Thụ tinh nhân tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois (Trang 29)

2.7.3.1. Xác định thời điểm phối giống thích hợp

Thời điểm phối giống thích hợp sẽ năm trong giai đoạn động dục, cụ thể là thời gian mê đực, sự xuất noãn sẽ sảy ra sau 48 giờ kể từ thời điểm bước qua giai đoạn động dục. Trên chó để xác định thoòi điểm phối giống thương dựa vào các phương pháp:

- Phương pháp lâm sàng : Dựa vào biểu hiện như dịch tiết ở âm hộ lợt màu, dẻo trong, âm hộ mễm nhẵn da, có biểu hiện mê đực, đứng im cho chó đực chồ nhảy và chấp nhận phối giống.

- Phương pháp phi lâm sàng:

+ Dựa vào sự biến đổi của tế bào biểu mô ở âm đạo: Theo Olson (1982), trong giai đoạn động dục thì trên tiêu bản vết phết dịch âm đạo có đến 90% tế bào bề mặt, 5% tế bào gốc, có nhiều vi khuẩn hiện diện tấn công vào tế bào bề mặt.

+Dựa vào máy xác định thời điểm rụng trứng Dramisnski: nguyên tắc hoạt động của máy là đo hàm lượng estrogen trong dịch tiết âm hộ chó cái trong giai đoạn trước động dục và động dục.

2.7.3.2. Thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh đông lạnh

Thụ tinh nhân tạo chó bằng tinh đông lạnh trên đá nitơ khô đã thu được kết quả cách đây ba mươi năm Seager (1977). Tuy nhiên tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với tinh nguyên (Linde and Forsberg, 1991). Silva (1996), cho rằng: thụ tinh

nhân tạo chó bằng tinh nguyên hoặc tinh đông lạnh, chó cái được thụ tinh kép vào ngày thứ 3 và ngày thứ 5 sau khi xác định được đỉnh của LH. Tổng thể tích tinh dịch để phối giống đối với thụ tinh âm đạo là 5ml, đối với thụ tinh dạ con là 2ml. Chó cái được thụ tinh bằng tinh đông lạnh đạt tỷ lệ thụ thai là 60%, chó được thụ tinh với tinh tươi đạt tỷ lệ thụ thai là 100%. Fontbonne (1993), đã so sánh hai phương pháp thụ tinh âm đạo và thụ tinh dạ con cho chó bằng tinh đông lạnh, kết quả cho thấy thụ tinh dạ con cho tỷ lệ thụ tinh (75,3%) cao hơn có ý nghĩa so với thụ tinh âm đạo (52,6%) (Đỗ Văn Thu, 2010). Linde and Forsberg (1993), thụ tinh cho chó bằng tinh tươi và thụ tinh âm đạo, thụ tinh bằng tinh đông lạnh và thụ tinh dạ con. Tỷ lệ thụ thai đối với tinh nguyên và tinh đông lạnh tương ứng là 54,7% và 39%. Nếu xác định được chính xác chu kỳ động dục, các tỷ lệ này là 62,3% và 51,1%. Tỷ lệ thụ thai ở chó cho phối tự nhiên cao hơn thực sự (88,6%) so với thụ tinh nhân tạo bằng tinh tươi. Tỷ lệ thụ thai và số con trong một lứa tăng lên khi phối giống kép so với phối đơn. Farstad (1989), đã tiến hành thụ tinh nhân tạo chó với tinh đông lạnh, hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh đạt 60%, thụ tinh đơn và thụ tinh kép với khoảng cách hai lần là 01 - 02 ngày, kết quả thu được cho thấy: tỷ lệ thụ thai khi được thụ tinh đơn thấp hơn so với thụ tinh kép (64% so với 69%). Việc xác định đúng thời điểm thụ tinh là cần thiết cho thụ thai khi thụ tinh với tinh đông lạnh. Tsutsui (2000), nghiên cứu thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh đông lạnh. Tinh dịch được đông lạnh trong môi trường có chứa 7% glycerol và 0,7% Orvus ES Paste (OEP). Thụ tinh nhân tạo trong dạ con có tỷ lệ thụ thai cao (90%), số con trung bình/lứa: 3,6. Chó cái được thụ tinh sử dụng tinh đông lạnh mà trong môi trường không được bổ sung OEP đều không thụ thai. Khi thụ tinh âm đạo với các nồng độ khác nhau thấy rằng nồng độ tinh trùng 20.106 có thể đạt được sự thụ thai. Nhưng tốt nhất là thụ tinh trong dạ con bằng tinh đông lạnh mà trong môi trường có bổ sung OEP. Linde and Forsberg (1999), đã tiến hành thụ tinh nhân tạo trong tử cung trên 167 chó và thụ tinh âm đạo trên 141 chó. Tỷ lệ đẻ sau khi thụ tinh nhân tạo trong tử cung đạt 84,4% cao hơn hẳn so với thụ tinh âm đạo (58,9%). Số con/lứa cũng có sự khác nhau thực sự, đạt 5,4 - 3,0 con /lứa khi thụ tinh tử cung và đạt 4,0 - 2,7 con/ lứa khi thụ tinh âm đạo. Thomassen (2001), đã thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho chó bằng tinh đông lạnh trên 312 con, thuộc 70 giống khác nhau (183 liều tinh nhập ngoại và 129 liều tinh sản xuất trong nước) thu được tỷ lệ đẻ 70%, số con trung bình một lứa là 5,3 con. Thụ tinh trong cổ tử cung kết quả tỷ lệ đẻ (71%) cao hơn thụ tinh trong âm đạo (29%). Thời điểm thụ tinh chính xác sẽ cho tỷ lệ đẻ và số con trong

