Hội nhập kinh tế quốc tế thành công sẽđem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội
như mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm về quản lý, kế thừa những
thành tựu khoa học của các nước đi trước, tăng khả năng thu hút đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với ngành Tài chính – Ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động
lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với tổ chức quốc tế.
Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cường
giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong các giao dịch tài chính quốc tế. Đồng thời các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cụ thể hơn là sự tham gia tích cực hơn của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam buộc các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn,dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng
mới mà các ngân hàng nước ngoài, dự kiến sẽ áp dụng tại Việt Nam. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ là cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có nhiều
cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Để tạo vị thế cạnh tranh các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. Mở rộng quy mô hoạt động đối với việc đảm bảo nâng cao chất lượng. Xét trên khía cạnh cho vay, việc mở rộng tín dụng là sự cần thiết, nhưng nếu chỉ mở rộng mà không nâng cao chất lượng thì sẽ không có hiệu quả, không chính xác. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ nhau. Khi mở rộng tín dụng tức là tăng khối lượng, đa dạng hoá các hình thức và các loại hình, khả năng đáp ứng ngày càng tăng về vốn cho nền kinh tế. Mở rộng tín dụng được xác định trên cơ sở việc thực hiện đa dạng hoá khách hàng.
Song song với việc mở rộng thì nâng cao chất lượng là quan trọng, khi mở rộng tín dụng thì khối lượng khách hàng nhiều phải đảm bảo chất lượng, tìm hiểu thẩm định phải chính xác, đảm bảo an toàn vốn hạn chế rủi ro, không có nợ quá hạn, tăng trưởng dư nợ. Mở rộng hình thức tín dụng khối lượng khách hàng nhiều, mọi công việc đều phải làm nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu
quả. Từ đó, ta cần xác định rõ ràng được các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng
tín dụng và phải kiểm soát được chúng.
a. Xác định các tiêu chẩn đánh giá chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một phạm trù hết sức trừu tượng và phức tạp. Do
đó, để đánh giá được chất lượng tín dụng một cách chính xác tương đối người ta
+ Hiệu quả của đồng vốn
Động cơ kinh doanh của một Ngân hàng thương mại luôn phải gắn liền
với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Đặt quyền lợi quốc gia, xã hội lên trên lợi ích của Ngân hàng, mặc dù rằng mục tiêu cuối cùng của Ngân
hàng thương mại là lợi nhuận. Trong kinh doanh, Ngân hàng cần thấy rõ việc
cung cấp tín dụng luôn kéo theo sựhuy động tài nguyên, nó có thểmang đến cho
xã hội và Ngân hàng thương mại những lợi ích cụ thể. Như vậy khi cấp ra một
khoản tín dụng Ngân hàng phải xem xét nó có thỏa mãn nhu cầu vốn của khách hàng hay không và phải xem xét đến hiệu quả của đồng vốn, tức là lợi ích của
việc sử dụng đồng vốn đem lại cho khách hàng vay vốn, cho Ngân hàng và cho
toàn thể xã hội.
Nếu các khoản tín dụng cấp ra được thực hiện tốt các vấn đề trên tức là
Ngân hàng đã góp phần vào sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia, Ngân hàng đã
thực hiện được nhiệm vụ và phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế. Hay nói
cách khác hoạt động tín dụng của Ngân hàng chất lượng và hiệu quả, còn chất lượng cao hay thấp lại phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của nó đối với nền kinh tế.
+ Khảnăng đáp ứng các mục tiêu của Ngân hàng
- Mục tiêu lợi nhuận: Là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngân
hàng thương mại, với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, lời ăn, lỗ chịu, do đó trong kinh doanh Ngân hàng phải tính toán sao cho đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, để đạt được mục đích
tối đa hóa lợi nhuận của mình. Với tư cách là hoạt động sinh lời chủ yếu, tín
dụng đáp ứng được mục tiêu này, không chỉ mang lại lợi nhuận từ nghiệp vụ tín
dụng mà còn tạo thuận lợi cho các Ngân hàng mở rộng và tăng nhanh thu nhập từ các dịch vụ khác Ngân hàng cung cấp cho khách hàng.
