chế phẩm sinh học MXA- 8
4.3.3.1. Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) bằng chế phẩm sinh học MXA-8
Đối với thanh long là loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu, để đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu nghiêm ngặt về mẫu mã, chất lượng và đặc biệt là không tồn dư dư lượng thuốc BVTV hoá học thì việc sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) trên thanh long là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng chế phẩm MXA-8 kết hợp với phân bón lá và các chế phẩm vi sinh khác để phòng trừ bệnh đốm nâu trên thanh long chính vụ. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở Bảng 4.23 và Bảng 4.24.
Bảng 4.23. Hiệu lực của chế phẩm MXA-8 khi kết hợp với phân bón lá và một số hỗn hợp khác trong phòng trừ bệnh đốm nâu hại cành thanh long
CT TP 1 TSP 2 TSP 3TSP TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB CT1 22,1 1,5 31,1 8,3 60,9 10,5 70,6 11,2 CT2 12,5 2,7 26,6 5,7 71,7 10,8 76,5 12,5 CT3 17,7 1,7 20,6 8,4 45,5 9,4 63,5 10,5 CT4 21,1 2,5 41,6 4,2 51,3 7,5 61,8 9,2 ĐC 18,6 1,7 38,5 13,8 87,2 19,8 89,6 20,4
Kết quả Bảng 4.23 cho thấy, ở các công thức có sử dụng chế phẩm MXA-8 thì TLB và CSB đốm nâu trên cành thanh long đều thấp hơn so với đối chứng. Cụ thể, ở công thức đối chứng TLB và CSB đốm nâu sau 3 tháng phòng trừ lần 87,6% và 20,4%, ở các công thức sử dụng MXA-8 thì TLB thấp hơn dao động từ 70,6 – 61,8% và CSB từ 11,2-9,2%. Trong đó hiệu lực phòng trừ tốt nhất là công thức 4( Phun trên cây MXA 8 + TB888 (tỷ lệ 2 ‰) + rỉ đường (tỷ lệ 2 ‰), phun 7 ngày/lần. Bón gốc SH-BV1+ hữu cơ) với TLB là 61,8% và TLB là 9,2%.
Bảng 4.24. Hiệu lực của một số chế phẩm sinh học khi kết hợp với phân bón lá và một số hỗn hợp khác trong phòng trừ bệnh đốm nâu hại quả thanh
long trên một lứa quả
CT 8/8 15/8 22/8 29/8 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) CT1 5,9 1,1 27,3 5,1 46,9 8,7 57,7 10,2 CT2 6,1 1,1 32,3 5,6 45,6 9,2 61,4 11,5 CT3 5,7 0,9 26,6 4,8 40,5 7,3 54,2 8,1 CT4 5,3 0,9 20,5 4,5 37,5 6,3 52,3 7,2 ĐC 10,1 2,2 37,7 6,9 55,4 15,1 77,2 17,5
Theo dõi một lứa quả ở những vườn thanh long có sử dụng chế phẩm sinh học MXA-8 thì diễn biến bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) cũng giảm khá mạnh so với đối chứng. Cụ thể ở ngày 29/8 là thời điểm bệnh đốm nâu phát sinh gây hại đạt đỉnh cao, ở các công thức có sử dụng chế phẩm MXA-8 thì tỷ lệ bệnh dao động từ 52,3-61,4% và CSB từ 7,2-11,5% thấp hơn so với đối chứng (TLB là 77,2% và CSB là 17,5%).
Qua các số liệu trình bày ở Bảng 4.23 và 4.24, có thể khẳng định chế phẩm MXA-8 có tác dụng khống chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của nấm (Neoscytalidium dimidiatum) trên cây thanh long.
Mô hình xử lý thuốc sinh học Tập quán nông dân
Hình 4.5. Hình ảnh thí nghiệm quản lý bệnh đốm nâu thanh long tại Bình Thuận
4.3.3.2. Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học MXA-8 trên vườn thanh long
Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học MXA-8 /lứa quả( một lần tưới và một lần phun ) được thực hiện trên vườn thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi ở chính vụ và trái vụ, kết quả đánh giá năng suất của mô hình được trình bày ở Bảng 4.25 và Bảng 4.26.
