Kinh nghiệm của ngân hàng HSBC Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bắc ninh (Trang 49)

Theo Trần Thị Phương (2015), HSBC hoạt động tại Việt Nam từ năm 1870, đến ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam: 7 năm liền từ 2006-2012 và năm 2014 HSBC giành được Giải Ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam do tạp chí FinanceAsia bình chọn; Năm 2010-2011, 2013, 2014 đạt Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng được yêu thích nhất do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư bình chọn; Giải Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2014 do Asiamoney bình chọn cho giao dịch phát hành trái phiếu tăng tốc và hoán đổi trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la Mỹ của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; năm 2006 giành giải Ngân hàng Bán Lẻ tốt nhất Việt Nam do AsianBanker bình chọn…

Một trong những yếu tố làm nên thành công của HSBC trong thời gian qua là cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm hết sức đa dạng và

phong phú 31 mà đặc trưng là các nhóm sản phẩm trọn gói, liên kết hết sức tiện lợi và chuyên nghiệp: Về sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên kết: HSBC cung cấp cho khách hàng một loạt các sản phẩm liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng mình và sản phẩm của các đối tác (Trần Thị Phương, 2015).

Như vậy qua sản phẩm của HSBC chúng ta có thể thấy được kinh nghiệm của HSBC trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng tiện ích cho khách hàng bằng hai cách: Thứ nhất, đưa ra các gói sản phẩm bao gồm một nhóm các dịch vụ, tiện ích ngân hàng mình có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Một mặt vừa khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm ngân hàng một lúc, một mặt thỏa mãn tối đa khách hàng bằng cách tăng thêm các tiện ích, ưu đãi cho khách hàng. Thứ hai, liên kết với các đối tác bên ngoài, đưa ra các dịch vụ chương trình ưu đãi vừa đem lại lợi ích cho khách hàng, vừa đem lại lợi ích cho HSBC và bản thân các đối tác. Hoạt động này của HSBC chính là nội dung chính trong hoạt động “Bán chéo sản phẩm”, một khái niệm mới được các ngân hàng trong nước quan tâm trong những năm gần đây mà Agribankcũng cần học tập.

Tuy nhiên cần lưu ý, bán chéo sản phẩm không phải là cố gắng bán được nhiều hàng bằng mọi giá. Mà các ngân hàng phải biết quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, hiểu rõ tính năng của sản phẩm, phải biết đề xuất sản phẩm một cách chính xác, biết chọn thời điểm phù hợp...Có thể nói, bán chéo sản phẩm muốn thành công phải có sự hội tụ của 3 yếu tố: khách hàng, sản phẩm và người bán. Vì vậy, các ngân hàng phải xây dựng chiến lược bán chéo sản phẩm riêng cho mình, trong đó phải làm rõ những vấn đề liên quan đến việc lựa chọn khách hàng mục tiêu, đến việc lựa chọn sản phẩm, đóng gói sản phẩm và không thể bỏ qua khâu đào tạo các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho chi nhánh Ngân hang Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh

Bài học thành công từ hoạt động phát triển thị trường dịch vụ thẻ ngân hàng của các nước trên thế giới và ở Việt Nam cho BIDV Bắc Ninh đó là:

- Cần phát triển và tăng cường tính liên kết với hệ thống để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường thẻ tại Bắc Ninh. Các chi nhanh của các ngân hàng khác nhau cần giữ vững mối liên kết này. Đây là yếu tố quan trọng sẽ tạo ra sự thống nhất hoạt động dịch vụ giữa các đơn vị khi các giao dịch thường xuyên có liên hệ

với nhau, sử dụng chung nguồn tài nguyên như hệ thống máy ATM, tránh việc mở rộng đặt các máy ATM một cách tràn lan gây lãng phí.

- Trong quá trình phát triển của thị trường thẻ thanh toán, chi nhánh cần tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của luật pháp, các văn bản chính sách của nhà nước và từ trụ sở chính của BIDV. Các hoạt động phát triển thị trường thẻ cần phải được đặt dưới sự thượng tôn pháp luật.

