Phần 2 Cơ sở lý luận thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm, bài học công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở trong nước và trên thế giới trong nước và trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm trên thế giới
Nâng cao hiệu lực quản lý thuế ở Singapore
Quản lý thuế ở Singapore có mục tiêu trở thành cơ quan quản lý thu thuế hàng đầu thế giới thông qua chiến lược quản lý là “Tối đa hoá sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế”. Vì vậy, mọi đặc điểm và yêu cầu của NNT là cơ sở
cho những phản ứng của cơ quan quản lý thu nội địa Singapore.
Sự hình thành ý thức tự nguyện nộp thuế theo pháp luật của công dân không phải có được một cách nhanh chóng. Chính Phủ Singapore đã không ngừng tăng cường xây dựng hệ thống luật thuế và chú trọng kết quả thực hiện. Tôn chỉ của việc thực thi là tăng cường kiểm tra thuế, bảo đảm các khoản tiền thuế nộp thuế đúng hạn. Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế có liên quan mật thiết đến các vấn đề như: đơn giản hoá chế độ thuế, tính thuế chuẩn xác rõ ràng, thực hiện nghiêm chỉnh, công bằng các luật thuế cũng như việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến (Nghiêm Hằng, 2003).
Vấn đề mấu chốt của việc kiểm tra thuế là nắm được đầu mối kiểm tra. Cục Thuế Singapore sử dụng kho dữ liệu máy tính hiện đại để quản lý, phân tích
và hệ thống các tư liệu thu được của người nộp thuế, từ đó nắm được đầu mối điều tra để tiến hành điều tra thuế. Hệ thống dữ liệu của Cục Thuế có thể kết nối với mạng lưới máy tính của các cơ quan của Chính Phủ và các cơ quan khác, có thể sửa đổi các địa chỉ mới chuyển, nắm bắt tình hình của người nộp thuế như: xuất cảnh, sinh, lão, bệnh, tử, mức lương…
Ở Singapore, nhân viên điều tra thuế được giao quyền khá lớn, nhân viên điều tra có giấy chứng nhận đặc biệt làm việc điều tra có giấy chứng nhận đặc biệt làm việc theo pháp luật. Khi phát hiện ra dấu hiệu trốn thuế, nhân viên thuế có thể vào gia đình hoặc văn phòng kiểm tra sổ kế toán, thu thập chứng cứ.
Đối với các trường hợp có thủ đoạn trốn thuế, kê khai gian dối, làm giả sổ kế toán, sửa chữa dữ liệu, che dấu thu nhập… luật thuế Singapore quy định điều khoản trừng phạt nghiêm khắc. Người trốn thuế sẽ bị khởi tố với tội danh lừa đảo, không chỉ bị phạt tiền nộp gấp 3 lần mà còn bị phán xử mức án có thời hạn. Cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế thực sự vi phạm lần đầu thường cho họ một cơ hội sửa chữa. Nếu họ vẫn tái diễn hành vi thì sẽ bị quy tội đã biết nhưng cố tình vi phạm. Pháp luật cũng xử phạt các mức từ phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự (Nghiêm Hằng, 2003).
Do quản lý, tổ chức thu tốt như vậy nên Luật thuế của Singapore đã thực sự đi vào cuộc sống và có thể khẳng định rằng “Thuế là thứ mà chúng ta nộp cho xã hội văn minh”.
