Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois (Trang 41)

Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm Excel 2007 và minitab 16.0.

A ≥ 30%

Chuẩn bị dụng cụ thụ tinh nhân tạo Giải đông tinh cọng rạ bằng

nước ấm 370C trong 1 phút

Khử trùng và bôi vaseline cho súng bắn tinh Lắp tinh cọng rạ vào

súngbắn tinh

Dẫn tinh cho chó cái

thụ tinh nhân tạo Theo dõi chó cái sau phối giống

QUY TRÌNH THỤ TINH NHÂN TẠO CHÓ SỬ DỤNG TINH ĐÔNG LẠNH

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀO THẢO LUẬN 4.1. SINH HỌC TINH DỊCH CHÓ MALINOIS

4.1.1. Một số đặc điểm sinh học tinh dịch chó Malinois

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch chó Malinois trình bày ở bảng 4.1, cho thấy:

4.1.1.1. Thể tích tinh dịch

Thể tích tinh dịch chó ít và khác nhau giữa các cá thể trong cùng giống chó Malinois và giữa các lần khai thác tinh. Thể tích tinh dịch trung bình của giống chó Malinois là 1,94 ml. Trong đó, chó Ken có thể tích tinh dịch cao nhất (2,58 ml), thấp nhất là chó Kaido (1,3 ml). Các chó: Ken (2,58ml), Zon (2,05 ml), Fido (2,17ml), Miki (2,46 ml) cao hơn có ý nghĩa so với Kaido (1,3 ml), Cori (1,65ml) và Nick (1,35 ml). Thể tích tinh dịch chó Malinois trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Riselaere et al. (2002), thể tích tinh dịch chó thu được trong một lần lấy tinh là 3,9 ml. Tuy nhiên, thể tích tinh dịch phụ thuộc vào lượng tinh thanh. Vì vậy, thể tích tinh dịch chó Malinois thu được không phản ảnh rõ phẩm chất tinh dịch. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: nếu mẫu tinh dịch chứa nhiều tinh thanh thì phẩm chất tinh dịch thường kém.

4.1.1.2. Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng

Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, tần suất khai thác tinh dịch và đặc biệt phụ thuộc vào sự thay đổi thời tiết (nhiệt độ và ẩm độ), sự thay đổi thời tiết giữa các mùa.

Trong cùng giống chó Malinois, các cá thể khác nhau thì hoạt lực tinh trùng khác nhau. Các chó nghiên cứu thì chó Ken, Cori, Fido, Miki, hoạt lực tương ứng là 75,21%; 73,58%; 74,09; 74,02 cao hơn không có ý nghĩa (P >0,05) so với các chó Kaido (70,45%), Zon (72,09%) và Nick (71,42%). Kết quả chúng tôi thu được về hoạt lực tinh trùng tiến thẳng của chó Malinois thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả của Riselaere và Cộng sự (2002), hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng chó là 78,7%.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch chó Malinois (n=54)

Tên chó Kaido Ken Zon Cori Fido Nick Miki Trung bình

V (ml/lần) 1,30a ± 0,20 2,58b± 0,52 2,05b ± 0,34 1,65c ± 0,75 2,17b ± 0,45 1,35a ± 0,21 2,46b± 0,50 1,94 ± 0,45 A (%) 70,45 ± 3,75 75,21 ± 8,17 72,09 ± 7,07 73,58 ± 9,22 74,09 ± 6,21 71,42 ± 3,64 74,02 ± 8,25 72,86 ± 7,07 C(Triệu/ml) 240,48 ±14,15 241,30 ± 9,25 250,16± 9,18 265,73 ± 20,14 253,52± 7,89 245,43 ±14,52 239,30 ± 9,18 245,53 ± 10,66 V.A.C(Triệu/lần) 211,70a ± 24,16 445,28b ± 30,53 369,70b ± 22,6 322,62c ± 26,06 372,70b ± 19,5 215,77a ± 24,37 439,28b ± 30,09 329,42 ± 25,73 SL (%) 79,63 ± 27,34 85,44 ± 19,25 79,22 ± 13,52 87,61 ± 11,30 78,29 ± 13,17 80,35 ± 27,28 84,36 ± 29,22 81,55 ± 20,34 K (%) 18,45a ± 9,22 17,45a ± 6,28 20,02b ± 8,30 18,85a ± 5,97 20,56b ± 7.59 18,64a ± 9,17 17,52a ± 6,42 18,85 ± 7,47 Ph 6,50 ± 0,14 6,76 ± 0,31 6,73 ± 0,08 6,63 ± 0,17 6,84 ± 0,12 6,62 ± 0,15 6,68 ± 0,35 6,71 ± 0,32

