Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
4.2.1. Nhóm yếu tố khách quan
4.2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế và thuế TNDN hiện hành tương đối hoàn thiện và đầy đủ. Các Thông tư, nghị định và văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN tương đối chi tiết đã đưa thuế TNDN thực sự đi vào cuộc sống, có tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện trong thực tế còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay.
Qua khảo sát đối với DN NQD cho thấy:
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Hình 4.1. Mức độ đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Qua hình 4.1 có thể thấy phần lớn DN NQD được khảo sát đã cho rằng chính sách thuế TNDN hiện hành là phù hợp (Chiếm 61%). Tuy nhiên vẫn có 23% ý kiến đánh giá cho rằng chính sách thuế TNDN vẫn không phù hợp.
Bảng 4.13. Một số điểm không phù hợp của các văn bản quy định về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Tên văn bản Ngày hiệu
lực Hạn chế
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc hội, số 32/2013/QH13
01/01/2014
Những biện pháp ưu đãi thuế TNDN được áp dụng hiện nay thường là cho các đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN. Chưa có nhiều biện pháp dành cho DN NQD.
Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Luật về thuế của Quốc hội 01/01/2015
Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế
01/09/2014
Các nghị định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi các Luật thuế TNDN ra liên tục, thông tư mới điều chỉnh thông tư cũ. Nhiều vấn đề trong thực tế được quy định cùng lúc ở nhiều thông tư. Làm cho DN và cán bộ quản lý khó tìm hiểu và thực hiện.
Thông tư 135/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tài chính vi mô
11/11/2013 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
02/08/2014
Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế
15/11/2014
Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành 22/06/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Trong những năm vừa qua, luật thuế TNDN đã được sửa đổi thường xuyên để phù hợp hơn, tạo điều kiện cho các DN phát triển. Đặc biệt là tăng các khoản chi phí hợp lý để tính thuế. Tuy nhiên, việc sửa đổi thường xuyên dẫn đến hệ quả là các văn bản pháp luật còn chồng chéo, văn bản này vừa ra đã có những văn bản pháp sửa đổi. Điều này gây khó khăn cho cả cán bộ thuế để áp dụng vào quản lý và các DN biết thực hiện.
Bảng 4.14. Mức độ đánh giá các thủ tục hành chính về thuế và công tác quản lý của cơ quan thuế
Nội dung Số ý kiến
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) - Chất lượng các thủ hành chính về thuế 113 32 28 47 42 21 19 13 12 - Công tác quản lý
của cơ quan thuế 113 25 22 53 47 18 16 17 15 Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.14 có thể thấy, trên 50% người được khảo sát cho rằng chất lượng các thủ tục hành chính về thuế và công tác quản lý của cơ quan thuế được người trả lời đánh giá là hài lòng và rất hài lòng. Đây được coi là thành quả của việc thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tập trung cải cách thủ tục hành chính về thuế. Với mục tiêu giảm thời gian thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế đến năm 2015 bằng với mức trung bình của nhóm nước Asean- 16 (171 giờ/ 1 năm). Với việc áp dụng các hình thức kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đã tạo điều kiện rất nhiều cho DN.
Tuy nhiên vẫn có khoảng 30% người được hỏi không hài lòng chất lượng các thủ tục hành chính về thuế và công tác quản lý của cơ quan thuế. Cục Thuế tỉnh Bắc Giang cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và lý do để có các biện pháp khắc phục điều này.
4.2.1.2. Đặc điểm địa bàn kinh tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội
Bắc Giang là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc. Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tỉnh Bắc Giang có hệ thống giao thông thuận
quốc tế Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân… rất thuận tiện trong việc phát triển kinh tế.
Trong những năm vừa qua, luật Quản lý thuế đã đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu lực, hiệu quả của thuế TNDN. Nhờ đó, hầu hết các mục tiêu quan trọng về Thuế TNDN đều đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện tốt cho công tác thu Ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, do là một tỉnh miền núi nên các DN NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phân bố không đồng đều. Điều này khiến cho hiệu lực quản lý thuế TNDN gặp nhiều khó khăn. Nhất là công tác tuyên truyền hỗ trợ, giúp DN NQD tiếp nhận được các chính sách thuế mới. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc vùng xâu vùng xa như ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động. Cách thành phố Bắc Giang khoảng 80- 90km với địa hình và đường đi hiểm trở.
Đây là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu lực QLT TNDN với DN NQD tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang. Đơn vị quản lý cần phải có những biện pháp để phát huy tối đa lợi thế của địa bàn kinh tế kèm theo nâng cao hiệu lực quản lý thuế.