Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 64)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Các giải pháp nhằm quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp

3.2.4 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp

với khía cạnh luật pháp thì về mặt chung thành phố vẫn phải tuân theo những văn bản, nghị định đã được đưa ra và linh hoạt thực hiện để giảm thiểu tình trạng chồng chéo giữa nhiều văn bản pháp luật với nhau.

3.2.4 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU nước ngoài từ EU

Cần hoàn thiện cơ chế giám sát đánh giá đầu tư, nâng cao tính minh bạch chính xác của các báo cáo giám sát đánh giá trong quá trình thực hiện. Khơng ngừng hồn thiện bộ máy QLNN đối với các doanh nghiệp FDI từ EU đảm bảo phân công, phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền đối với các ban ngành thành phố tới cac đơn vị đầu tư.

Từng bước hồn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát các hoạt động doanh nghiệp FDI từ EU sau khi được cấp phép đầu tư cũng như tập trung tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI có hiệu quả. QLNN cũng cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến hiệu quả hơn

Trong ban ngành QLNN, thì các ban ngành được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội phân công trong công tác dự báo về xu hướng phát triển và xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư EU cũng cần được chú trọng và khuyến khích. Việc thực hiện chức năng dự báo này sẽ giúp công tác quản lý chủ động hơn trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư và đạt được những kế hoạch đặt ra trong cả ngắn hạn và trung hạn, bên cạnh đó cịn tạo điều kiện cho việc sáng tạo linh hoạt các công cụ quản lý nhà nước trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các cơ quan liên ngành cần giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận: tiến độ, vốn thực hiện... kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo hộ lao động, việc sử dụng lao động theo đúng quy định của Luật Lao động về độ tuổi, bảo vệ môi trường... tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra về cơng nghệ, máy móc thiết bị của các dự án đầu tư nước ngoài. Kiên quyết xử lý vi phạm của doanh nghiệp, dự án có vi phạm, đặc biệt là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chuyển từ hình thức thanh kiểm tra của từng cơ quan, đơn vị sang thành kiểm tra liên ngành; từ kiểm tra trực tiếp sang giám sát thông qua thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; gắn với mục đích hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật.Các hoạt động thanh tranh, kiểm tra cũng cần được thực hiện có tần suất đều đặn hơn cùng với đó là tránh tình trạng kiểm tra khơng chi tiết, khơng kĩ lưỡng để xảy ra những sai sót, kéo theo đó là các dự án FDI sẽ hoạt động khơng hiệu quả, lãng phí vốn, nguồn nhân lực và vấn đề bảo vệ mơi trường.

3.2.5 Đổi mới và đẩy mạnh chính sách quản lý trong cơng tác xúc tiến đầu tư từ EU

Đối với những nhà đầu tư EU thì việc quy hoạch rõ ràng, mơi trường đầu tư ổn định, minh bạch và có nhiều ưu đãi là những yêu cầu và tiêu chuẩn khá cao. Do vậy công tác đẩy mạnh thu hút cũng cần đặt lên hàng đầu trong công tác QLNN của thành phố Hà Nội đối với vốn FDI nói chung.

Thành phố cần tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, chú trọng các đối tác chiến lược đến từ EU. Các hội thảo, chuyên ngành, gặp mặt, đẩy mạnh quan hệ song phương, đa phương của bộ phận kinh tế đối ngoại thành phố với các nước

trong khu vực EU. Theo Kế hoạch 135/UBND thì thành phố cũng đã xác định rõ chiến lược cho các đơn vị, bộ máy xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp. Tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư mới, đồng thời thực hiện xúc tiến đầu tư “tại chỗ” thông qua việc giới thiệu các hoạt động thành công và ổn định của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại thành phố Hà Nội đến với các nhà đầu tư khác.

Chủ động thu hút đầu tư nước ngồi có mục tiêu, chuyển từ chính sách “mở cửa” sang “gõ đúng cửa”. Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các ấn phẩm, tài liệu, danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI. Tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cơng chức và vai trị của đơn vị đầu mối thực hiện công tác xúc tiến đầu tư; tăng chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.

Chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ thu hút đầu tư cũng được tỉnh chú trọng ban hành và tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm động viên kịp thời và gây ấn tượng cho nhà đầu tư EU.

