PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1.1.Khái quát về vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã
hội huyện Kim Bôi
Hưởng ứng phong trào “Xung kích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ
Tổ quốc” “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” của Đoàn thanh niên tỉnh Hòa Bình, Đoàn thanh niên huyện Kim Bôi đã phát huy được vai trò xung kích lao động sáng tạo, việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên ngày càngđược khẳngđịnh, phong trào “sáng tạo trẻ” được triển khai rộng rãi, đa dạng, nhất là trong thanh niên cán bộ công chức, viên chức trẻ, học sinh sinh viên, 5 năm qua toàn huyện có 92 đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của thanh niên được hoàn thành, ứng dụng trong thực tiễn, phong trào “4 mới” được thanh niên nông thôn triển khai thông qua phối hợp tổ chức 6 sàn giao dịch việc làm, 38 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
trên 8000 lượt đoàn viên thanh niên, đảm nhận thực hiện 9 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi.
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp, định hướng đến năm 2020, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng kinh tế - xã hội. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường như: Trồng cây xanh đường làng, khơi thông cống rãnh, trồng hàng rào râm bụt ngõ nhà; Tổ
chức các hoạt động tuyên truyền và thực hiện pháp luật về giao thông như: Phong trào thanh niên nông thôn đi đầu trong đội mũ bảo hiểm trên đường làng; Thành lập các đội ATGT của thôn, xóm và xã...Các hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng động có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, góp phần xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tốt hơn cho thanh niên.
Qua bảng 4.1 cho thấy thực trạng về kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi có nhiều nội dung đạt 100% nhiệm vụ đặt ra như: cải tạo điện lưới (27 xã), nhà văn hóa đạt chỉ tiêu (5 xã), nâng cấp nhà văn hóa thôn (15 nhà), cải tạo xây dựng chợ nông thôn (6 xã), duy trì, củng cố kinh tế HTX hiệu quả (16 xã).
Bảng 4.1. Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi năm 2017
Nội dung ĐVT Nhiệm vụ Thực hiện Tỷ lệ (%)
I. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế 1. Giao thông
Cứng hóa đường trục xã Km 166,2 151 90,8
Cứng hóa đường trục thôn Km 284 171 60,2
Số xã đạt chỉ tiêu Xã 27 17 62,9
2. Thủy lợi
Cứng hóa kênh mương Km 425,2 200,2 47,0
Số xã đạt chỉ tiêu Xã 27 24 88,8
3. Điện
Cải tạo lưới điện Xã 27 27 100,0
4. Nhà văn hóa
Số xã đạt chỉ tiêu Xã 5 5 100,0
Nâng cấp Nhà văn hóa thôn Nhà 15 15 100,0
5. Chợ nông thôn
Cải tạo xây dựng chợ nông thôn Xã 6 6 100,0 II. Một số chỉ tiêukinh tế- xã hội
1. Thu nhập Xã 28 7 25,0
2. Hộ nghèo dưới 10% Xã 15 5 33,3
3. Cơ cấu lao động dưới 45% nông nghiệp Xã 28 5 17,8
4. Duy trì, củng cố kinh tế HTX hiệu quả Xã 16 16 100,0
Nguồn: UBND huyện Kim Bôi (2017)
Một số nội dung thực hiện được tỷ lệ tương đối cao so với nhiệm vụ đề ra như: Về giao thông thì việc cứng hóa đường trục xã, nhiệm vụ đề ra là 166,2km,
thực hiện được 151km (đạt 90,8%); về thủy lợi, số xã đạt chỉ tiêu thì nhiệm vụ đề ra là 27 xã, huyện Kim Bôi thực hiện được 24 xã (đạt 88,8%). Bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung mà huyện Kim Bôi thực hiện được còn khá khiêm tốn so với nhiệm vụ đề ra như: Việc cứng hóa kênh mương (nhiệm vụ đề ra là 425,2km, huyện thực hiện được 200,2km, chỉ đạt 47% so với nhiệm vụ đề ra); trong phần phát triển kinh tế, tiêu chí thu nhập mới chỉ đạt 25%, hộ nghèo dưới 10% đạt 33,3%, cơ cấu lao động dưới 45% nông nghiệp đạt 17,8%. Qua đó cho thấy, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Kim Bôi đòi hỏi sự tham gia tích
trò “xung kích” sẽ là lực lượng nòng cốt để tạo ra cú huých trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.