một lứa cao hơn. Thụ tinh kép cho tỷ lệ đẻ và số con trong một lứa cao hơn thụ tinh đơn. Tinh đông lạnh có hoạt lực tinh trùng thấp hơn 50% hoặc tỷ lệ kỳ hình lớn hơn 20% cho tỷ lệ thụ tinh thấp. Tinh đông lạnh có hoạt lực tinh trùng lớn hơn 50% và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn 20% thu được tỷ lệ mang thai cao hơn. Pinto (1999), đã tiến hành thụ tinh nhân tạo chó bằng tinh bảo quản lạnh (bảo quản ở 50C), kết quả đạt được 95% chó cái thụ tinh; số con trung bình một lứa là 7,1, kết quả này không khác nhau so với thụ tinh nhân tạo bằng tinh nguyên.

2.8. TÌNH HÌNH PHÁT TRİỂN VÀ SỬ DỤNG CHÓ MALİNOİS TẠİ VİỆT NAM

Chó Malinois mới được nhập khẩu, nuôi dưỡng và huấn luyện ở nước ta khoảng 4 năm gần đây. Sau một thời gian, chó Malinois được đánh giá là thích hợp cao với điều kiện của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu sử dụng chó Malinois tại các đơn vị an ninh, quốc phòng là tương đối lớn. Tuy nhiên, giá thành nhập khẩu của giống chó này tương đối cao, đồng thời mất nhiều chi phí cho việc nuôi thích nghi sau khi nhập về.

Hiện nay, tại Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ Công an đang nuôi dưỡng một đàn Malinois thuần chủng. Ở ngoài dân, cũng có 1 số lượng lớn chó Malinois được nuôi dưỡng sử dụng cho việc bảo vệ và làm kinh tế. Tuy nhiên, do chưa có một hệ thống nhân giống theo quy hoạch, việc nuôi dưỡng tự phát và phối giống thiếu kiểm soát đã làm mất đi những đặc điểm, khả năng vốn có của giống chó này.

Với vai trò quan trọng của chó Malinois nói riêng và chó nghiệp vụ nói chung, trong thời gian vừa qua, Phòng sinh học tế bào sinh sản, Viện Công nghệ Sinh học đã được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ bảo tồn tinh dịch và thụ tinh nhân tạo chó nghiệp vụ của ngành Công an” và “Ứng dụng công nghệ bảo tồn tinh dịch và thụ tinh nhân tạo chó để nhân giống và bảo tồn một số giống chó nghiệp vụ của ngành Công an” do tiến sĩ Đỗ Văn Thu làm chủ nhiệm. Kết quả của 2 đề tài trên đã bảo tồn được tinh dịch ở dạng pha loãng và đông lạnh, thành công trong thụ tinh nhân tạo chó góp phần phát triển đàn chó có chất lượng cao phục vụ cho công tác an ninh và Quốc phòng.

Tuy nhiên, công nghệ đông lạnh tinh dịch chó hiện nay vẫn được áp dụng chung trên tất cả các giống chó nghiên cứ như: Berger (Đức), Labrado, Cooker, Phú Quốc... Do vậy, việc có được công nghệ đông lạnh tinh dịch dành riêng cho giống chó Malinois việc làm rất cần thiết.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

+ Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ Công an.

+ Phòng sinh học tế bào sinh sản – Viện công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 6/2015 – 6/2016 Từ tháng 6/2015 – 6/2016 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Chó Malinois nuôi tại Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ Công an.

Sử dụng 07 chó Malinois đực và 10 chó Malinois cái. Chó đực trong độ tuổi từ 1,5 – 3 tuổi, khỏe mạnh; chó cái từ 2 - 3 tuổi, đã đẻ 1 – 2 lứa, khỏe mạnh.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh học và tính chất lý hóa học của tinh dịch chó Malinois chó Malinois

- Nghiên cứu một số đặc điểm tinh dịch: lượng tinh dịch, hoạt lực của tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong lần lấy tinh.