2.2.1.2. Kinh nghiệm Quản lý thuế ở Cục Thuế tỉnh Hải Dương
Trong thời gian vừa qua, Cục Thuế tỉnh Hải Dương luôn nỗ lực trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng. Cục Thuế đã kịp thời triển khai đầy đủ các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, các biện pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế đến các phòng; kịp thời tham mưu UBND tỉnh có các văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị, kế hoạch... để triển khai đến các ngành, các cấp về công tác thuế, nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách từng tháng, từng quý và cả năm 2013. Triển khai phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2013 theo từng đợt, cụ thể hóa các nội dung thi đua tới từng đội thuế và đã nhận được sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức trong Cục. Trong báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương có đưa ra một số biện pháp chính trong quản lý thuế TNDN như sau:
+ Về quản lý ĐTNT: Trong những năm vừa qua, Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã làm khá tốt công tác quản lý ĐTNT. Thực hiện một cách có hệ thống những công việc liên quan đến quản lý ĐTNT như: nhận, giải quyết hồ sơ đăng kí thuế, cấp MST cho doanh nghiệp, lưu trữ dữ liệu về doanh nghiệp, phân cấp quản lý các doanh nghiệp NQD giữa Cục Thuế với các chi Cục Thuế và giữa các phòng ban trong nội bộ Cục Thuế. Bên cạnh đó, phòng tin học tiến hành nhận và xử lý hồ sơ đóng MST của doanh nghiệp, phối hợp với phòng kiểm tra, phòng quản lý ấn chỉ để quyết toán thuế, quyết toán sử dụng hóa đơn và ra thông báo doanh nghiệp đóng MST. Đồng thời, phòng quản lý ấn chỉ tiến hành kiểm tra địa điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cùng với thời điểm xem xét đơn xin mua hóa đơn của doanh nghiệp.
Tất cả những nội dung trên góp phần làm cho công tác quản lý ĐTNT của Cục Thuế tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả khá cao. Cán bộ thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong đăng kí thuế, nắm bắt được số lượng doanh nghiệp đã đăng kí thuế và có biện pháp quản lý, đôn đốc thu nộp.
+ Về quản lý căn cứ tính thuế: Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong tất cả các nội dung quản lý từ quản lý doanh thu tính thuế, chi phí được trừ, thu nhập khác...
Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã tiến hành hướng dẫn kê khai, nhận và kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp. Từ đó phát hiện ra rất nhiều sai phạm trong vấn đề kê khai căn cứ tính thuế của các doanh nghiệp NQD và tiến hành xử lý các doanh nghiệp có hành vi sai phạm. Những sai phạm này của doanh nghiệp cũng là căn cứ để Cục Thuế tỉnh Hải Dương có thể đánh giá lại công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD của Cục, đồng thời tìm biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Để đạt được kết quả trên, Cục đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho doanh nghiệp đồng thời tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế như hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng, hồ sơ khai tạm tính thuế TNDN để phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp không tự giác chấp hành, cố tình kê khai sai, căn chỉnh thuế đầu ra, đầu vào, hợp thức chi phí để làm giảm số thuế phải nộp. Tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, qua công tác kiểm tra đối chiếu xác minh hoá đơn để ngăn chặn những đối tượng hợp thức hoá đơn đầu vào hoặc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
Đặc biệt gần đây, ngành thuế đã mở trang thông tin điển tử của ngành, nó đã giúp cho các doanh nghiệp có thể truy cập, nắm bắt nhanh chóng thông tin về các chính sách thuế, thủ tục kê khai nộp thuế và các chính sách chế độ liên quan khác. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có ý thức chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, thực hiện nghiêm túc viêc kê khai nộp thuế. Cùng với đó, Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong công tác quản lý thuế.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế ở các nước tiên tiến và các các địa phương trên cả nước. Có thể rút ra được những bài học trong việc nâng cao hiệu lực quản lý thuế TNDN đối với DN NQD như sau:
- Trao thêm quyền nhiều hơn cho cán bộ quản lý thuế. Khi phát hiện ra dấu hiệu trốn thuế, cán bộ thuế có thể kiểm tra sổ kế toán, thu thập chứng cứ để báo cáo đưa ra phương án xử lý.
- Xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gian lận, trốn thuế. - Phát động các phong trào thi đua trong cơ quan thuế.
- Tập trung công tác phân tích, kiểm tra hồ sơ khai thuế tháng, quý năm; thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp kiểm tra về hóa đơn tại trụ sở NNT theo kế hoạch đã được lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt; đôn đốc các đơn vị có số thuế tồn đọng lớn, có số thuế đã hết thời gian gia hạn nộp vào NSNN.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, qua công tác kiểm tra đối chiếu xác minh hoá đơn để ngăn chặn những đối tượng hợp thức hoá đơn đầu vào hoặc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.
- Tiến hành phân loại nợ thuế, tổ chức phối hợp với các ngành, các đội thuế liên quan triển khai có hiệu quả các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế theo quy định.