Thu hút, xúc tiến đầu tư có chọn lọc: qn triệt chủ trương cải cách mơi trường đầu tư, kinh doanh. Trước hết, tỉnh thu hút các dự án trong và ngồi nước theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ mơi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu, trong đó ưu tiên các dự án sử dụng cơng nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch thân thiện với mơi trường, quản trị hiện đại, có suất đầu tư lớn, giá trị gia tăng cao, tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng tồn cầu

Cơng tác vận động xúc tiến đầu tư FDI từ EU cũng cần được đổi mới đa dạng hơn khi mà trong nước và khu vực nước ngồi đều có sự cạnh tranh lớn. Nâng cao chất lượng thơng tin điện tử đổi mới nhiều phương pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư EU. Đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết và đi vào có hiệu lực với EU hiệp định EVFTA thì các ban ngành trong xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ đàm phán dựa trên những cơ hội và làn sóng FDI từ EU đổ vào Việt Nam. Trong những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI từ EU đổ vào Việt Nam được coi là dòng vốn FDI thế hệ mới với những tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn và chọn lọc hơn, vì thế những cạnh tranh có thể xảy ra giữa các địa phương trong nước và giữa Việt Nam với các nước khác là điều hiển nhiên, trên vị thế được lựa thì cơng tác xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội cần chuyên nghiệp hơn, nghiên cứu chi tiết hơn những yêu cầu của nhà đầu tư EU để chủ động triển khai công tác xúc tiến.

3.2.6 Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cán bộ quản lý nhà nước trong hoạt động thu hút FDI là vơ cùng quan trọng, vì thế cơng tác nâng cao năng lực cán bộ quản lý luôn luôn cần được chú trọng:

Tăng cường công tác đào tạo và đạo tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về kiến thức pháp luật, quy trình thu hút, sử dụng vốn FDI. Đặc biệt với các dự án FDI từ EU thì việc phổ cập ngoại ngữ và các kiến thức quản lý dự án theo chuẩn mực quốc tế là điều cũng vô cùng cần thiết và cấp bách, bên cạnh đó cũng đẩy mạnh trình độ chun mơn cho ban quản lý dự án và giảm tình trạng cán bộ đảm nhiệm nhiều vị trí gây chồng chéo. Song song với việc đào tạo kiến thức cơ bản cần tạo điều kiện cho cán bộ quản lý nghiên cứu về kinh tế thị trường thực tế và kiến thức liên quan đến đầu tư. Cần xây dựng các cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để cán bộ các ban ngành từ quản lý đến xúc tiến đầu tư có cơ hội học tập, tham quan khảo sát chuyên sâu từ các địa phương cũng như các nước khác để phục vụ vào thực tế thu hút FDI từ EU vào thành phố cũng như nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tự tin chủ động hơn trong việc xử lý, giải quyết những vấn đề, vướng mắc xảy ra trong quá trình quản lý các dự án FDI.

Và đối với các dự án FDI thì cơng tác đẩy mạnh phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cũng vô cùng cần thiết. Các cán bộ QLNN cần phải tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc, nâng cao tính tự giác trong cơng việc để q trình xử lý các nghiệp vụ mới được triển khai hiệu quả hơn, cũng như khắc phục được tư tưởng ỷ lại, tham những tạo ra chuyển biến tích cực trong tồn bộ máy quản lý. Các hoạt động khen thưởng, trao giải hàng năm cho những cán bộ xuất sắc trong quản lý và sáng tạo, đưa ra ý tưởng cho cấp trên về công tác quản lý với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như là kỷ luật rõ ràng với những trường hợp ỷ lại với vị trí của mình, lợi dụng chức vụ quyền lợi để thực hiện tham nhũng cần được thực hiện hàng năm để xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và từ EU vào thành phố Hà Nội bền vững, tiên tiến.

Đối với lớp cán bộ trẻ quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành phố cũng cần phải chú ý nâng cao trình độ giáo dục, chun mơn ngoại ngữ của thế hệ trẻ thành phố để tạo dựng lớp quản lý những năm tiếp theo một cách bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh ngân sách thành phố cho các bộ trẻ hiện tại tham gia những lớp kĩ năng, đi học tập công tác tại các địa

phương cũng như các nước khác để nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý nhà nước cho thành phố Hà Nội

3.3 Một số kiến nghị về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầutư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội. tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội.

