6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3 Thành công và hạn chế
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác QLNN đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngồi cịn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, cơng tác quản lý nhà nước cịn thiếu tính hệ thống và đồng bộ trong giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô dài hạn.Hê thống pháp luật về FDI trong đang trong quá trình
hồn thiện nên cịn thiếu tính thống nhất một số quy định chồng chéo nhau ,có quy định thiếu tính chính xác chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và thơng lệ quốc tế gây khó khăn cho cả nhà quản lý và nhà đầu tư EU trong việc tìm hiểu áp dụng thi hành đồng thời gây ra tình trạng cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng tùy tiện từ đó gây ra tình trạng tham nhũng , thiêu hiệu quả đối với các dự án FDI. Mặt khác, có những khâu quản lý ban hành chậm, thập chí cịn chưa kịp ban hành gây ra thiệt hại cho dự án
Thứ hai, công tác xây dựng được chiến lược quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng FDI phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư EU chưa thực sự hiệu quả. Trên thực tế hiện
nay, nguồn vốn FDI từ EU ln được đón nhận bởi hầu hết các địa phương tại nước ta do đó trong nhiều tình huống giữa các địa phương có thể có sự cạnh tranh không lành mạnh.
Thực tế đã cho thấy số lượng dự án đầu tư vào Hà Nội của các nhà đầu tư EU và quy mô nhỏ và vừa với vốn đăng ký vẫn chưa thực sự quá ấn tượng; chưa thu hút được các dự án lớn tạo sự đột phá và có sức lan tỏa tạo ưu thế trong thu hút FDI từ EU cho toàn thành phố. Các chiến lược được đưa chưa thực sự hiệu quả và phù hợp theo xu hướng của FDI và yêu cầu của nhà đầu tư EU. Có nhiều chiến lược được đưa ra và thực hiện chưa nghiêm túc và rõ ràng, không gây ra được mức ảnh hưởng lớn tới cơng tác đổi mới chính sách xúc tiến và thu hút FDI của thành phố Hà Nội đã kế hoạch và hướng tới.
Thứ ba, bộ máy quản lý và môi trường đầu tư tại địa phương còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù thời gian qua công tác QLNN đối với vốn FDI đã có nhiều
chuyển biến tích cực và từng bước tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động quản lý cần được khắc phục, cụ thể:
Việc thành lập Trung tâm Quản lý về FDI ở cấp huyện gặp nhiều khó khăn do xu hướng tinh giảm bộ máy biên chế nên dẫn đến nhiều hạn chế, chồng chéo trong công tac quản lý. Việc Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác sau đầu tư cịn nhiều lúng túng nhất là cơng tác duy tu bảo dưỡng các hạng mục cơng trình hạ tầng kỹ thuật; Quản lý và thu phí các dịch vụ và tiện ích cơng cộng gặp nhiều khó khăn. Hoạt động quản lý các tổ chức, dự án FDI, doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư vẫn cịn bng lỏng, chưa đi vào nề nếp. Mơi trường đầu tư cịn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu của nhà đầu tư EU. Các ưu đãi thu hút được đưa ra cho nhà đầu tư nước ngoài cần phải được thể hiện rõ hơn
Thứ tư, năng lực cán bộ quản lý trong các dự án FDI còn kém, chưa đồng bộ.
Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực FDI cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi từ EU khơng theo kịp tiêu chuẩn của nhà đầu tư, và gây thiệt hại lớn cho thành phố cũng như là đối tác đầu tư EU. Tình trạng cán bộ quản lý thiếu kiến thức chuyên môn cơ bản nhưng vẫn phải kiêm nhiệm một đến hai vị trí gây ra tình trạng kém hiệu quả trong quản lý. Đối với công tác quản lý các dự án FDI từ EU, thì các cán bộ quản lý vẫn cịn thiếu khả năng về trình độ ngoại ngữ, trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn với nhà đầu tư. Xét về chun mơn, thì vẫn còn tồn tại một số trường hợp cán bộ thiếu trình độ chun mơn, khả năng giải quyết các vướng mắc phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả trong công tác quản lý cũng như là hiệu quả của các dự án đầu tư FDI từ EU.
b. Nguyên nhân
Một là, công tác quy hoạch, kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chưa
thực sự hiệu quả. Cơng tác QLNN trong việc hoạch định, quy hoạch, phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa dựa trên thực trạng thu hút FDI của thành phố Hà Nội cũng như là chưa khai thác được những lợi thế so sánh từ kinh tế-xã hội mà thành phố hiện đang có. Các cơng tác quy hoạch chưa có sự phân bổ đồng đều tới tồn thành phố, mà chỉ tập trung các dự án vào trung tâm thành phố hoặc những khu công nghiệp kéo theo gây ra sự chồng chéo cũng chưa là chưa toàn diện trong hoạt động QLNN các dự án đầu tư.
Hai là, công tác cải cách thể chế hành chính của cơ quan quản lý thành phố Hà Nội
còn đang tiến hành chậm chạp hơn với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội. Đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng nhanh và nhạy cảm đòi hỏi thượng tầng kiến trúc phải thích hợp với hạ tầng kiến trúc, cơng tác quản lý của bộ máy hành chính của thành phố chưa thực sự có sự thích ứng kịp thời. Bộ máy quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung và từ EU nói riêng vẫn cịn tình trạng cồng kềnh, chồng chéo dẫn đến cơng tác giải quyết các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà, trong nhiều trường hợp cịn gây khó khăn cho cả doanh nghiệp trong nước cũng như là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi từ EU
Ba là, các chính sách thu hút và uư đãi về đầu tư cho các nhà đầu tư đến từ EU
chưa thực sự hấp dẫn. Ưu đãi hiện tại thành phố Hà Nội áp dụng cho các nhà đầu tư EU đang được áp dụng trên các mặt về thuế, phí, cũng như là ưu đãi trong các dự án yêu cầu sử dụng đất, so với một số địa phương khác trong nước, thành phố vẫn chưa thực sự có những ưu đãi về đầu tư nổi bật để thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của những nhà đầu tư đến từ EU. Các chính sách cụ thể nhằm thu hút các dự án có tiềm lực tài chính cũng như khoa học-cơng nghệ cao chọn lọc vẫn cịn chưa rõ ràng, chưa có sự đồng nhất giữa các cấp ngành đến các cá nhân trong công tác quản lý và điều hành các dự án FDI.
Bốn là, các chương trình, cơng tác xúc tiến đầu tư của Đảng ủy thành phố Hà Nội
cịn nặng tính hình thức, nhiều chương trình, hội thảo trong xúc tiến được đưa ra hàng năm theo kế hoạch nhưng hoạt động xúc tiến, quảng bá, đẩy mạnh hợp tác hóa hơn với các nước châu Âu cịn đang hoạt động ở mức độ khiêm tốn
Năm là, ngân sách của thành phố còn hạn chế trong việc đẩy mạnh cơ sở hạ tầng kĩ
thuật, xây dựng hình ảnh đơ thị xanh sạch, văn minh. Nguồn phân bổ ngân sách cũng chưa được đồng đều giữa các huyện, quận trong thành phố gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý cũng như đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU trên toàn thành phố.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TỪ EU VÀO THÀNH PHỐ HÀ NỘI