Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thành phần bệnh hại và tác hại của bệnh đốm nâu(Neoscytalidium
4.1.2. Tác hại của bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại Bình Thuận
Bệnh đốm nâu được ghi nhận đã, đang xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ở Việt Nam, rất nhiều vườn thanh long tại các địa
phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An đã xuất hiện loại bệnh này, tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây hại trên diện rộng.
Triệu chứng bệnh đốm nâu thanh long (vết bệnh khi mới xuất hiện)
Bệnh đốm nâu trên cành thanh long Bệnh đốm nâu trên quả thanh long
4.1.2.1. Đặc điểm triệu chứng, tình hình nhiễm bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại tỉnh Bình Thuận
a. Triệu chứng bệnh
- Trên cành: Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ lõm xuống so với mơ khỏe, chính giữa vết đốm tròn là một chấm nhỏ màu đỏ tươi. Vết bệnh phát triển mạnh nhô lên màu vàng cam cuối cùng vết bệnh nổi u lên có màu nâu. Bệnh thường xuất hiện trên cành bánh tẻ và có thể liên kết với nhau tạo thành vết đốm. - Trên quả: tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám (rám) cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.
b. Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu năm 2014-2015
Theo báo cáo của chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận (ngày 12 tháng 1 năm 2016): Diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất năm 2015 là 8.039 ha, giảm 4.831 ha so với diện tích nhiễm cao nhất năm 2014 là 12.870 ha, cụ thể mức độ nhiễm trong năm 2015 như sau: diện tích nhiễm nhẹ 6.076 ha, nhiễm trung bình 1.527 ha và diện tích nhiễm nặng là 436 ha.
Bảng 4.2. So sánh diễn biến bệnh đốm nâu trên địa bàn Tỉnh qua từng tháng trong năm 2015 và cùng kỳ 2014
Tháng Diện tích nhiễm (ha) Tháng Diện tích nhiễm (ha)
2014 2015 2014 2015 1 1.177 5.192 7 1.002 6.433 2 1.054 3.809 8 2.300 7.740 3 780 1.527 9 12.764 8.039 4 140 804 10 12.870 7.547 5 78 363 11 10.121 6.637 6 238 2.582 12 7.167 5.359
Nguồn: Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận
Từ tháng 1 đến tháng 6/2015, là thời gian nắng nóng, khơ hạn nên bệnh có xu hướng giảm mạnh về diện tích cũng như tỉ lệ gây hại. Từ tháng 7/2015, thời tiết chuyển sang mùa mưa, diễn biến phức tạp (trời mưa kết hợp với nắng nóng, nhiệt độ cao) nên bệnh có xu hướng phát sinh phát triển mạnh. Bệnh đốm nâu gây hại với diện tích cao nhất vào thời điểm tháng 9/2015 với tổng diện tích nhiễm bệnh trên toàn tỉnh là 8.039 ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh ở huyện Hàm Thuận Nam là 3.592 ha, huyện Hàm Thuận Bắc là 4.022 ha và huyện Bắc
Bình là 350 ha. Các huyện trồng thanh long còn lại nhiễm bệnh với tỉ lệ thấp, diện tích bị hại khơng đáng kể. Đến tháng 12/2015, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn tồn tại trên các vườn thanh long là 5.359 ha.
Nhiều hộ dân trồng thanh long còn tâm lý chủ quan, chưa nhận rõ tác hại của việc tái nhiễm bệnh đốm nâu nên chưa tích cực vệ sinh vườn, chặt tỉa cành già, cành bị bệnh để ủ tiêu diệt bào tử nấm. Nguy hiểm hơn là khi vào mùa mưa là vụ chính của thanh long, giá cả thấp, người dân khơng quan tâm đầu tư chăm sóc nên bệnh đốm nâu phát triển với tốc độ rất nhanh.Tại huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, tỷ lệ thanh long tái nhiễm bệnh đốm nâu khi bắt đầu có mưa tăng cao. Đến ngày 18/6/2015 diện tích nhiễm đốm nâu trên toàn tỉnh trên 3.129 ha (trong đó nhiễm nhẹ 2.574 ha, nhiễm trung bình 515 ha, nhiễm nặng 40 ha), tăng 2.400 ha so 10 ngày trước đó (thời điểm chưa có mưa), so với cùng kỳ tăng hơn 2.800 ha. Trong đó Hàm Thuận Bắc 350 ha, Hàm Thuận Nam 2.740 ha, Phan Thiết 5 ha, Bắc Bình 24 ha, La Gi 3 ha. Số diện tích bị sâu bệnh chủ yếu tập trung trên diện tích vừa qua khơng làm vệ sinh vườn, ủ cành để tiêu diệt bào tử nấm hoặc có làm nhưng qua loa, khơng kỹ.