- Chi nhánh cần đề xuất để nâng cao các tiện tích trên thẻ của mình dựa trên tình hình thực tế. Việc nâng cao tiện ích không chỉ ở khả năng chi trả ở nhiều nơi, trong nhiều việc mà còn phải nâng cao cả tính an ninh, bảo mật của thẻ. Làm được điều này sẽ cho người sử dụng thấy tính ưu việt, sự khác biệt của thẻ do BIDV với các dịch vụ khác.

- Phát triển các dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng là một biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ và du lịch đặc biệt là đối với Bắc Ninh, nơi có nhiều danh lam thắm cảnh, lễ hội…

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20°58’ đến 21° 16’ vĩ độ Bắc và 105° 54’ đến 106° 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội (xem hình 3.1).

Hình 3.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Về kinh tế

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh (2016), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năn 2015 (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 101.613 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2014. Mặc dù, những tháng đầu năm tăng trưởng thấp nhưng sự phục hồi của khu vực FDI và có thêm một số nhân tố mới ở ngành công nghiệp nên kinh tế 6 tháng cuối năm 2015 của Bắc Ninh đã đạt tốc độ tăng khá cao.

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh (2016), khu vực công nghiệp – xây dựng: GTSX (giá so sánh 2010) cả năm ước đạt 610.994 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014. Trong đó, khu vực FDI đạt 562.224 tỷ đồng, chiếm 92% và tăng 10,6%; GTSX ngành xây dựng đạt 18.724 tỷ đồng, tăng 13,4%. Vì thế, giá trị tăng thêm của khu vực CN-XD đạt 77.540 tỷ đồng, tăng 9,3% so năm 2014 và đóng góp 7,08 điểm phần trăm trong tăng trưởng của tỉnh. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 9,2% và đóng góp 6,65 điểm phần trăm.

Ở khu vực dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng thấp, thậm trí có loại còn giảm so với năm trước; nhiều loại dịch vụ phục vụ cho các DN trong KCN, nhất là DN FDI đã được các DN và cơ sở cá thể trong tỉnh khai thác và cung ứng đầy đủ; việc làm của người lao động ổn định, thu nhập của dân cư tăng 15,5% (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 14,5%); tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 14,8% (nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 13,1%), mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn cũng tăng cao (+13,9%) nên tăng trưởng của ngành bán buôn, bán lẻ đạt 12,9%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 12,3%; thị trường bất động sản có dấu hiệu tích cực hơn, mức tăng trưởng đạt 8,7%; hoạt động vận tải kho bãi, tài chính

ngân hàng phục vụ tốt cho hoạt động SXKD, mức tăng trưởng đạt khá (+11,8% và +9%). Thu ngân sách trên địa bàn tăng cao, chính sách an sinh xã hội được coi trọng nên các ngành hưởng lương ngân sách Nhà nước tăng trưởng ổn định: Hoạt động Đảng, QLNN, ANQP tăng 6,6%; giáo dục – đào tạo tăng 5,7%; y tế tăng 5,5%. Bên cạnh đó, thu nội địa tăng cao (+16,3%) và thu hải quan ổn định (+5%) nên thu các loại thuế sản phẩm tăng 6,1%. Tính chung, khu vực này đạt mức tăng trưởng 8,6% và đóng góp 1,61 điểm phần trăm tăng trưởng (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được thực hiện có hiệu quả, lại không có thiên tai, dịch bệnh nên cả hai vụ lúa được mùa. Năng suất lúa cả năm ước đạt 62 tạ/ha, tăng 1,6 tạ so năm 2014; sản lượng thóc đạt 463,2 nghìn tấn, tăng 6,2 nghìn tấn; các cây rau màu có giá trị kinh tế tiếp tục được đầu tư mở rộng, năng suất và sản lượng cũng tăng khá nên GTSX trồng trọt cả năm đạt 3.527 tỷ đồng, tăng 1,2%. Trong chăn nuôi, dịch bệnh được kiểm soát, tổng đàn gia súc, gia cầm ổn định nên vẫn duy trì mức tăng trưởng dương (+0,8%). Thủy sản, ổn định về diện tích và sản lượng, GTSX tăng 1,1%. Tính chung, giá trị sản xuất của khu vực này cả năm 2015 ước đạt 8.468 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2014; giá trị tăng thêm ước đạt 5.102,5 tỷ đồng, tăng 1% và đóng góp 0,06 điểm phần trăm tăng trưởng. (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Năm 2015 Thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh: tổng thu ngân sách Nhà nước ước 12.440 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán năm, tăng 8,6% so năm 2015; chi ngân sách là 10.641 tỷ đồng, đạt 143,9%, tăng 16,1%, trong đó chi đầu tư phát triển là 3.143,5 tỷ đồng, đạt 183,8%, tăng 22,6%.