4.1.1.3. Nồng độ tinh trùng

Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào từng cá thể và các lần khai thác tinh khác nhau, kỹ thuật khai thác tinh dịch và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Qua theo dõi chúng tôi thấy những mẫu tinh dịch có nồng độ tinh trùng cao thường có hoạt lực tinh trùng tiến thẳng tốt, phẩm chất tinh dịch tốt.

Nồng độ tinh trùng của các chó nghiên cứu thu được cao nhất ở chó Cori (265,73 triệu/ml) và thấp nhất ở chó Miki (239,30 triệu/ml). Nồng độ tinh trùng khác nhau không có ý nghĩa (P> 0,05) giữa các chó Malinois được nghiên cứu.

Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Farstadw (2000), Andersen (1975). Tác giả cho rằng nồng độ tinh trùng của chó không cao, khoảng 250 triệu/ ml nhưng kết quả này lại cao hơn nghiên cứu cuả Riselaerevà Cộng sự (2002) nồng độ tinh trùng 204 triệu/ ml.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: những mẫu tinh dịch có nồng độ tinh trùng cao thường tinh trùng có hoạt lực tiến thẳng cao, phẩm chất tinh dịch tốt. 4.1.1.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng

Các chó được chọn để nghiên cứu là giống chó Malinois, được nuôi trong cùng điều kiện chuồng trại, chế độ thức ăn và chế độ luyện tập của Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ công an. Tuy vậy, do phụ thuộc vào các yếu tố cá thể, độ tuổi nên tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh của các chó khác nhau có ý nghĩa (P < 0,05). Cụ thể, trong 07 chó Malinois được nghiên cứu, chó Ken có tổng số tinh trùng tiến thẳng cao nhất (445,28 triệu/ lần), sau đó đến các chó Miki (439,28 triệu/ lần), Fido (372,70 triệu/ lần), Zon (369,70 triệu/ lần), Cori (322,62 triệu/ lần), Nick (215,77 triệu/ lần) thấp nhất là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác của chó Kaido (211,70 triệu/ lần).

Vì tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác tinh xác định chất lượng tinh dịch, chỉ số V.A.C cao thì phẩm chất tinh dịch tốt và ngược lại. Vậy qua việc so sánh chỉ số V.A.C của 07 chó Malinois được nghiên cứu, có thể rút ra kết luận chó Ken có phẩm chất tinh dịch tốt nhất, chó Kaido có phẩm chất tinh dịch kém nhất.

Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của của Riselaere và Cộng sự (2002), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh là 780,30 triệu/ ml.

4.1.1.5. Tỷ lệ tinh trùng sống

Trong 07 chó Malinois được nghiên cứu, tỷ lệ tinh trùng sống cao nhất ở chó Cori (87,61%) và thấp nhất ở Fido (78,29%). Tuy nhiên, tỷ lệ tinh trùng sống khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các chó được nghiên cứu (P > 0,05)

Tỷ lệ tinh trùng sống trung bình của chó Malinois là 81,55% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Riselaere và cs. (2002) là 94%.

