đúng cửa”. Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các ấn phẩm, tài liệu, danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI. Tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức và vai trò của đơn vị đầu mối thực hiện công tác xúc tiến đầu tư; tăng chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ thu hút đầu tư cũng được tỉnh chú trọng ban hành và tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm động viên kịp thời và gây ấn tượng cho nhà đầu tư EU.
Thu hút, xúc tiến đầu tư có chọn lọc: quán triệt chủ trương cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh. Trước hết, tỉnh thu hút các dự án trong và ngoài nước theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, trong đó ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có suất đầu tư lớn, giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu
Công tác vận động xúc tiến đầu tư FDI từ EU cũng cần được đổi mới đa dạng hơn khi mà trong nước và khu vực nước ngoài đều có sự cạnh tranh lớn. Nâng cao chất lượng thông tin điện tử đổi mới nhiều phương pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư EU. Đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết và đi vào có hiệu lực với EU hiệp định EVFTA thì các ban ngành trong xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ đàm phán dựa trên những cơ hội và làn sóng FDI từ EU đổ vào Việt Nam. Trong những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI từ EU đổ vào Việt Nam được coi là dòng vốn FDI thế hệ mới với những tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn và chọn lọc hơn, vì thế những cạnh tranh có thể xảy ra giữa các địa phương trong nước và giữa Việt Nam với các nước khác là điều hiển nhiên, trên vị thế được lựa thì công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội cần chuyên nghiệp hơn, nghiên cứu chi tiết hơn những yêu cầu của nhà đầu tư EU để chủ động triển khai công tác xúc tiến.