Bảng 4.25. Kết quả đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tếmô hình ứng dụng chế phẩm sinh học MXA-8 trên vườn thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi (HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội, Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc,
Tỉnh Bình Thuận- Chính vụ ) Công thức Tỷ lệ quả loại 1 (%):15.000đ/ kg Tỷ lệ quả loại 2 (%): 3.000đ/kg Tỷ lệ quả loại 3 (%): bỏ Tổng thu (đ/ha) Trọng lượng (kg/ha) Tỷ lệ (%) Trọng lượng (kg/ha) Tỷ lệ (%) Trọng lượng (kg/ha) Tỷ lệ (%) MXA-8 1.025,45 55,29 589,09 31,76 240,00 12,94 17.149.091 ĐC 785,45 37,50 1.112,72 53,12 196,36 9,37 15.120.000 Chênh lệch +240,00 +17,79 -523,63 -21,36 +43,63 +2,54 2.029.091
Qua Bảng 4.25 chúng ta thấy kết quả thu đợt quả ở mô hình sử dụng MXA- 8 ở chính vụ đã cao hơn so với đối chứng của nông dân. Với tỷ lệ quả loại 1 chiếm 55,29 %, loại 2 là 31,76 %, loại 3 là 12,94 % trong khi đó đối chứng chỉ đạt loại 1 là 37,50 %, loại 2 là 53,12 % và loại 3 là 9,37 %.
Hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng 2 lần MXA-8 trong lứa quả đầu tiên cao hơn đối chứng 2.029.091đ/ ha. Từ kết quả mô hình, HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội đã kiến nghị với Viện BVTV được áp dụng mô hình này trên diện tích rộng.
Thanh long áp dụng MXA-8 loại 1: 15.000đ
Thanh long áp dụng MXA-8 loại 2: 3.000đ
Thanh long áp dụng MXA-8 loại 3: bỏ đi
Đối chứng loại 1: 15.000đ Đối chứng loại 2: 3.000đ Đối chứng loại 3: bỏ đi
Hình 4.6. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học MXA-8 năng suất và hiệu quả kinh tế trên thanh long
Bảng 4.26. Kết quả đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tếmô hình ứng dụng chế phẩm sinh học MXA-8 trên vườn thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi (HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội, Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc,
Tỉnh Bình Thuận- trái vụ) Công thức Tỷ lệ quả loại 1 (%): 45.000đ/ kg Tỷ lệ quả loại 2 (%):10.000đ/kg Tỷ lệ quả loại 3 (%): 5.000đ/kg Tổng thu (đ/ha) Trọng lượng (kg/ha) Tỷ lệ (%) Trọng lượng (kg/ha) Tỷ lệ (%) Trọng lượng (kg/ha) Tỷ lệ (%) MXA-8 2,830 76,21 600 21,24 50 2,55 127,600,600 ĐC 2,420 61,58 800 27,28 200 11,14 114,400,800 Chênh lệch +410 +16,62 -200 -5,48 -150 -8,59 13.199.800
Qua Bảng 4.26 cho thấy với mô hình ứng dụng 2 lần MXA-8/ lứa quả (1 lần tưới, 1 lần phun) cho cây thanh long trái thì: tỷ lệ thanh long loại 1 (45.000đ/kg) của mô hình đạt 76,21% cao hơn đối chứng (61,58%) là 16,62%. Tỷ lệ thanh long loại 2 (10.000đ/kg) của mô hình là 21,24% thấp hơn đối chứng (27,28%) là 5,48%. Tỷ lệ thanh long loại 3 (5.000đ/kg) của mô hình là 2,55% thấp hơn đối chứng (11,14%) là 8,59%. Mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng MXA-8 cao hơn so với đối chứng là 13.199.800 đồng.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã kiểm nghiệm và điều tra trên thanh long ruột đỏ 2 năm tuổi với 10 trụ. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học MXA-8 đến năng suất và hiệu quả kinh tế trên 10 trụ thanh long được trình bày ở Bảng 4.27 và 4.28.
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến năng suất và hiệu quả kinh tế trên Thanh Long ruột đỏ 2 năm tuổi (HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội, Xã
Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận- Chính vụ)
Phân loại quả
Năng suất (kg/10 trụ) Tỷ lệ (%) MXA-8 ĐC (Hóa học) MXA-8 ĐC (Hóa học) Năng suất (kg) Thành tiền (đồng) Năng suất (kg) Thành tiền (đồng) Loại 1 (18.000đ/kg) 10 180,000 8 144,000 42 40 Loại 2 (8.000đ/kg) 12 96,000 9 72,000 50 45 Loại 3 (3.000đ/kg) 2 6,000 3 9,000 8 15 Tổng 24 282,000 20 225,000 Năng suất/ ha 33,840,000 27,000,000 Chênh lệch
thu/ ha/ lứa trái 6,840,000 đồng/ha/lứa
Kết quả thu được bên mô hình sử dụng MXA – 8 ở chính vụ có tỷ lệ quả loại 1 là 42% và bên đối trứng là 40%. Quả loại 2 bên mô hình là 50% và đối trứng là 45%, loại 3 trên mô hình là 8% và đối chứng là 15% (Bảng 4.27 ). Chênh lệch giữa mô hình và đối chứng nông dân là 6,840,000 đồng/ha/lứa, hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn đối chứng.