- Nghiên cứu tính chất lý - hóa học tinh dịch: áp lực thẩm thấu, năng lực đệm, độ nhớt, tỷ trọng, pH tinh dịch.

3.4.2. Nghiên cứu công nghệ đông lạnh tinh dịch chó Malinois và ứng dụng sản xuất tinh chó đông lạnh bảo tồn ở -196C sản xuất tinh chó đông lạnh bảo tồn ở -196C

3.4.2.1. Nghiên cứu về môi trường

- Nghiên cứu một số tính chất lý - hóa học của môi trường đông lạnh: áp lực thẩm thấu, năng lực đệm, độ nhớt, tỷ trọng, pH môi trường.

- Ảnh hưởng của môi trường đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh

- Nghiên cứu ảnh hưởng của Glycerol và DMSO lên chất lượng tinh đông lạnh.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Glycerol lên chất lượng tinh đông lạnh

- Ảnh hưởng của thời điểm bổ sung phần môi trường có glycerol lên chất lượng tinh đông lạnh.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch và tốc độ đông lạnh giải đông lên chất lượng tinh đông lạnh

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch trước đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh.

- Ảnh hưởng của phương pháp đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh.

- Nghiên cứu tốc độ giải đông (nhiệt độ và thời gian) tinh chó đông lạnh. 3.4.3. Sản xuất tinh chó Malinois đông lạnh

3.4.3.1. Đánh giá chất lượng tinh chó Malinois đông lạnh trong quá trình bảo tồn ở -1960C

- Đánh giá chất lượng tinh chó Malinois đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở - 1960C thông qua các chỉ tiêu: hoạt lực của tinh trùng, sức sống của tinh trùng sau giải đông và ủ ở 37C, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.

3.4.3.2. TTNT cho chó Malinois để thử nghiệm tinh đông lạnh sản xuất được

- Thụ tinh nhân tạo cho chó bằng tinh đông lạnh.

- Đánh giá khả năng sinh sản của chó cái được TTNT. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp lấy tinh

Sau khi xem xét, lựa chọn chó Malinois đực đạt yêu cầu, tiến hành khai thác tinh dịch. Trong quá trình khai thác tinh dịch không cho chó đực giao phối trực tiếp ít nhất là 03 ngày trước thời điểm lấy tinh. Thời gian khai thác tinh vào buổi sáng, tinh dịch được khai thác bằng phương pháp massage trong một không gian yên tĩnh.

Quá trình khai thác tinh gồm các bước sau:

- Kích thích ở phần tự do của quy đầu cho đến khi nó xuất ra chất dịch trong (tinh thanh), đó là pha thứ nhất của quá trình xuất tinh.

- Khi chó đực bắt đầu dập mạnh để chuẩn bị xuất tinh ở pha thứ hai thì thôi không kích thích nữa mà phải bóp chặt, tạo một áp lực mạnh ở tuyến hành dương vật để xuất toàn bộ tinh dịch của pha này.

- Sau khi chó đực xuất hết tinh thì tiếp tục kích thích cho đến khi tinh thanh ra hết, mục đích là giúp rửa sạch lòng dương vật của chó đực.

Chú ý: người khai thác tinh chỉ dùng lọ hứng phần tinh dịch của pha thứ hai của quá trình phóng tinh (vì pha này chứa nhiều tinh trùng) còn những pha khác thì bỏ qua.

3.5.2. Phương pháp nghiên cứu sinh học tinh dịch chó 3.5.2.1. Lượng tinh dịch (V) 3.5.2.1. Lượng tinh dịch (V)

Theo phương pháp của Chemineau (1991), xác định thể tích tinh dịch qua ống hút pipet thuỷ tinh có chia độ hoặc xác định qua phễu hứng tinh đã chia độ, đặt lọ thuỷ tinh trên mặt phẳng nằm ngang và đọc kết quả ở vạch cong dưới của mặt tinh dịch.

3.5.2.2. Hoạt lực tinh trùng (A)

Theo phương pháp của Chemineau (1991), sức hoạt động được tính bằng tỷ lệ % tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi

3.5.2.3. Nồng độ tinh trùng (C)

Theo phương pháp của Chemineau (1991), dùng buồng đếm hồng cầu và bạch cầu (kiểu Neubouer) và ống pha loãng hồng cầu. Pha loãng tinh dịch 100 - 200 lần bằng dung dịch NaCl 3% (hút tinh dịch đến vạch 0,5 - 1,0 rồi hút NaCl 3% đến vạch 101).