- An toàn trong kinh doanh: Là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng. Hoạt động dựa trên cơ sởđi vay để cho vay, Ngân hàng thu hút tiền của nền kinh tế (Dưới hình thức nhận tiền gửi, huy động bằng trái phiếu và đi vay) với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán. Như vậy, các Ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt
động tín dụng của mình thông qua việc sử dụng vốn (Vốn tự có và vốn huy
động), do đó khi cho vay Ngân hàng hết sức thận trọng để làm sao tiền ra đi lại
không những mất vốn tự có mà còn có nguy cơ không trả được số tiền đã huy động của khách hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động bình
thường đối với Ngân hàng thương mại là phải thường xuyên thu hồi được các
khoản cho vay, để duy trì hoàn trả các khoản vay từ nền kinh tế và bảo toàn vốn
tự có của mình. Tức là phải bảo đảm về mặt quyền lợi của khách hàng và của chính bản thân Ngân hàng. Đó chính là sự an toàn trong kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại và được đánh giá thông qua chỉ tiêu như: Tỷ lệ nợ quá
hạn, tốc độ quay vòng vốn…
- Việc tuân thủ các quy định về cơ chế, thể lệ, chính sách tín dụng: Vận động theo xu hướng của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các Ngân
hàng cũng hoạt động kinh doanh theo hướng cơ chế thị trường và chịu sự quản
lý, chi phối của NHNN. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 đã quy
định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nươc
ngoài đối với khách hàng, do đó cần có sự bám sát trong việc thực hiện nhiệm
vụ. Việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước cũng đưa vào tiêu thức
đánh giá chất lượng, bởi vì hoạt động của mỗi Ngân hàng phải đảm bảo có sựăn
khớp cũng như an toàn trong hệ thống, đảm bảo sự quản lý thống nhất của toàn
hệ thống, ví dụnhư:
• Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
• Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một
khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
• Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có
liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Các Ngân hàng phải đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh làm sao để tỷ số: Vốn tự có/(Tổng tài sản có khả năng rủi ro) phải lớn hơn 8%.
• Ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng hạn mức tín dụng Ngân hàng
cấp trên cho phép.
• Ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng dự trữ bắt buộc do Ngân hàng
Nhà nước đặt ra.
+ Việc tuân thủ hợp đồng tín dụng
- Hợp đồng tín dụng là một văn bản thỏa thuận giữa Ngân hàng (Bên cho
Về mặt pháp lý, hợp đồng tín dụng là bản cam kết nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên kia và quyền lợi của các bên được hưởng khi họ thực hiện tốt cam kết của mình. Trong hợp đồng tín dụng ghi rõ các điều kiện vay vốn, xuất trình các giấy tờ cần thiết, lãi suất, kỳ hạn nợ, tài sản thế chấp, các cam kết của các bên, việc xử lý khoản vay khi bên vay không trả được nợ dựa trên cơ sở thỏa thuận nhất trí của hai bên.
- Một khoản tín dụng tuân theo hợp đồng tín dụng đã ký kết sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn của mình, hơn nữa nó còn tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh tốt.
b. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng
Trong thời gian qua, lĩnh vực tín dụng của các NHTM đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng này đã đạt đến mức độ quá nóng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể gây nên sụp đổ cả một ngân hàng nếu không có sựkìm hãm đúng lúc. Như vậy, điều cốt lõi của quá trình phát triển
trong lĩnh vực Ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng không chỉ là tăng trưởng
tín dụng, mà chất lượng tín dụng mới là vấn đềcó ý nghĩa quyết định.
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng là đặc trưng biểu hiện thành phát triển
bền vững ngành Ngân hàng. Từ ngữ bền vững ởđây không phải là duy trì tốc độ
tăng trưởng cao và lâu dài về thời gian, mà sự phát triển bền vững ngành ngân
hàng phải bảo toàn và phát triển ba nguồn lực: Vốn, nhân lực và công nghệ, trong
đó nhân lực và công nghệđặc biệt được quan tâm vì nó quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của một Ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ dẫn tới hiệu quả hoạt động tín
dụng cao, điều đó cho thấy tăng trưởng tín dụng có chất lượng và hiệu quả hoạt
động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Nói một cách khác, tốc độ tăng trưởng tín dụng của một Ngân hàng phải đạt đến một giới hạn dựa theo yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của Ngân hàng đó. Nếu
tăng trưởng tín dụng vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng
Ngân hàng có thể mất khảnăng thanh khoản, chất lượng tín dụng giảm sút, từđó
dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng kém, thậm chí thua lỗ. Để đảm bảo tăng
trưởng có chất lượng thì các nhà quản trị ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp trên cơ sở nhận định và lượng hóa loại rủi ro có thể gặp trong hoạt động tín dụng của mình.
Ngoài ra, nguồn vốn dùng để cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, do đó việc cấp tín dụng phải đảm bảo an toàn thu hồi
được cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn, muốn vậy việc sử dụng vốn phải đảm bảo
đúng mục đích và đúng quy định về cấp tín dụng của NHNN thì nguồn vốn cho
vay mới đảm bảo an toàn. Nghĩa là, việc tăng trưởng tín dụng phải hiệu quả và an toàn mới đảm bảo là tín dụng có chất lượng.
Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng
và hiệu quả tín dụng (Lợi nhuận mang lại từ tín dụng) và an toàn trong hoạt động tín dụng luôn là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các ngân
hàng luôn đặt cho mình một mục tiêu phải tăng trưởng tín dụng, đồng thời phải
luôn đảm bảo chất lượng tín dụng để có hiệu quả cao, mà muốn có hiệu quả thì
tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn cho vay. Để thực hiện mục tiêu trên thì các nhà quản trị ngân hàng cần phải có những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, có
như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả và bền vững.