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến năng suất và hiệu quả kinh tế trên Thanh Long ruột đỏ 2 năm tuổi (HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội, Xã
Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận- trái vụ)
Phân loại quả
Năng suất (kg/10 trụ) Tỷ lệ (%) MXA-8 ĐC (Hóa học) MXA-8 ĐC (Hóa học) Năng suất (kg) Thành tiền (đồng) Năng suất (kg) Thành tiền (đồng) Loại 1 (18.000đồng/kg) 32,5 1,462,500 27,5 1.237.500 73,12 58,89 Loại 2 (8.000đồng/kg) 9,2 92,000 9,5 95,000 24,73 32,22 Loại 3 (3.000 đồng/kg) 0,6 3,000 2 10,000 2,15 8,89 Tổng 42,3 1,557,500 39 1,342,500 Năng suất/ha 155,750,000 134,250,000 Chênh lệch thu/ ha/lứa trái 21,500,000
Ở trái vụ loại 1 là 73,12% và đối chứng là 58,89%, loại 2 trên mô hình là 24,7% và đối chứng là 32,2%, loại 3 là 2,2 và bên đối chứng là 8,9%. ( Bảng 4.28) hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn đối chứng 21,500,000 đồng/ ha.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Có 7 loài bệnh gây hại trên thanh long tại tỉnh Bình Thuận, bệnh đốm nâu (N. dimidiatum ) là bệnh phổ biến và gây hại quan trọng bậc nhất, bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây và gây ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành của quả thanh long.
2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến quy luật phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh đốm nâu: môi trường PDA là môi trường thích hợp cho sự phát triển của nấm N. dimidiatum. Nấm N. dimidiatum phát triển được trên khoảng pH rộng từ 4-8. Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nghiêm trọng trong điều kiện nhiệt độ cao từ trên 32 - 350C và ẩm độ cao, lượng mưa lớn từ tháng 6 đến tháng 9 tại Bình Thuận.
3. Các biện pháp cắt tỉa, bón phân theo quy trình có tác dụng hạn chế sự phát sinh, phát triển của bệnh đốm nâu.
4. Hoạt chất Mancozeb hiệu lực phòng trừ cao nhất, khi kết hợp với TB888 và rỉ đường hiệu lực của thuốc đã tăng cao hơn so với việc sử dụng thuốc đơn thuần ở cả hai vụ chính và nghịch. Tỷ lệ bệnh tại công thức hỗn hợp Mancozeb với TB888 và rỉ đường vụ chính và vụ nghịch giảm hơn hẳn so với nông dân.
5. Ở các công thức có sử dụng chế phẩm MXA-8 thì TLB và CSB đốm nâu trên cành và quả thanh long đều thấp hơn so với đối chứng. Trong đó hiệu lực phòng trừ tốt nhất là công thức 4( Phun trên cây MXA 8 + TB888 (tỷ lệ 2 ‰) + rỉ đường (tỷ lệ 2 ‰), phun 7 ngày/lần. Bón gốc SH-BV1+ hữu cơ).
6. Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học ( 2 lần MXA-8/ lứa quả) trên thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi và 2 năm tuổi: ở chính vụ và trái vụ đều có tỷ lệ thanh long loại 1 đạt cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng.
5.2. KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả đã đạt được cùng những tồn tại, luận văn xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
gây bệnh của nấm N. dimidiatum, mức độ nhiễm và diễn biến của bệnh trong năm trên các giống Thanh long, các chân đất trồng khác nhau.
+ Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn về các yếu tố sinh thái khác như: ẩm độ, ánh sáng, giống, chế độ canh tác...để có thể rút ra được quy luật phát sinh, phát triển gây hại của nấm N.dimidiatum.
+ Thử nghiệm nhiều các chế phẩm thuốc BVTV hoá học và sinh học khác bán rộng dãi trên thị trường để có khuyến cáo thích hợp cho người sản xuất thanh long trong phòng trừ bệnh đốm nâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010. Thông tư số 71/2010/TT- BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2. Báo cáo tổng hợp tình hình dịch hại của chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận năm 2015-2016.