4.1.2. Sự tham gia của Đoàn thanh niên với hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội
Đoàn thanh niên của huyện Kim Bôi đã rất tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơ sở đoàn trong huyện đã chủ động đăng ký, đề xuất với cấp ủy, chính quyền đảm nhận và thi công các công trình, phần việc thanh niên tham gia tập trung vào các lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông thôn như làm mới, sửa chữa đường giao thông nông thôn; hệ thống kênh mương nội đồng; sửa chữa và trang bị thiết bị vui chơi khuôn viên, nhà văn hóa thôn; xây dựng hố chứa rác đẩy mạnh triển khai Mô hình làng xã xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh đó, các cơ sở đoàn trong huyện đã vận động nguồn lực xã hội hóa từ các đoàn thanh niên khối doanh nghiệp, các mạnh thường quân triển khai chương trình Thắp sáng đường quê, trang bị thiết bị vui chơi cho thanh thiếu nhi.
Việc đóng góp ngày công lao động và vật tưtại chỗ cho các hoạt động xây dựng công trình của thanh niênđã góp phần giảm thiểu sự đóng góp về mặt tài
chính cho chính người dân tham gia. Điều này đã giúp cho người dân giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho gia đình. Sự tham gia một cách tự nguyện của thanh niên vào công việc chung chính là nguyên nhân cơ bản đảm bảo sự hoàn thành các hoạt động mà bản thân đã ưu tiên thực hiện.
Tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của đoàn thanh niên huyện Kim Bôi được thể hiện qua bảng 4.2, cụ thể, đoàn thanh niên tham gia làm mới đường giao thông nông thôn, năm 2013 làm được 1,5km, năm 2014 làm được 9,6km (đạt 640% so với năm 2013), năm 2015 làm được 10,2km, năm 2016 làm được 11,4km, đến năm 2017 làm được 9,5km. Về sửa chữa đường giao thông nông thôn, năm 2013 Đoàn thanh niên tham gia xây dựng được 8,6km và tăng dần qua các năm, năm 2014 là 10km, năm 2015 là 12km, năm 2016 là 12,5km, năm 2017 là 14km.Về nạo vét kênh mương nội đồng, năm 2013 đoàn thanh niên tham gia nạo vét được 13,5km, năm 2014 giảm xuống chỉ còn 11,8km (giảm 12,26% so với năm 2013), năm 2015 tăng lên được 13,2km, năm 2016 là 14km và năm
2017 là 16km.
Về xây dựng thắp sáng đường quê, năm 2013 chưa thấy có sự tham gia của đoàn thanh niên, đến năm 2014 đoàn thanh niên tham gia được 19km đường thắp sáng, năm 2015 tăng khá cao lên đến 62km (đạt 326,32% so với năm 2014), năm 2015 tiếp tục tăng lên đến 82km (đạt 132,26% so với năm 2014) và năm 2017 tăng lên 92km (đạt 112,20% so với năm 2016).
45
Bảng 4.2. Đoàn thanh niên tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế của huyện Kim Bôi 2013-2017
Nội dung ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%)
2013 2014 2015 2016 2017 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 BQ
- Làm mới đường giao thông nông
thôn km 1,5 9,6 10,2 11,4 9,5 640 106,25 111,76 83,33 158,64 - Sửa chữa đường giao thông nông
thôn km 8,6 10 12 12.5 14 116,28 120,00 104,17 112,00 112,96 - Sửa chữa, trang bị thiết bị vui chơi
Nhà văn hóa Nhà 3 5 4 6 8 166,67 80,00 150,00 133,33 127,79
- Nạo vét kênh mương nội đồng km 13,5 11,8 13.2 14 16 87,41 111,86 106,06 114,29 104,34 - Thắp sáng đường quê km 0 19 62 82 92 - 326,32 132,26 112,20 - - Xây dựng hố chứa rác thải Hố 30 45 50 63 56 150 111,11 126,00 88,89 116,89 Nguồn:Huyện đoàn Kim Bôi (2013, 2014, 2015, 2016, 2017)
46
Bảng 4.3.Kết quả tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng của Đoàn thanh niênso với toàn huyện Kim Bôi giai đoàn 2014-2017
Nội dung ĐVT
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Đoàn thanh niên Tổng Tỷ lệ (%) Đoàn thanh niên Tổng Tỷ lệ (%) Đoàn thanh niên Tổng Tỷ lệ (%) Đoàn thanh niên Tổng Tỷ lệ (%) Đoàn thanh niên Tổng Tỷ lệ (%) - Làm mới đường
giao thông nông thôn km 1,5 19 7,89 9,6 23 41,74 10,2 22 46,36 11,4 28 40,71 9,5 25 38,00 - Sửa chữa đường
giao thông nông thôn km 8,6 33 26,06 10 36 27,78 12 41 29,27 12,5 38 32,89 14 41 34,15 - Sửa chữa, trang bị
thiết bị vui chơi Nhà văn hóa Nhà 3 8 37,50 5 12 41,67 4 9 44,44 6 8 75,00 8 10 80,00 - Nạo vét kênh mương nội đồng km 13,5 41 32,93 11,8 39 30,26 13,2 46 28,70 14 37 37,84 16 42 38,10 - Thắp sáng đường quê km 0 0 - 19 19 100,00 62 62 100,00 82 82 100,00 92 92 100,00 - Xây dựng hố chứa rác thải Hố 30 63 47,62 45 70 64,29 50 71 70,42 63 80 78,75 56 76 73,68
Xây dựng hồ chứa rác thải cũng được thanh niên huyện Kim Bôi tham gia khá tích cực, những hố rác thải mà đoàn thanh niên tham gia được tăng dần qua các năm, năm 2013 tham gia 30 hố, năm 2014 là 45 hố (đạt 150% so với năm 2013), năm 2015 tiếp tục tăng lên đến 50 hố, năm 2016 là 63 hố và năm 2017 là 56 hố.