Tình hình trên cho thấy, nếu không chủ động, khẩn trương ngăn chặn thì dịch đốm nâu sẽ bùng phát nhanh hơn khi có mưa nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ vụ mùa mà cả vụ chong đèn vào cuối năm 2015.
c. Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 6 tháng đầu năm 2015 và 2016
Diện tích nhiễm hàng tháng trong 6 tháng đầu năm 2016 giảm dần và so với cùng kỳ năm 2015 giảm khoảng 50% diện tích nhiễm trong mỗi tháng,cụ thể diện tích nhiễm hàng tháng được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 6 tháng đầu năm 2015 và 2016
Đơn vị tính: Ha Mức độ nhiễm Năm Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Nhẹ 2015 3.522 2.614 1.317 784 363 395 2016 1.829 1.201 621 374 150 98 Trung bình 2015 1.100 940 205 20 - - 2016 107 20 15 2 - - Nặng 2015 570 255 5 - - - 2016 - - - - - - Tổng 2015 5.192 3.809 1.527 804 363 395 2016 1.936 1.221 636 376 150 98
Trong 6 tháng đầu năm 2016, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu phần lớn ở mức nhẹ (tỷ lệ bệnh 5 – 10%), diện tích nhiễm trung bình (tỷ lệ 10 – 20%) thấp và khơng có diện tích nhiễm nặng (tỷ lệ 20 – 50%).
Do thời tiết nắng nóng, khơ hanh hơn so với năm 2015, điều kiện môi trường khơng thích hợp cho nấm bệnh phát sinh lây lan, gây hại cùng với sự tích cực trong cơng tác tuyên truyền, theo dõi, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, cắt tỉa cành, trái bệnh của các cấp ban ngành nơng nghiệp, do đó diện tích nhiễm bệnh đốm nâu trong 6 tháng đầu năm 2016 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2015.
4.1.2.2. Ảnh hưởng gây hại của bệnh đốm nâu đến sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sản xuất thanh long
Theo nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, triệu chứng đầu tiên là những đốm chấm trắng xuất hiện trên cành non, quả gần chín và quả chín. Trên quả xuất hiện những đốm trắng lõm xuống, các vết này liên kết với nhau tạo thành mảng, làm cho mẫu mã của quả không đẹp, không bán được giá, nhưng chất lượng quả thì khơng thay đổi. Trên cành non sau khi xuất hiện vết chấm thì 7-10 ngày sau lớp biểu bì sẽ chết, do đó nấm, vi khuẩn xâm nhập vào gây thối cành. Khơng chỉ gây hư cành, bệnh này cịn lan xuống trái, nếu mức độ nhẹ thì trên trái có những đốm chấm, nổi sần như da con tắc kè (người dân hay gọi là nấm tắc kè), cịn nặng hơn thì làm thối trái. Bệnh gây hại trên tất cả các vườn trồng thanh long ở các giai đoạn khác nhau, kể cả vườn mới trồng. Bệnh gây hại trên cành non và cành bánh tẻ, những vườn nhiễm bệnh sớm, cành non bị nặng hơn. Trên quả bệnh gây hại quả non và quả già, bệnh gây hại nặng khi quả ở giai đoạn gần chín và chín.
Hiện nay, ở Bình Thuận cũng như các tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn như Long An, An Giang... giá thành thanh long đang xuống thấp hơn so với mọi năm. Có rất nhiều lý do làm giá thanh long xuống thấp, trong đó có nguyên nhân bệnh đốm nâu lan rộng, làm chất lượng trái thanh long giảm sút, không đạt yêu cầu thanh long xuất khẩu. Cụ thể:
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của bệnh đốm nâu đến giá thành và chất lượng quả thanh long
Loại
Giá thanh long
Ruột trắng Ruột đỏ Tháng 8,9/2015 Tháng 1,2/2016 Tháng 8,9/2015 Tháng 1,2/2016 Loại 1(không bị bệnh) 12000 20000 18.000 45.000 Loại 2(Bị bệnh nhẹ) 3000 3000 3000 10000
Loại 3(bị bệnh nặng) loại bỏ loại bỏ Loại bỏ 5000
Từ số liệu của bảng trên cho thấy, bệnh đốm nâu không chỉ làm cho mẫu mã quả thanh long khơng đẹp mà cịn ảnh hưởng đến giá bán. Chỉ những quả thanh long loại 1( quả khơng bị bệnh) mới có giá thành cao, cịn những quả loại 2 thì giá thành rất thấp, cịn quả loại 3( bị bệnh nặng) thường nông dân phải bỏ đi( đối với thanh long ruột trắng) hoặc giá bán thấp( ruột đỏ).
4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÁT SINH, GÂY HẠI CỦA BỆNH ĐỐM NÂU (NEOSCYTALIDIUM DIMIDIATUM) HẠI HẠI CỦA BỆNH ĐỐM NÂU (NEOSCYTALIDIUM DIMIDIATUM) HẠI
CÂY THANH LONG