3. Cục Bảo Vệ Thực Vật, 1985. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Cục Bảo Vệ Thực Vật (2014). Tình hình sâu bệnh hại trên thanh long và giải quyết các rào cản kiễm dịch thực vật cho quả thanh long xuất khẩu của Việt Nam. Báo cáo trong Hội nghị “Sản xuất và phát triển thị trường thanh long bền vững” ngày 15/5/2014 tại Bình Thuận.
5. Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Thị Tưởng. 2012. Kết quả bước đầu khảo sát tác nhân gây bệnh đốm nâu thanh long Bình Thuận. Báo cáo khoa học hàng năm của Viện Cây ăn quả miền Nam 2012.
6. Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Anh Thư và Nguyễn Văn Hoà (2014a). Nghiên cứu xác định tác nhân, đặc điểm hình thái và sinh học của nấm
Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên thanh long (Hylocereus undatus). Hội thảo quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 13, tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.. tr. 114-120.
7. Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Huy Cường và Nguyễn Văn Hoà (2014b). Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hoá học đối với bệnh đốm nâu Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên thanh long
(Hylocereus undatus). Hội thảo quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 13, tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. tr. 191-199.
8. Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Ngọc Anh Thư và Nguyễn Văn Hoà và Nguyễn Minh Châu (2014c). Kết quả nghiên cứu bệnh đốm nâu thanh long của Viện Cây ăn quả miền Nam và dự kiến các nội dung cần nghiên cứu trong thời gian tới. Báo cáo tham luận trong “Hội thảo bàn với biện pháp quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long”, với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổ chức tại Viện Cây ăn quả miền Nam.
9. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thành Hiếu, Đặng Kim Uyên, Trần Ước và Nguyễn Thị Hoàng Linh (2011). Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu biện pháp quản lý hữu hiệu một số bệnh hại do nấm và vi khuẩn quan trọng trên thanh long” thuộc dự án ACP Bình Thuận. Tài liệu báo cáo tổng kết quả thực hiện đề tài.
10. Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Huyền, Đinh Thị Ánh Tuyết, Võ Thị Ngọc Liễu, Cao Thị Mỹ Loan, Võ Thị Thu Oanh và Lê Đình Đôn (2014). Nghiên cứu định danh và khảo sát đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh đốm trắng hại thanh long (Hylocereus undatus). Hội thảo quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 13, tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. tr. 114-120. 11. Đặng Thị Kim Uyên, Lê Thị Tưởng và Nguyễn Văn Hoà (2014). Đánh giá hiệu
quả của dịch trích móng tay (Impatiens balsamina) đối với một số nấm bệnh gây hại trên cây ăn quả. Hội thảo quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 13, tổ chức tại Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. tr. 258-267
12. Viện Bảo vệ thực vật (1970). Kết quả điều tra bệnh cây và côn trùng 1967-1968, NXB Nông thôn.
13. Viện Bảo vệ thực vật (1980). Kết quả điều tra bệnh cây và côn trùng ở các tỉnh phía Nam 1977-1978. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Viện Bảo vệ thực vật (2011). Báo cáo khoa học hàng năm (2006-2011).
15. Viện Bảo vệ Thực vật, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập III.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=22841 17. http://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?news_id=51026
18. www.benh vien cay an qua
19. http://www.grc.vn/plant.php?id=52&cid=3
Tiếng Anh:
20. Abdullah H.A., Mohanad K. M. A., Muhammed A. H., Adnan A. B. and Zulfiqar A., (2012). First report of grapevine dieback caused by Lasiodiplodia theobromae and Neoscytalidium. dimidiatum in Basrah, Southern Iraq. Affrican Journal of Biotechnology. Vol. 11 (95). pp.16165-16171.
21. Amponsah, N. T, Jones, E. E, Ridgway, H. J, Jaspers, M. V. 2009. Rainwater dispersal of Botryosphaeria conidia from infected grapevines. New Zealand Plant Protection. Vol 62. pp. 228-233.
22. Bakker, P. A. H. M., Ran, L. X., Pieterse, C. M. J. and van Loon, L. C. 2003.
Understanding the involvement of rhizobacteria – mediated induction of systemic resistance in biocontrol of plant diseases. Can. J. Plant Pathol. Vol 25. pp. 5-9. 23. Chuang, M. F., Ni, H. F., Yang, H. R., Shu, S. L. and Lai, S. Y. (2012). First Report
of Stem Canker Disease of Pitaya (Hylocereus undatus and H. polyrhizus) Caused by Neoscytalidium dimidiatum in Taiwan. Plant Disease. Vol 96 (6). pp. 906. 24. Elshafie AE, Ba-Omar T (2001). First report of Albizia lebbeck dieback caused by