Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh gây hại của bệnh đốm nâu (neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long và biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật tại bình thuận (Trang 42 - 43)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4.2.Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hạ

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hạ

của bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long.

3.4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học

Nghiên cứu ảnh hưởng của của các môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, pH đến phát triển của tác nhân gây bệnh đốm nâu

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy;

Đánh giá sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum trên các môi

trường dinh dưỡng khác nhau ở điều kiện 280C, tại Viện Bảo vệ thực vật, 7/2015. Thí nghiệm gồm có 6 cơng thức, mỗi cơng thức nhắc lại 3 lần.

CT1: PDA CT2: Bột đậu CT3: Czapek CT4: Cà rốt

CT5: Dịch chiết thanh long CT6: Water Agar

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ: các ngưỡng nhiệt độ thí nghiệm: 150C, 200C, 250C, 300C, 350C;

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ pH khác nhau: các ngưỡng pH làm thí nghiệm: 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5; 7; 7,5; 8.

Nấu môi trường PDA (khoai tây - đường gluco – agar) cho vào các bình tam giác ứng với các ngưỡng pH trên, hấp ở 121oC, thời gian 20 phút. Sau khi hấp xong, mang chuẩn bằng máy đo pH. Khi được các ngưỡng pH cần thí nghiệm đem đổ ra đĩa Petri để cấy nấm. Các điều kiện chung cho thí nghiệm trên: Môi trường nuôi cấy nấm: PDA, điều kiện nhiệt độ: 280C, mỗi cơng thức thí nghiệm làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần 3 hộp petri.

Chỉ tiêu theo dõi: + Theo dõi tốc độ phát triển của nấm bằng cách đo

đường kính tản nấm.

3.4.2.2. Nghiên cứu diễn biến, ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu và một số bệnh hại chính

* Điều tra diễn biến bệnh đốm nâu:

Tiến hành điều tra hai huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận. Tiến hành điều tra ở các vùng bị bệnh nặng, nhẹ, trung bình, mỗi

vùng điều tra 10 vườn. Số lần điều tra: 15 ngày/lần. Điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 trụ, mỗi trụ điều tra 20 cành, theo 4 hướng

* Điều tra ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái

Điều tra vườn thanh long ở hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, mỗi huyện điều tra 10 vườn. Theo yếu tố sau: 3 vườn giống ruột đỏ, 3 vườn giống ruột trắng; đồng thời trong tổng số 10 vườn điều tra chọn 2 vườn (1 ruột đỏ, 1 ruột trắng) có cắt tỉa làm thơng thống tán (cành vơ hiệu), cành bệnh và 2 vườn (1 ruột đỏ, 1 ruột trắng) không tỉa cành bệnh.

Mỗi vườn điều tra 5 điểm cố định trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 1 trụ thanh long, điều tra định kỳ 7 ngày/lần. Trên mỗi trụ đếm toàn bộ cành bị bệnh, số quả bị bệnh từ đó tính mức độ bệnh hại theo cơng thức:

Chỉ tiêu điều tra:

+ Tỷ lệ bệnh (%) = (Số cành, quả bị bệnh/ số cành, quả điều tra) x 100 + Chỉ số bệnh (%) = ((ni x ki)/ KN) x 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh gây hại của bệnh đốm nâu (neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long và biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật tại bình thuận (Trang 42 - 43)