Hoạt động ngân hàng phát huy vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản, kiểm soát tín dụng, xử lý nợ xấu và triển khai thực hiện chương trình kết nối doanh nghiệp. 3.1.2.2. Về xã hội

Năm 2015 dân số toàn tỉnh đạt 1.154.660 người trong đó được phân bố khá đều giữa các địa phương, tập trung nhiều hơn ở các khu vực thành thị. Tổng lực lượng lao động là 661.656 người trong đó thành thị là 179.221 người và nông thôn là 482.435 người. Trong năm 2015, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 27.000 lao

động; Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động 60% (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

3.1.3. Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Bắc ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Chi nhánh Ngân hàng BIDV Bắc Ninh được thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết định số 265 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Là một chi nhánh mới được thành lập, nhưng sau hơn 19 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan, chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) 2014/ 2013 2015/ 2014 I. Chỉ tiêu tăng trưởng

1. Tổng tài sản 2.346 2.681 3.743 114,3 139,6

2. Tổng HĐV cuối kỳ 1.996 2.271 2.829 113,8 124,6

3. Tổng HĐV bình quân 1.640 1.896 2.165 115,6 114,2 4. Tổng dư nợ cuối kỳ 1.554 1.932 2.560 124,3 132,5 5. Tổng dư nợ bình quân 1.452 1.650 2.310 113,6 140,0

II. Chỉ tiêu hiệu quả

1. Thu dịch vụ ròng 12,7 16,1 18,3 126,7 113,7

2. Dư nợ xấu 28,0 25,0 23,0 89,2 92,0

3. Chệnh lệch thu chi 31,3 36,6 47,1 116,9 128,7

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2013-2015)

Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh được thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy chế tổ

chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng tại trụ sở BIDV Bắc Ninh. Theo đó, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh bao gồm: Ban Giám đốc; 4 khối nghiệp vụ với 10 phòng nghiệp vụ và các phòng Giao dịch trực thuộc. Có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh theo sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: BIDV Bắc Ninh

BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng QLKH doanh nghiệp QLKH cá nhân Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng GDKH cá nhân Phòng GDKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho quỹ

Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Khối trực thuộc Phòng Quản lý rủi ro Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Tổ chức hành chính 10 phòng giao dịch: Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Ngô Gia Tự, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi

Với trụ sở chính đặt tại số 01 - Nguyễn Đăng Đạo - Suối Hoa - Bắc Ninh, BIDV Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán độc lập, có bảng cân đối tài khoản riêng, con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Hoạt động từ năm 1997 đến nay, BIDV Bắc Ninh có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng được BIDV ủy quyền hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng đồng vốn Việt Nam và ngoại tệ nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư để cho vay ngắn hạn và dài hạn với các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, tập trung vốn lớn để phục vụ cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, BIDV Bắc Ninh còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử,…

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ sau:

Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm(sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ,...); Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng doanh nghiệp. Tiếp nhận và khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, Kế toán trưởng, người giao dịch...) để chuyển bộ phận quản lý thông tin khách hàng cập nhật vào phân hệ CIF.

Khối Quan hệ khách hàng: Bao gồm Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.

Thực hiện công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp; Thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay; Đối chiếu với các điều kiện tín dụng; đánh giá tài sản đảm bảo; phối hợp thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền đề xuất của phòng Quản lý rủi ro tín dụng; Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV.

Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của BIDV; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)