Phần 2 Cơ sở lý luận thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Nâng cao hiệu lực Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD là một trong những hoạt động nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn những biểu hiển tiêu cực, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế, quy trình trong việc tổ chức thu thuế. Vì vậy, nâng cao hiệu lực QLT TNDN là cần thiết, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà các thành phần kinh tế được chủ động trong kinh doanh, tự do trong hợp tác. Sự cần thiết này xuất phát từ một số lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ tính phong phú đa dạng về số lượng và quy mô của doanh nghiệp NQD:
Kinh tế NQD nói chung và các doanh nghiệp NQD nói riêng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, đầu tư phát triển; những năm gần đây doanh nghiệp NQD càng bộc lộ vai trò to lớn của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Song đây là loại hình diễn biến hết sức phức tạp, vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận nên chỉ quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp mình mà bỏ qua lợi ích chung, lợi ích xã hội. Đó là vấn đề đặt ra cho các ngành, các cấp quản lý để đảm bảo công bằng xã hội, phát triển kinh tế.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn thu cho NSNN:
Thu NSNN là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, đặc biệt là thu thuế. Hằng năm, số thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu NSNN, trong đó thuế TNDN là sắc thuế đem lại số thu lớn, ổn định, thường xuyên, chính vì vậy nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN là vấn đề cấp thiết. Doanh nghiệp NQN với sự phát triển đa dạng về hình thức, qui mô, tạo ra nguồn thu lớn cho NSNN và ngày càng trở nên quan trọng.
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cân bằng xã hội:
Với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước theo hướng thị trường thì việc khuyến khích đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, đa dạng hóa loại hình kinh doanh là một tất yếu. Cùng với công cuộc đổi mới đó, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đẻ những người có tiềm năng lực kinh tế mạnh dạn đứng lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, một yêu cầu quan trọng là khuyến khích phải dựa trên cơ sở công bằng xã hội.Công bằng xã hội không chỉ được hiểu công bằng về mặt vật chất mà còn phải tuân thủ pháp luật. Mọi công nhân đều phải tuân thủ pháp luật, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, mọi vi phạm sẽ được xử lý nghiêm minh.
Chính vì vậy, những doanh nghiệp NQN nói riêng, doanh nghiệp nói chung đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, trong đó có việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về thuế. Tất cả những vi phạm như nợ đọng thuế, khai khống, chứng từ giả… đều phải được xử lý, tránh thất thu thuế đồng thời tạo niềm tin cho những doanh nghiệp làm ăn minh bạch, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Thứ tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD góp phần thúc đẩy công tác hạch toán kế toán ở các đơn vị:
Theo quy trình quản lý thuế TNDN,các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự khê khai, tính số thuế phải nộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các số liệu khê khai, tính toán đó. Sự trung thực, chính xác của số liệu phụ thuộc vào công tác kế toán ở đơn vị. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế TNDN, cơ quan thuế phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra ĐTNT; qua đó có thể phát hiện những sai sót, gian lận trong quá trình hạch toán kế toán của ĐTNN. Tùy từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế áp dụng các biện pháp xử phạt như: hướng dẫn, góp ý
hoặc xử phạt hành chính. Chính vì vậy, ý thức của ĐTNN dần được nâng cao và công tác hạch toán kế toán cũng từng bước được hoàn thiện hơn.
Thứ năm, qua đánh giá hiệu lực quản lý thuế TNDN có thể đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp NQD:
Dựa vào số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp, so sánh khái quát với các doanh nghiệp cùng loại có thể đánh giá khái quát về hoạt động SXKD của đơn vị. Sau khi loại trừ các yếu tố khách quan như giá cả, lạm phát… nếu số thuế phải nộp tăng dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá và ngược lại. Qua việc nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp có thể hỗ trợ phần nào cho công tác đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán, từ đó đưa ra mức dự toán thu chi phù hợp.
Do đó, có thể nói rằng nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD là hết sức cần thiết để góp phần tăng thu cho NSNN, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, phát huy vai trò định hướng điều tiết của Nhà nước đối với các doanh nghiệp này, nâng cao uy tín của Nhà nước trước nhân dân và cuối cùng là làm cho thuế TNDN phát huy được tác dụng của chúng, không chỉ là cộng cụ đắc lực của Nhà nước tron việc quản lý nền kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển vững mạnh.