Bảng 4.3 cho thấy, hầu hết việc xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện đều có sự tham gia của đoàn thanh niên, trong đó có hai hoạt động đoàn thanh niên tham gia với tỷ lệ cao là thắng sáng đường quê và xây dựng hố chứa rác thải.
Về hoạt động làm mới đường giao thông nông thôn, đoàn thanh niên tham gia nhiều nhất là năm 2015, với 46,36% so với toàn huyện, tiếp đến là năm 2014 là 41,74% so với toàn huyện, năm 2016 là 40,71%, năm 2017 là 38% và năm 2013 tham gia ít nhất với 7,89% so với toàn huyện.
Về hoạt động sửa chữa đường giao thông nông thôn, tương tự như hoạt
động làm mới đường giao thông nông thôn thì hoạt động này đoàn thanh niên
tham gia cũng ở mức khá khiêm tốn, với năm đoàn thanh niên tham gia nhiều nhất là năm 2017, tỷ lệ là 34,15% so với toàn huyện, năm 2016 là 32,89%, năm 2015 là 29,27%, năm 2014 là 27,78% và cuối cùng là năm 2013 với 26,06% so với toàn huyện.
Đối với hoạt động sửa chữa, trang bị thiết bị vui chơi nhà văn hóa thì
đoàn thanh niên tham gia với tỷ lệ khá cao, đặc biệt năm 2016 và năm 2017 tỷ
lệ đoàn thanh niên tham gia đạt ở mức 75% năm 2016 và 80% năm 2017 so với toàn huyện.
Đối với hoạt động nạo vét kênh mương nội đồng, đoàn thanh niên tham gia được khoảng 28,7% đến 38,1% so với toàn huyện trong giai đoạn 2013-2017.
Về hoạt động xây dựng hố rác thải thì đoàn thanh niên tham gia được ở tỷ
lệ khá cao, năm 2016 đoàn thanh niên tham gia được 78,75% so với toàn huyện, năm 2017 là 73,68%, năm 2015 là 70,42%, năm 2014 là 70% và cuối cùng năm 2013 là 47,62% so với toàn huyện.
Đối với hoạt động thắp sáng đường quê: Năm 2014 huyện đoàn Kim Bôi
đã phát động phong trào “thắp sáng đường quê” với mục đích mang ánh điện đến với bà con thôn bản xa xôi, thiếu ánh điện, đây là phong trào huy động sự tham gia của đoàn thanh niên nên tỷ lệ tham gia thắp sáng đường quê của đoàn thanh niên đạt 100% so với toàn huyện từ năm 2014 đến năm 2017.
4.1.3. Sự tham gia của Đoàn thanh niên với chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Huyện đoàn đã phối hợp cùng Đoàn thanh niên khối các cơ quan tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh, Câu lạc bộ cán bộ trẻ tỉnhtổ chức giúp đỡ đoàn viên thanh niên chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp như: thực hiện dồn điền đổi thửa làm trang trại VAC; chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trồng cây ăn quả, chăn nuôi,... Bên cạnh đó, kết nối cho nhiều thanh niên có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao KHKT và tham quan mô hình kinh tế, Hợp tác xã,tổ hợp tác xã, các mô hình liên kết 4 nhàtrong và ngoài tỉnh.