3.5.2.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng (V.A.C)

Theo John B.Herrick and Self (1962), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh = lượng tinh dịch (ml) x nồng độ tinh trùng/ml x hoạt lực tinh trùng tiến thẳng (%) (Đỗ Văn Thu, 2010).

3.5.2.5. Tỷ lệ tinh trùng sống (LS)

Theo phương pháp của Chemineau (1991).

Dung dịch nhuộm: Eosin: 1g; Nigrosin: 2g; Natri – citrate: 5,5g; H20: 3,57g; nước cất 2 lần: 100 ml.

pH dung dịch nhuộm: 6,7 - 6,8; áp suất thẩm thấu 310 miliosmol/kg. 3.5.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

Theo phương pháp của William (1921), kết hợp vơi phương pháp Cheminau (1991) (Đỗ Văn Thu, 2010).

3.5.3. Nghiên cứu môi trường bảo tồn 3.5.3.1. Xác định pH 3.5.3.1. Xác định pH

Đo bằng giấy đo pH của Trung Quốc hoặc máy đo pH Mettler 320. 3.5.3.2. Áp lực thẩm thấu (posm)

Đo bằng máy đo áp lực thẩm thấu (Osmometre), đơn vị: miliosmol/kg 3.5.3.3. Tỷ trọng (d) Dùng bình đo tỷ trọng (picrometre). Công thức tính: d = o MM Trong đó: d: tỷ trọng

M: khối lượng chất lỏng cần đo cùng thể tích M0: khối lượng nước cất 2 lần

3.5.3.4. Độ nhớt (  )

Sử dụng nhớt kế Oswald hoặc micropipet, xác định độ nhớt ở 200C. Công thức tính:  = o o t dd..t Trong đó:

: độ nhớt tương đối so với nước cất 2 lần d0: tỷ trọng nước cất 2 lần

d: tỷ trọng chất lỏng cần đo

t0: thời gian chảy của nước cất qua phần phình hoặc qua mao quản t: thời gian chảy của chất lỏng qua phần phình hoặc qua mao quản. 3.5.3.5. Năng lực đệm ( )

Theo phương pháp của Salisbury (1978), đối với HCl 0,1N, dùng một lọ con khô, sạch, trung tính, có dung tích 5 - 10 ml. Cho vào đó 1 ml (hoặc 0,5 ml) chất lỏng cần kiểm tra, đo pH chất lỏng. Dùng ống hút vi lượng nhỏ dung dịch HCl 0,1N (n = 3,6) vào lọ trên cho đến khi pH = 4,0. Ghi lại độ chênh lệch pH (dpH). Công thức tính:   100 . 1000 . .  v dpHn a Trong đó: : Năng lực đệm tính trong 1000 lít chất lỏng a: Lượng axit đã dùng (lượng HCl 0,1N ) n: Đương lượng gam của axit HCl 0,1N dpH: Chênh lệch pH trước và sau sử lý v: Lượng chất lỏng đã dùng

3.5.3.6. Môi trường đông lạnh tinh dịch chó ở -1960C

- Môi trường 1: Tris 3,634 g - Citric acid 1,99 g - fructose 0,5 g - lòng đỏ trứng gà 14 ml - penicillin 100 mg - streptomycin 100 mg - nước cất hai lần đủ 100 ml. Phần A của môi trường không chứa Glycerol, phần B chứa 13% (v/v) Glycerol.

- Môi trường 2: Tris 1,3625 g - fructose 0,375 g - lactose 1,5 g - raffinose 2,7 g - citric acid 0,7615 g - lòng đỏ trứng gà 20 ml - penicillin 100 mg - streptomycin 100 mg - nước cất hai lần đủ 100 ml. Phần A của môi trường không chứa Glycerol, phần B chứa 13% (v/v) Glycerol.

3.5.3.7. Đông lạnh tinh dịch chó ở -1960C Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất: a. Dụng cụ:

Các dụng cụ cần thiết gồm: dụng cụ pha môi trường, thu nhận tinh dịch, kiểm tra tinh dịch.

Dụng cụ pha môi trường: các ống đong, bình tam giác có thể tích tương ứng với lượng môi trường cần pha, đũa thuỷ tinh.

Dụng cụ thu nhận tinh dịch: cốc hứng tinh, các lọ thu mẫu bằng thuỷ tinh có thể tích 20 - 30 ml, các pipet pasteur nhựa, pipet thuỷ tinh 5 ml, nhiệt kế có thang đo 1000C.

Dụng cụ kiểm tra tinh dịch: kính hiển vi có độ phóng đại từ 40 đến 1000 lần, lam kính, lamen, bộ đếm hồng cầu, các ống eppendorf 1,5ml.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)