Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois (Trang 55)

Phần 4 Kết quả vào thảo luận

4.2. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đông lạnh tinh dịch chó và ứng dụng

4.2.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh

đông lạnh (n=30)

Chỉ tiêu theo dõi Trước đông lạnh

50C Sau đông lạnh -1300C Sau đông lạnh -1650C Hoạt lực tinh trùng (%) 70,70  1,22 32,42a 3,27 39,70b 3,71 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) 21,07  1,83 25,92  0,99 23,84  1,61 Tỷ lệ tinh trùng sống (%) 73,18  2,61 49,14a 4,54 68,15b 1,39

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái (a,b) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và ngược lại

Tinh dịch sau khi nạp vào cọng rạ và tiếp tục ủ ở 40C trong 3 giờ được chuyển vào buồng đông lạnh. Hai chương trình đông lạnh tinh dịch được thực hiện: làm lạnh tinh cọng rạ đến -1300C hoặc -1650C sau đó nhúng vào nitơ lỏng - 1960C. Kết quả về ảnh hưởng của hai nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh sau đông lạnh - giải đông được thể hiện ở bảng 4.8. Kết quả cho thấy: phương pháp đông lạnh tinh dịch ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên phẩm chất tinh dịch sau đông lạnh. Phương pháp hạ nhiệt độ tinh dịch xuống -1650C có tác dụng duy trì hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau đông lạnh (39,70%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau đông lạnh (32,42%) khi giảm nhiệt độ tinh dịch xuống -1300C trước khi nhúng tinh cọng rạ vào nitơ lỏng -1960C. Tỷ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh (68,15%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi hạ nhiệt độ tinh dịch xuống -1650C so với tỷ lệ

sống của tinh trùng sau đông lạnh (49,14%) trong trường hợp hạ nhiệt độ tinh dịch xuống -1300C. Phương pháp đông lạnh tinh dịch ảnh hưởng không có ý nghĩa lên tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng sau đông lạnh (25,92% so với 23,84%). Kết luận phương pháp hạ nhiệt độ tinh dịch xuống -1650C trước khi nhúng tinh cọng rạ vào nitơ lỏng có ảnh hưởng tốt hơn lên phẩm chất tinh trùng sau đông lạnh so với phương pháp hạ nhiệt độ tinh dịch xuống -1300C.

T1: Trước đông lạnh T2: Đông lạnh xuống -130 C T3: Đông lạnh xuống -165 C 70.7 32.42 39.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T1 T2 T3 Ho ạt lự c tin h trù ng (% )

Hình 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên hoạt lực của tinh trùng 4.2.7. Ảnh hưởng của tốc độ giải đông lên phẩm chất tinh đông lạnh 4.2.7. Ảnh hưởng của tốc độ giải đông lên phẩm chất tinh đông lạnh

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tốc độ giải đông (nhiệt độ và thời gian) lên chất lượng tinh đông lạnh – giải đông (n=40)

Nhiệt độ giải đông (0C) Thời gian giải đông (giây) Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%) Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông (%) Tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông (%) 37 15 39,50  2,35 24,36  2,67 62,29a 3,35 37 30 39,38  3,57 26,58  2,49 72,41b 2,85 37 60 39,80  2,69 26,42  2,58 71,48 b 3,47 70 8 40,65  3,35 27,37  3,34 73,59 b 2,56

Tinh đông lạnh cọng rạ được giải đông theo hai phương pháp (giải đông chậm và giải đông nhanh). Giải đông chậm: nhúng tinh cọng rạ vào nước ấm 370C trong khoảng thời gian 15 giây, 30 giây, 60 giây. Giải đông nhanh: nhúng tinh đông lạnh vào nước nóng 700C trong khoảng thời gian 8 giây. Kết quả ảnh hưởng của phương pháp giải đông và tốc độ giải đông lên phẩm chất tinh trùng sau đông lạnh giải đông được thể hiện ở bảng 9. Kết quả cho thấy: phương pháp giải đông tinh đông lạnh ảnh hưởng không có ý nghĩa lên hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh. Tuy nhiên, trong thực tế nên chọn phương pháp giải đông chậm, vì phương pháp này có độ an toàn cao hơn phương pháp giải đông nhanh. Các phương pháp giải đông tinh đông lạnh ảnh hưởng không có ý nghĩa lên tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh.

