Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thành phần bệnh hại và tác hại của bệnh đốm nâu(Neoscytalidium
4.2.1. Đặc điểm sinh học của nấm Neoscytalidiumdimidiatum
Nghiên cứu ảnh hưởng của của các môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, pH đến phát triển của tác nhân gây bệnh đốm nâu.
4.2.1.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy
Để nắm được điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh, nghiên cứu được tiến hành trong điều kiện phịng thí nghiệm trên một số mơi trường, kết quả chỉ ra tại Bảng 4.5. Theo dõi sự phát triển của nấm sau hai ngày nuôi cấy cho thấy: nấm
Neoscytalidium dimidiatum sinh trưởng phát triển mạnh nhất trên mơi trường
PDA với đường kính tản nấm là 5,28 cm và phát triển kém nhất trên môi trường WA nghèo dinh dưỡng với đường kính tản nấm là 2,34cm..
Bảng 4.5. Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau ở điều kiện 28oC (Viện Bảo vệ thực vật)
Môi trường Đường kính tản nấm (cm) Sau 2 ngày Sau 5 ngày
PDA 5,28 ± 0,03 8,58 ± 0,003
Bột đậu 2,7 ± 0,002 8,56 ± 0,004
Czapek 4,26 ± 0,03 8,64 ± 0,004
Cà rốt 4,22 ± 0,02 8,64 ± 0,004
Dịch chiết thanh long 3,5 ± 0,002 8,52 ± 0,001
Water Agar 2,34 ± 0,03 6,50 ± 0,09
4.2.1.2. Ảnh hưỏng của pH
pH môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nấm bệnh. Vì pH là yếu tố tồn tại trực tiếp trong môi trường sống của nấm, do đó xác định được ngưỡng pH thích hợp với sự sinh trưởng, phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum góp phần khơng nhỏ vào việc xác định khả năng phòng trừ, lựa chọn vùng đất trồng trọt cũng như các biện pháp canh tác, cải tạo đất phù hợp để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trên đồng ruộng
Vì vậy, để xác định ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm N. dimidiatum chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự
sinh trưởng phát triển của nấm trên môi trường PDA. Từ các mẫu bệnh đặc trưng thu được chúng tôi tiến hành phân lập trên môi trường PDA và thu được các chủng nấm thuần. Sau đó sử dụng các chủng nấm đã được phân lập cấy trên môi trường PDA được pha với các ngưỡng pH khác nhau và theo dõi sự phát triển của nấm bằng cách đo đường kính tản nấm và quan sát đặc điểm hình thái của tản nấm sau các ngày ni cấy. Kết quả khảo sát được trình bày tại Bảng 4.6
Ở các điều kiện pH môi trường khác nhau từ 4,0 đến 8,0 nấm
Neoscytalidium dimidiatum đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và mọc kín
đĩa sau 5 ngày ni cấy. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Liễu (2013) ghi nhận nấm Neoscytalidium sp. phát triển được trên khoảng pH rộng từ 4-8.
Bảng 4.6. Thí nghiệm ảnh hưởng của pH mơi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum
CT Độ pH Đường kính tản nấm(cm) 2NSC 5 NSC 1 4 3,57 KĐ 2 4,5 3,23 KĐ 3 5 3,13 KĐ 4 5,5 3,04 KĐ 5 6 3,28 KĐ 6 6,5 3,21 KĐ 7 7 3,03 KĐ 8 7,5 3,05 KĐ 9 8 3,10 KĐ LSD 0,16 - CV(%) 2,9 - Ghi chú: KĐ: Kín đĩa
4.2.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo dõi sự phát triển của nấm N. dimidiatum ở các mức nhiệt độ từ thấp (150C) đến cao (350C) trên môi trường PDA, trong điều kiện buồng sinh thái, kết quả sau 2 ngày cho thấy: đường kính tản nấm đạt cao nhất đạt 8,1 cm ở mức nhiệt độ 350C, ở mức nhiệt độ 250C và 300C đường kính tản nấm đạt 6,7 cm và 6,9 cm, ở mức nhiệt độ thấp hơn từ 150C- 200C đường kính tản nấm rất nhỏ chỉ đạt 3,2- 4,1 cm (Bảng 4.7).
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến sự phát triển của nấm đốm nâu hại thanh long Neoscytalidium dimidiatum
(Buồng sinh thái, Viện Bảo vệ thực vật)
TT Nhiệt độ ( 0C) Đường kính tản nấm (cm) 1 15 3,2 2 20 4,1 3 25 6,7 4 30 6,9 5 35 8,1
4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, gây hại của bệnh đốm nâu Neoscytalidium dimidiatum trên thanh long