Hình 4.1. Tinh trùng sống - chết 4.1.1.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy các mẫu tinh dịch có nồng độ tinh trùng thấp hoặc khai thác với mật độ dày thường có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao. Bảng 4.1 cho thấy: tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao nhất ở chó Fido (20,56%) và thấp nhất ở chó Ken (17,45%). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở các chó Fido (20,56%), Zon (20,02%) cao hơn có ý nghĩa (P< 0,05) so với các chó Kaido (18,45%), Ken (17,45%), Cori (18,85%), Nick (18,64 %) và Miki (17,52%). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các chó: Kaido, Ken, Cori, Nick, Miki khác nhau không có ý nghĩa (P> 0,05).

Với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các chó nêu trên, thì tinh dịch của các chó này đều đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, vì tỷ lệ tinh trùng kỳ

hình phản ánh chất lượng tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao thì chất lượng tinh dịch kém, từ đây có thể kết luận phẩm chất tinh dịch của chó Fido là kém nhất.

Hình 4.2. Tinh trùng kỳ hình của chó Malinois 4.1.1.7. pH tinh dịch

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy pH của tinh dịch chó Malinois nằm trong khoảng 6,50 – 6,84. Cụ thể, chó Kaido (6,50); Ken (6,76), Zon (6,73), Cori (6,63), Fido (6,84), Nick (6,62), Miki (6,68).

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch, đã giúp sơ bộ đánh giá phẩm chất tinh dịch của giống chó Malinois nuôi tại Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ Công an. Nhờ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng tinh dịch chó Malinois, có thể xác định được chó đực có phẩm chất tinh dịch tốt, sẽ sử dụng tối đa để khai thác tinh dịch phục vụ cho việc đông lạnh tinh dịch và TTNT, chó có phẩm chất tinh dịch kém thì hạn chế sử dụng tinh dịch của những con này, đồng thời tìm biện pháp để nâng cao phẩm chất tinh dịch của những con chó Malinois này. Đặc biệt, với những con đực giống tốt, nhưng trong một thời gian, phẩm chất tinh dịch đột nhiên kém, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi về phẩm chất tinh dịch chó, nhờ đó đưa ra những khuyến cáo cho người trực tiếp nuôi dưỡng, huấn luyện chó Malinois để cải thiện chế độ tập luyện, khẩu phần ăn, chế độ khai thác tinh dịch nhằm phục hồi phẩm chất tinh dịch chó, tránh để mất đi những đực giống tốt.

Trước khi tiến hành đông lạnh tinh dịch để bảo tồn và TTNT, nếu không tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch thì không thể xác định được có

những mẫu tinh dịch chỉ chứa tinh thanh, hoàn toàn không có tinh trùng, vẫn tiến hành cho phối giống tự nhiên thì dù chó cái có tốt, thời gian phối giống thích hợp cũng không thể thành công.

Như vậy, để quá trình đông lạnh tinh dịch bảo tồn ở -1960C và TTNT được hiệu quả cần thiết phải đánh giá một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch của chó Malinois trước khi thực hiện.

4.1.2. Tính chất lý hóa của tinh dịch chó Malinois

Chúng tôi nghiên cứu tính chất lý hóa của tinh dịch chó Malinois, từ đó làm cơ sở nghiên cứu môi trường phù hợp để đông lạnh tinh dịch chóMalinois.

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tính chất lý hóa của tinh dịch chó Malinois (n= 54) Tên đực giống Áp lực thẩm thấu (miliosmol/kg) Năng lực đệm đối với axit HCl 0,1N Tỷ trọng so với nước cất Độ nhớt so với nước cất Kaido 335,43± 4,51 1278,75a ± 7,26 1,04 ± 0,31 3,27a ± 0,37 Ken 342,85± 5,65 1251,89a ± 9,35 1,03 ± 0,28 3,25a± 0,28 Zon 354,55± 5,16 1326,65b ± 6,29 1,02 ± 0,36 3,27a ± 0,43 Cori 368,69± 3,87 1359,53b ± 8,24 1,02 ± 0,35 2,87b ± 0,19 Fido 345,85 ± 6,85 1342,87b ± 8,38 1,03 ± 0,42 3,37a± 0,34 Nick 371,52 ± 4,73 1324,52b ± 7,36 1,02 ± 0,19 3,35a ± 0,28 Miki 346,18 ± 3,56 1297,45a ± 6,26 1,02 ± 0,45 2,85b ± 0,32 Trung bình 349,12 ± 4,27 1321,19 ± 8,38 1,03 ± 0,18 3,12 ± 0,23