Tốc độ giải đông tinh đông lạnh có ảnh hưởng lên tỷ lệ tinh trùng sống sau đông lạnh - giải đông. Giải đông tinh đông lạnh ở nhiệt độ 370C, trong các khoảng thời gian 30 giây hoặc 60 giây và giải đông ở nhiệt độ 70oC trong thời gian 8 giây cho tỷ lệ tinh trùng sống cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với giải đông ở nhiệt độ 37oC trong thời gian 15 giây.

Qua phân tích kết quả cho thấy giải đông tinh đông lạnh ở nhiệt độ 370C với thời gian là 30 giây, 60 giây cho kết quả tốt về phẩm chất tinh trùng sau giải đông và dễ áp dụng trong thực tiễn thụ tinh nhân tạo cho chó.

Tóm lại, nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung Glycerol nồng độ 6,5% hoặc 7% sau 2 giờ ủ có khả năng duy trì sức sống của tinh trùng tốt nhất. Thời gian ủ tinh dịch trước đông lạnh tối thiểu là 4 giờ. Giải đông tinh cọng dạ ở 370C trong 30 giây hoặc 60 giây cho kết quả phẩm chất tinh dịch tốt.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu có được, chúng tôi đã xây dựng quy trình công nghệ đông lạnh tinh dịch Malinois nhằm bảo tồn tinh dịch, phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen và thụ tinh nhân tạo.

Sơ đồ 4.1. Quy trình đông lạnh tinh dịch chó Malinois 4.2.8. Kết quả sản xuất đông lạnh tinh dịch của chó

4.2.8.1. Hoạt lực tinh trùng trong quá trình đông lạnh

Dựa trên phẩm chất tinh dịch của 7 chó Malinois nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 4 cá thể chó Malinois chó phẩm chất tinh dịch tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ.

Sau khi ổn định quy trình đông lạnh tinh dịch chó, đã thử nghiệm sản xuất được 219 liều tinh đông lạnh của 4 chó Malinois (chó Ken 60 liều, chó Zon 54 liều, chó Fido 50 liều, chó Miki 55 liều ). Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau giải đông đạt trung bình 40,45% (chó Ken: 40,52%, chó Zon: 38,29%, chó Fido: 41,36%, chó Miki: 40,58%).

Bảng 4.10. Hoạt lực tinh trùng trong quá trình đông lạnh (n=30)

Chỉ tiêu Ken Zon Fido Miki TB

Hoạt lực tinh trùng của

tinh nguyên (%) 74,58 ± 3,47 73,59 ± 2,52 74,36 ± 2,72 73,69± 2,34 74,05 ± 2,27

Hoạt lực tinh trùng trước

đông lạnh (%) 70,36 ± 2,43 69,48 ± 3,27 68,96 ± 2,45 68,53±2,86 69,47 ± 3,42

Hoạt lực tinh trùng sau

đông lạnh (%) 40,52 ± 4,46 38,29 ± 2,17 41,36 ± 3,67 40,58 ± 2,53 40,45 ± 3,74

Số cọng có hoạt lực tinh

trùng sau đông lạnh ≥30%. 60 54 50 55 219

Hoạt lực tinh trùng giảm dần trong quá trình ủ tinh dịch trước đông lạnh. Trong quá trình đông lạnh tinh dịch, sự giảm nhiệt độ đã gây hiện tượng sốc nhiệt đối với tinh trùng là nguyên nhân làm giảm hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh so với trước đông lạnh. Tuy nhiên hoạt lực của tinh trùng sau đông lạnh giải đông đạt tiêu chuẩn bảo tồn phục vụ cho thụ tinh nhân tạo và bảo tồn nguồn gen chó Malinois.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Thu (2010), hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh của chó Malinois(40,45%) tương đương với kết quả trên chó Berger (40,84%) và Labrador(41,62%) nhưng cao hơn trên chó Cocker (38,75%). 4.2.8.2. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong quá trình đông lạnh

Tinh nguyên sử dụng để đông lạnh có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình là: 18,39%. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng dần trong khoảng ủ tinh dịch ở 40C trước đông lạnh (21,48%), như vậy với nhiệt độ 40C đã có ảnh hưởng đến cấu trúc hình thái của tinh trùng. Đông lạnh tinh dịch ở nhiệt độ âm là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông (25,23%). Kết quả này tương đồng với kết quả của Đỗ Văn Thu (2010) khi sản xuất tinh đông lạnh chó Berger và Labrador (25,31%). Trong thành phần của môi trường đông lạnh tinh dịch có chất bảo vệ lạnh glycerol có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào tinh

trùng, tránh được hiện tượng kết tinh của nước trong quá trình đông lạnh, vì vậy tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng sau đông lạnh tuy tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép để bảo tồn.

Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong quá trình đông lạnh (n=30)

Chỉ tiêu đánh giá Ken Zon Fido Miki TB

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

của tinh nguyên (%) 18,25 ± 2,74 17,53 ± 2,41 18,62 ± 2,43 18,15 ± 2,26 18,39 ± 2,74

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh pha loãng trước đông lạnh (%)

20,63 ± 3,38 21,28 ± 2,58 22,42 ± 2,46 21,56 ± 2,52 21,48 ± 3,67 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

của tinh sau đông lạnh - giải đông (%)

25,49 ± 3,19 23,76 ± 4,37 26,53 ± 4,59 25,87± 3,46 25,23 ± 4,38 4.2.8.3. Tỷ lệ sống của tinh trùng trong quá trình đông lạnh

Sự vận động của tinh trùng trong thời gian ủ tinh dịch đã làm tiêu hao năng lượng dự trữ của tinh trùng, đặc biệt sự hạ nhiệt độ xuống dưới âm độ là nguyên nhân giảm tỷ lệ sống của tinh trùng trong quá trình đông lạnh tinh dịch. Tỷ lệ sống của tinh trùng ngay sau khai thác tinh đạt giá trị trung bình 87,69%. Tỷ lệ sống của tinh trùng giảm trong thời gian ủ trước đông lạnh và đạt giá trị trung bình 82,12%. Sự giảm nhiệt độ trong quá trình đông lạnh tinh dịch và sự tăng nhiệt độ trong quá trình giải đông tinh đông lạnh là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giảm tỷ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh - giải đông. Tỷ lệ sống của tinh trùng sau đông lạnh - giải đông đạt giá trị trung bình 69,34%. Kết quả này thấp hơn không đáng kể so với kết quả sản xuất tinh đông lạnh trên chó Berger của Đỗ Văn Thu (2010) là 70,52%. Với kết quả nhận được, cho thấy quy trình đông lạnh tinh dịch chó Malinois mà chúng tôi đã nghiên cứu có tính ổn định và đã sản xuất được 219 liều tinh cọng rạ có chất lượng tốt đảm bảo cho thụ

Bảng 4.12. Tỷ lệ sống của tinh trùng trong quá trình đông lạnh (n=30)

Chỉ tiêu Ken Zon Fido Miki TB

Tỷ lệ tinh trùng sống

của tinh nguyên (%) 87,43 ± 2,18 88,75 ± 3,35 86,38 ± 3,42 87,19 ± 2,58 87,69 ± 3,35 Tỷ lệ tinh trùng sống

của tinh dịch pha loãng trước đông lạnh (%)

81,29 ± 3,34 84,21 ± 2,26 80,41 ± 2,57 81,13 ± 3,17 82,12 ± 2,67 Tỷ lệ tinh trùng sống

của tinh sau đông

lạnh - giải đông (%) 70,46 ± 5,46 68,24 ± 4,15 69,54 ± 5,36 68,96 ± 3,65 69,34 ± 4,52 4.2.9. Kết quả kiểm tra định kỳ chất lượng tinh chó Malinois đông lạnh 4.2.9.1. Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng chó Malinois đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở -1960C

Tinh dịch chó Malinois sau khi đông lạnh được giải đông để đánh giá hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau giải đông và trong thời gian bảo tồn ở -1960C. Chúng tôi giải đông tinh ở các thời điểm: ngay sau khi đông lạnh, sau 01 tháng, sau 03 tháng và sau 04 tháng. Kết quả đánh giá hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau giải đông của tinh đông lạnh chó Malinois được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Hoạt lực tinh trùng của tinh đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở -1960C (n=16)

Mẫu tinh đông lạnh

Hoạt lực tinh trùng tương ứng với thời gian bảo tồn

Sau đông lạnh Sau 01 tháng Sau 03 tháng Sau 04 tháng

Ken 40,85% 40,50% 40,00% 40,00%

Zon 38,75% 38,00% 38,00% 38,00%

Fido 41,62% 40,25% 40,00% 40,00%

Miki 40,50% 40,00% 40,00% 40,00%

Hoạt lực tinh trùng tiến thẳng sau giải đông giảm không có ý nghĩa trong thời gian bảo tồn. Ở cả 4 chó Malinois, hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau giải đông tương đối ổn định ở tất cả các thời điểm giải đông: sau đông lạnh, sau 1 tháng, sau 3 tháng, sau 4 tháng bảo tồn. Cụ thể hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh của 4 chó Ken, Zon, Fido, Miki lần lượt là 40.85%; 38,75%; 41,62% và 40,05%. Hoạt lực tinh trùng của 4 chó trên ở thời điểm sau 3 tháng bảo tồn là 40,00%, 38,00%, 40,00%, 40,00% và ở thời điểm sau 4 tháng bảo tồn là 40,00%, 38,00%, 40,00%, 40,00%.