Bảng 4.4. Kết quả tổ chức đoàn giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại huyện Kim Bôi
Đơn vị: Người Nội dung Năm Tốc độ phát triển (%) 2013 2014 2015 2016 2017 2014 /2013 2015 /2014 2016 /2015 2017 /2016 Chuyển đối cơ cấu sản xuất nông nghiệp 230 310 389 395 300 134,78 125,48 101,54 75,95 Chuyển giao KHKT 900 1203 1253 1546 1654 133,67 104,16 123,38 106,99
Nguồn: Uỷ ban nhân dânhuyện Kim Bôi (2017) Trong giai đoạn từ 2013-2017, số người của huyện Kim Bôi được đoàn thanh niên giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng khá cao và tăng dần qua các năm, cụ thể:
Về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp: Năm 2013, đoàn thanh niên
giúp được 230 người, năm 2014 tăng lên là 310 người (tăng 34,78% so với năm 2013), năm 2015 tiếp tục tăng lên đến 389 người, năm 2016 tăng nhẹ lên 395 người (tăng 1,54% so với năm 2014), năm 2017 con số này giảm nhẹ xuống còn 300 người (giảm 24,25% so với năm 2016).
Bảng 4.5. Số lượng đoàn thanh niên được tổ chức đoàn giúp chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại huyện Kim Bôi giai đoạn 2013 - 2017
Nội dung
Năm ĐVT
Số người được chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Số người được chuyển giao KHKT
Năm
2013
Đoàn thanh niên Người 230 900
Toàn huyện Người 390 1.050
Tỷ lệ (%) 58,97 85,71
Năm
2014
Đoàn thanh niên Người 310 1.203
Toàn huyện Người 410 1.210
Tỷ lệ (%) 75,61 99,42
Năm
2015
Đoàn thanh niên Người 389 1.253
Toàn huyện Người 560 1.790
Tỷ lệ (%) 69,46 70,00
Năm
2016
Đoàn thanh niên Người 359 1.546
Toàn huyện Người 648 1.790
Tỷ lệ (%) 55,40 86,37
Năm
2017
Đoàn thanh niên Người 300 1.654
Toàn huyện Người 410 1.786
Tỷ lệ (%) 73,17 92,61
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2017)
Bảng 4.5 cho thấy, huyện Kim Bôi khá rất quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và chuyển giao KHKT cho đoàn thanh niên, tỷ lệ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho đoàn thanh niên chiếm khá cao, từ 58,97% đến 73,17% so với tổng người được chuyển đổi trong toàn huyện giai đoạn 2013 – 2017. Đối với việc chuyển giao KHKT, chủ yếu là dành cho đoàn thanh niên, cụ thể, năm 2013 toàn huyện có 1.050 người được giúp chuyển giao
KHKT thì có 900 người là thanh niên (chiếm 85,71%), năm 2014 toàn huyện là 1.210, trong đó đoàn thanh niên là 1.203 (chiếm 99,42%), năm 2015 tổng toàn huyện là 1.790 người, đoàn thanh niên là 1.250 người (chiếm 70%), năm 2016 chiếm 86,37% và năm 2017 chiếm 92,61% so với toànhuyện.Như vậy, điều này chứng tỏ rằng, đoàn thanh niên cũng rất quan tâm đến việc chuyển gia KHKT, và đây là thế hệ có khả năng tiếp thu tốt nhất và có mong muốn được tiếp nhận ứng dụng KHKT vào sản xuất.
Bảng 4.6. Tổ chức đoàn tham gia phát triển mô hình kinh tế thanh niên huyện Kim Bôi giai đoạn 2013 – 2017
Nội dung ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2013 2014 2015 2016 2017 2014 /2013 2015 /2014 2016 /2015 2017 /2016 Hỗ trợ thành lập mô hình kinh tế mới Mô hình 33 35 40 41 41 106,06 114,29 102,50 100,00 Tư vấn, hướng dẫn thành lập THT, HTX THT, HTX 0 1 2 4 6 - 200,00 200,00 150,00
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Bôi (2013,2014,2015,2016,2017)
Tổ chức đoàn thanh niên tham gia phát triển mô hình kinh tế của huyện Kim Bôi giai đoạn 2013-2017 được thể hiện trong bảng 4.6, cụ thể, tuyên dương mô hình kinh tế, tổ chức đoàn thanh niên tham gia được khá nhiều mô hình và số lượng tham gia tăng dần qua các năm, năm 2013 tham gia được 32 mô hình, năm 2014 là 35 mô hình, năm 2015 tăng lên đến 45 mô hình (tăng 28,57% so với năm 2014), năm 2016 tiếp tục tăng lên 68 mô hình và năm 2017 là 73 mô hình. Tuy nhiên, tập huấn khởi sự doanh nghiệp thì đoàn thanh niên chưa tham gia được lớp nào.Về hỗ trợ thành lập mô hình kinh tế, đoàn thanh niên tham gia cũng khá