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái (a,b) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Từ kết quả của bảng 4.2, chúng ta thấy:

Áp lực thẩm thấu tinh dịch của chó Nick cao nhất (371,52 miliosmol/kg), sau đó đến chó Cori (368,69 miliosmol/kg), chó Zon (354,55 miliosmol/kg), Miki (346,18 miliosmol/kg), Fido (345,85 miliosmol/kg), Ken (342,85 miliosmol/kg), thấp nhất là ALTT của chó Kaido (335,43 miliosmol/kg). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Vậy khi lựa chọn môi trường đông lạnh tinh dịch chó Malinois, môi trường phù hợp phải có ALTT không quá chênh lệch khoảng giá trị: 335,43 – 371,52 miliosmol/kg.

Năng lực đệm đối với axit HCl 0,1N của chó Cori cao nhất (1359,53) và thấp nhất ở chó Ken (1251,89). Như vậy, môi trường đông lạnh tinh dịch chó Malinois

Tỷ trọng so với nước cất của tinh dịch các chó Malinois được nghiên cứu lần lượt là: Kaido (1,04), Ken (1,03), Zon (1,02), Cori (1,02), Fido (1,03), Nick (1,02), Miki (1,02). Như vậy, khi lựa chọn môi trường đông lạnh tinh dịch chó Malinois, những môi trường có tỷ trọng so với nước cất tương đương với khoảng giá trị 1,02 - 1,04 thì phù hợp.

Độ nhớt tinh dịch so với nước cất của các chó Malinois được nghiên cứu nằm trong khoảng 2,85 – 3,37. Cụ thể, độ nhớt tinh dịch của các chó nghiên cứu lần lượt là Kaido (3,27), Ken (3,25), Zon (3,27), Cori (2,87), Fido (3,37), Nick (3,35) và Miki (2,85). Vậy những môi trường đông lạnh tinh dịch chó Malinois phải không quá chênh lệch khoảng giá trị 2,85 – 3,27.

4.2. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ ĐÔNG LẠNH TINH DỊCH CHÓ VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT TINH CHÓ MALINOIS ĐÔNG DỊCH CHÓ VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT TINH CHÓ MALINOIS ĐÔNG LẠNH BẢO TỒN Ở -196C

4.2.1. Tính chất hóa - lý của một số môi trường đông lạnh tinh dịch

Bảng 4.3. Một số tính chất hoá - lý của các môi trường đông lạnh tinh dịch (n=20) Môi trường Áp lực thẩm thấu (miliosmol/kg) Năng lực đệm Tỷ trọng Độ nhớt pH MT 1 360,50  5,45 1331  144 1,025  0,05 3,225  0,62 6,62  0,09 MT 2 445,96 10,40 1344  269 1,040  0,09 2,758  0,72 6,96  0,06 Từ kết quả bảng 4.3, nghiên cứu đã cho thấy một số tính chất lý hoá học của 2 môi trường đông lạnh tinh dịch chó. Trong đó môi trường 1 và môi trường 2 có các chỉ số lần lượt là: áp lực thẩm thấu là 360,5 và 445,96; năng lực đệm 1331 và 1344; tỷ trọng 1,025 và 1,040; độ nhớt 3,225 và 2,758; pH 6,62 và 6,96.

Căn cứ trên các chỉ số lý hóa học của tinh dịch chó Malinois thì môi trường 1 hoàn toàn phù hợp để đông lạnh tinh dịch chó Malinois.

4.2.2. Ảnh hưởng của glycerol và dimethyl sulfoxide (DMSO) lên chất lượng tinh đông lạnh tinh đông lạnh

Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng trước đông lạnh khi môi trường có bổ sung glycerol (74,25%) và DMSO (72,50%) tương đương nhau và cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng trước đông lạnh khi môi trường được bổ sung glycerol kết hợp với dimethyl sulfoxide (67,45%).

Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau đông lạnh khi môi trường có bổ sung glycerol (39,80%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh khi môi trường bổ sung DMSO (34,05%) và khi bổ sung glycerol kết hợp với dimethyl sulfoxide (30,55%).

Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng trước và sau đông lạnh khác nhau không có ý nghĩa dưới ảnh hưởng của các chất bảo vệ lạnh được bổ sung vào môi trường.

Tỷ lệ sống của tinh trùng trước đông lạnh thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) trong trường hợp bổ sung glycerol kết hợp với dimethyl sulfoxide (76.70%) so với bổ sung riêng glycerol (82,50%) hoặc dimethyl sulfoxide (83,25%). Tỷ lệ sống của tinh trùng trước khi đông lạnh trong trường hợp bổ sung glycerol khác nhau không có ý nghĩa so với bổ sung dimethyl sulfoxide. Glycerol có ảnh hưởng tích cực lên tỷ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh. Tỷ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh cao hơn có ý nghĩa trong trường hợp môi trường có glycerol (65,45%) so với môi trường có dimethyl sulfoxide (59,55%) và môi trường glycerol kết hợp với dimethyl sulfoxide (52,50%).

Bảng 4.4. So sánh ảnh hưởng của glycerol và DMSO lên chất lượng tinh dịch (n=54)

Chất bảo vệ lạnh

Hoạt lực tinh trùng

(%) Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng (%) Tỷ lệ sống của tinh trùng (%) Trước

đông lạnh đông lạnh Sau đông lạnh Trước đông lạnh Sau đông lạnh Trước đông lạnh Sau

Glycerol 6,5% 74,25 a ± 3,15 39,80a ± 3,32 19,05 ± 2,055 21,65 ± 2,45 82,50a ± 3,20 65,45a ± 3,25 DMSO 6.5% 72,50 a ± 4,15 34,05b ± 2,35 18,50 ± 3,25 21,60 ± 2,10 83,25a ± 4,40 59,55b ± 2,54 Glycerol 3,25% + DMSO 3,25% 67,45 b ± 3,55 30,55c ± 3,05 19,40 ± 2,25 23,85 ± 3,55 76,70b ± 3,40 52,50c ± 3,14

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái (a,b,c) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Với kết quả nhận được, cho thấy: glycerol là chất bảo vệ lạnh có ảnh hưởng tích cực trong đông lạnh tinh dịch chó.

Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất bảo vệ lạnh lên hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh

4.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ glycerol lên chất lượng tinh đông lạnh

Kết quả cho thấy glycerol có ảnh hưởng tích cực hơn trong quá trình đông lạnh tinh dịch chó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ glycerol lên chất lượng tinh dịch. Bổ sung glycerol vào môi trường đông lạnh với nồng độ 6,5%, 7% hoặc 8% thu được hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau giải đông (40,61%, 39,03%, 37,03%) cao hơn có ý nghĩa so với bổ sung glycerol nồng độ 4% hoặc 10% (31,84%; 27,17%). Nồng độ glycerol 10% cho hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau giải đông thấp, nhưng với nồng độ glycerol 10% có tác dụng tốt bảo vệ cấu trúc của tinh trùng trong quá trình đông lạnh và bảo tồn ở -1960C. Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng sau đông lạnh, giải đông đạt 23,96% trong trường hợp bổ sung 10% glycerol vào môi trường. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau đông lạnh khác nhau không có ý nghĩa trong các trường hợp bổ sung glycerol với các nồng độ 4%, 6,5%, 7%, 8%.

Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Xuân Khôi (2013) trên chó Berger, bổ sung glycerol 6,5% - 7% cho tác dụng tốt nhất khi đông lạnh tinh dịch.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ glycerol trong môi trường lên chất lượng tinh đông lạnh (n=54) Nồng độ Glycerol (%) Hoạt lực tinh trùng (%) Tỷ lệ tinh trùng kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)