Với kết quả kiểm tra hoạt lực của tinh trùng sau giải đông cho thấy tinh đông lạnh có chất lượng ổn định trong quá trình bảo tồn ở -1960C.

4.2.9.2. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở - 1960C

Chúng tôi tiến hành giải đông tinh cọng rạ đông lạnh tại các thời điểm: ngay sau khi đông lạnh, sau 01 tháng, sau 03 tháng và sau 04 tháng, kết quả được trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở -1960C (n=16)

Mẫu tinh đông lạnh

Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng sau đông lạnh - giải đông tương ứng với thời gian bảo tồn

Sau đông lạnh Sau 01 tháng Sau 03 tháng Sau 04 tháng

Ken 24,27% 24,35% 24,59% 24,55%

Zon 25,39% 25,62% 25,77% 25,80%

Fido 23,41% 23,78% 23,98% 23,98%

Miki 24,36% 24,51% 24,85% 24,90%

Trung bình 24,36% 24,56% 24,80% 24.80%

Số liệu thu được cho thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong cùng một giống chó ở các thời điểm giải đông khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cụ thể, đối với chó Ken, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình được giải đông ngay sau khi đông lạnh là 24,27%. Sau 03 tháng bảo tồn, tỷ lệ này là 24,59%, và sau 4 tháng là 24,55%. Tương tự đối với 3 chó còn lại, sự khác nhau về tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau đông lạnh – giải đông khác nhau không có nghĩa thống kê. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau đông lạnh – giải đông giữa các chó thí nghiệm khác nhau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng của tinh trùng bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố thời gian khai thác, chất lượng con giống và môi trường bảo quản. Môi trường bảo quản có vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng của tinh dịch trong thời gian bảo tồn, đảm bảo khả năng thụ tinh của tinh trùng sau khi giải đông. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành giải đông tinh đông lạnh ở nhiều thời điểm khác nhau, kết quả cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình khác nhau không có ý nghĩa ở tinh dịch được giải đông ở thời điểm ngay sau đông lạnh và sau 04 tháng bảo quản. Điều này bước đầu cho phép chúng tôi kết luận, môi trường bảo quản đang sử dụng là phù hợp cho việc đông lạnh và bảo quản tinh dịch chó Malinois trong nitơ lỏng ở -1960C.

4.3. KẾT QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO CHÓ MALINOIS

Chúng tôi tiến hành sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ của 4 chó Ken, Zon, Fido, Miki bảo tồn trong nitơ lỏng ở -1960C để thụ tinh nhân tạo cho 10 chó cái giống tại Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) - Bộ Công an. Tỉ lệ mang thai đạt 60%, số con sinh ra là 44 trong đó tỉ lệ đực/cái là 22/20. Số chó con trung bình là 7 con/lứa. Khối lượng sơ sinh của chó con đạt trung bình 352g/con, tương đương với khối lượng sơ sinh của chó con sinh ra do phối giống tự nhiên (350g/kg).

Có 4 chó không mang thai, tuy nhiên, việc chó không mang thai có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi không có đủ điều kiện và thời gian để đánh giá chính xác về nguyên nhân không mang thai ở 4 chó cái này.

Các tinh cọng rạ sử dụng cho thụ tinh có chất lượng đồng đều, hoạt lực tinh trùng sau giải đông đạt 38 - 40%. Sử dụng các cọng rạ có thể tích 0,25 ml, phối 2 cọng rạ/một lần (tương đương 50 x106 tinh trùng)và phối 2 lần. Khoảng cách thời gian giữa 2 lần phối là 48 giờ.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hầu hết là các tinh cọng rạ có thời gian bảo tồn từ 20 ngày đến 70 ngày. Kết quả cho thấy tinh trùng chó Malinois được bảo quản dạng đông lạnh trong nitơ lỏng vẫn có chất lượng cao và ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)