6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
2.2.1 Hoạch định, ban hành kế hoạch, xây dựng bộ máy quản lý, pháp luật và cơ
cơ chế chính sách liên quan đến QLNN đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU
Hoạt động hoạch định, định hướng của Hà nội trong hoạt động thu hút FDI từ EU trước hết được xác định và liệt kê bằng những chiến lược cho cả ngắn hạn và dài hạn cho từng bộ ban ngành có liên quan, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ xúc tiến và thu hút theo từng tháng, quý và năm. Trên cơ sở các Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 15-12-
2000, của Bộ Chính trị, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời
kỳ 2001 - 2010, Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 6-1-2012, của Bộ Chính trị, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, các chỉ thị và các dịp lãnh đạo Đảng và Nhà nước làm việc trực tiếp với lãnh đạo thành phố, thành phố Hà Nội đã đề ra phương châm đối ngoại và phương châm trong công tác QLNN với hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội ln chủ động tham mưu cho lãnh đạo thành phố Hà Nội ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản theo thẩm quyền để thi hành các thể chế do Trung ương ban hành và cụ thể hóa việc thực hiện vào điều kiện cụ thể của thành phố, nhằm khơng ngừng hồn thiện hành lang pháp lý cho công tác đối ngoạũng như là quản lý các dự án FDI của thành phố. Đơn cử như, việc xây dựng Quy chế quản lý nhà nước về
thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hà Nội, được ban hành theo Quyết định số
04/2013/QĐ-UBND, ngày 21-1-2013; phối hợp với Thành ủy Hà Nội xây dựng Quy chế
quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, được ban hành theo Quyết định số 1402-
QĐ/TU, ngày 23-1-2013, của Thành ủy Hà Nội; tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Chiến lược phát triển công tác đối ngoại của Thủ đô đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nhằm xây dựng
và triển khai kế hoạch cơng tác ngành có liên quan đến hoạt động đối ngoại, nhất là các hoạt động quản lý dự án đầu tư, xúc tiến đầu tư vào những ngành kinh tế chọn lọc, hướng tới đón đầu là sóng đầu tư chất lượng cao từ các nước như EU,…
Ngày 27/6/2018, TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển”. Tại sự kiện này, Thành phố sẽ cung cấp thông tin về kết quả thu hút đầu tư và
phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 đến nay; định hướng, trọng tâm thu hút đầu tư, giải pháp trong năm 2020 và thời gian tới vào các nhà đầu tư quan trọng trong đó có EU Dự kiến, hơn 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tham dự Hội nghị. Nhân dịp này, Thành phố sẽ trao giấy phép cho hàng chục doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn dự kiến hơn 1 tỉ USD trong các lĩnh vực như công nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị mới, hệ thống xử lý nước thải
Theo nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NĐ-CP của Chính phủ, thành phố tập trung hoạch định thu hút FDI từ tất cả nhà đầu tư nhưng chú trọng vào những nhà đầu tư chất lượng như EU, Mỹ, New Zealand…Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã xác định thắt chặt quan hệ hơn với 27/28 quốc gia châu Âu trong tăng cường xúc tiến đầu tư và đặc biệt là một số nước như Hà Lan, Bỉ, Đức là những nước top đầu trong khư vực EU có nguồn vốn đổ vào thành phố Hà Nội.
Việc hỗ trợ nhà đầu tư EU nhận được ưu đãi và tiếp cận đất đai cũng sẽ được chú trọng thơng qua rà sốt, xây dựng Danh mục Dự án đủ điều kiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, làm cơ sở công bố và thực hiện (đặc biệt là quỹ đất tại 5 khu đô thị vệ tinh đã được quy hoạch). Thành phố sẽ tiến hành rà sốt quỹ đất sản xuất cơng nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt; thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt làm cơ sở xây dựng Danh mục Dự án kêu gọi nhà đầu tư. Thống kê, đến nay, Hà Nội có 17 khu cơng nghiệp được phê duyệt (5 khu chuẩn bị xây dựng hạ tầng); 107 cụm công nghiệp (24 cụm chuẩn bị đầu tư xây dựng).
Trên cơ sở hiểu rõ ưu thế và đặc điểm của vốn FDI ,thành phố định hướng thu hút FDI chọn lọc các dự án chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao từ các tập đồn quy mơ lớn, xun quốc gia; khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thơng tin, phát triển nơng nghiệp, thực phẩm sạch an tồn; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tài chính, ngân hàng… nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực đầu
tư,phát triển kinh tế - xã hội Thủ đơ theo mơ hình tăng trưởng bền vững.
Một số lĩnh vực, dự án hạ tầng lớn mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài từ EU: - Đầu tư xây dựng và phát triển các khu đô thị vệ tinh.
- Các tuyến Metro: Tư vấn thiết kế; cung cấp thiết bị máy đào ngầm; cung cấp đầu máy, toa xe, thiết bị liên quan.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khoa học công nghệ cao - Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Dựa trên những thống kê của Bộ Kế hoạch-Đầu tư tới năm 20201 với những ngành mà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo các lĩnh vực được thu thập mà công tác QLNN trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ EU vào Hà Nội cũng định hướng được những chính sách, kế hoạch theo đó.
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Với những con số đạt được trong công nghệ chế biến, chế tạo công nghệ cao, cùng lĩnh vực bất động sản, Đảng ủy Thành phố Hà Nội cũng đã đưa ra kế hoạch, hoạch định tập trung trong thu hút vốn FDI từ những lĩnh vực ưu thế trên với việc khai thác tối ưu khả năng chuyển hóa cơng nghệ từ EU tại các dự án FDI.