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, Bộ Kế hoạch- Đầu tư.

a. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ: tạo điều kiện cho thủ đơ tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngồi, đầu tư chi phí hạ tầng, vốn, chính sách hỗ trợ, tăng cường hỗ trợ các dự án về truyền thông giới thiệu tới các nước đầu tư tiềm năng, mở rộng thị trường với các chương trình quảng bá. Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất trên trang website trên các trang internet để quảng bá, giới thiệu đến anh em, bạn bè quốc tế về các ưu đãi khi đầu tư tại thành phố Hà Nội. Đồng thời tổ chức giới thiệu, tuyên truyền quảng bá thơng qua các sự kiện văn hóa, thể thao các phương tiện thơng tin đại chúng trong và ngoài nước.

Sau đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn, khơng chỉ vậy hoạt động thu hút cũng như đón đầu làn sóng đầu tư FDI từ EU từ hiệp định EVFTA cũng bị ảnh hưởng và hạn chế, vì thế các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, giải quyết khó khăn của nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta đều nhìn thấy những cơ hội khá lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU ngay khi hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực nhưng hầu như doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội chưa thực sự quan tâm đầy đủ cũng như hiểu rõ về hiệp định cũng như cơ hội của nó. Vì thế trong thời gian, Nhà nước có thể cung cấp những thơng tin, giải thích những vướng mắc cho các doanh nghiệp, cũng như định hướng những công tác xúc tiến đầu tư FDI cần thiết và kịp thời.

b. Kiến nghị với Chính phủ

Các nghị định, quyết định được thơng qua bởi Chính Phủ hi vọng sẽ có nhiều những thuận lợi, ưu đãi cho cả phía từ doanh nghiệp trong nước cũng như đối với các nhà đầu tư. Các nghị định về kế hoạch đầu tư, chiến lược quy hoạch, ưu đãi các ngành ưu tiên chọn lọc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cho từng địa phương nói chung cũng như cho thành phố Hà Nội.

Chính phủ nên cho doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài thấy rõ các kế hoạch chống dịch, biện pháp từng giai đoạn. Bởi việc nhìn được kế hoạch chống dịch của Chính phủ sẽ hỗ trợ rất tốt về kế hoạch của doanh nghiệp. Hiện các chuỗi sản xuất đứt gãy đang ở trên bình diện thế giới, khu vực và rõ nhất đối với các nền sản xuất mở cửa. Vì vậy, lộ trình kế hoạch cần được đưa ra để cộng đồng hiểu được việc họ quay trở lại với sản xuất bình thường. Chính phủ ln phải chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh.

Đồng thời cho phép các doanh nghiệp được mở lại sản xuất - kinh doanh theo cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn do Bộ Y tế phê duyệt. Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là các quy định phòng, chống dịch phải bảo đảm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một kiểu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư EU hoạt động trong thời gian dịch Covid 19 đang diễn ra khá phức tạp

c. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch-Đầu tư

Là cơ quan mũi nhọn trong hoạt động quản lý và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ cần theo sát, chủ động thanh tra, kiểm tra công tác QLNN của thành phố Hà Nội trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi từ EU. Bên cạnh đó, các chương trình, đề xuất, dự kiến mà Đảng ủy Thành phố gửi lên Bộ cũng mong được Bộ có thể phê duyệt, định hướng các hoạt động giải quyết. Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý, thành phố Hà Nội cũng mong muốn có những tham mưu kịp thời, chỉ đạo thực hiện kịp thời cho ban cán bộ quản lý của thành phố Hà Nội.

3.3.2 Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội

Qua nghiên cứu dưới góc độ quản lý, tác giả mạnh dạn đề nghị thành phố Hà Nội trong thời gian tới:

Tập trung phát triển các dự án FDI hiện tại và đặc biệt là dự án FDI từ EU để đẩy mạnh cho phát triển kinh tế-xã hội của toàn thành phố, kéo theo đó thì cũng tạo động lực cho sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Tiếp tục xây dựng và cải thiện để tạo dựng một hình ảnh đơ thi phát triển, xanh-sạch-đẹp, văn minh-ổn định để thành phố có thể trở thành tâm điểm trong thu hút giữa làn sóng FDI từ EU vào Việt Nam.

Thực hiện tiến hành xây dựng các cơ chế, chính sách tạo khung pháp lý cao nhất, tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền chú trọng trong việc quản lý các hoạt động thu hút FDI từ EU cũng như quản lý các dự án FDI một cách hiệu quả hơn. Thành phố cũng

đẩy mạnh đưa ra những chiến lược cụ thể cho các bộ ban ngành trong công tác quản lý theo tầm nhìn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn.

Thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện những biện pháp trong việc phát triển hệ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w