Kinh nghiệ mở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hôi tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 39 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễ n

2.2. Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh

2.2.1. Kinh nghiệ mở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn thông qua phong trào Saemaulundong và mơ hình làng mới ở Hàn Quốc

Theo Tạp chí kiến trúc Việt Nam số 5/2014, “Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc. Ngay từ đầu, phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Cho đến nay có hơn 16.000 làng đã đạt được những thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Chất lượng cuộc sống ởnông thôn đã từng bước bắt kịp với đô thị, đời sống nông thôn nâng cao rõ rệt. Đặc trưng của phong trào không đơn thuần là một kế hoạch hành động mà là một cuộc “vận động cải cách ý thức” cùng với “vận động thực hiện hành

động”. Cuộc cải tổ ý thức của người dân dựa trên các khẩu hiệu tinh thần: “Đã làm là được”, “Tất cảđều có thểlàm được” và “Nhất định phải làm”. Với những kết quảđạt được ngay từđầu, người dân nông thôn đã lấy lại được sự tự tin, phấn khởi bắt tay xây dựng ngơi làng của mình khang trang và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Từ thực tế này, nông dân thấy tin vào sức mình, tin ở chính phủ, tin vào tương lai tươi sáng cho con cháu mai sau. Và họ đã tích cực hưởng ứng phong trào và có

được những gì mình muốn (Phạm Xuân Liêm, 2014).

Với cốt lõi chính của phong trào mới là: Thay đổi tư duy, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng. Các nội dung để xây dựng dự án rất thiết thực, tương đối đơn giản dễ triển khai, nhanh có kết quả. Điều này rất quan trọng để khích lệ tinh thần người dân tin vào hiệu quả công việc, tin vào phong trào, tạo đà để làm những dựán dài hơn. Trong năm đầu tiên phát động phong trào, chính phủ cấp miễn phí đồng loạt cho 33.000 xã trong cả nước, mỗi xã 355 bao xi măng (loại 40 kg). Kết quả là sau 1 năm, 16.600 xã được cải thiện rõ rệt do biết tranh thủ sự hỗ trợ của chính phủ và vận động sự tham gia tích cực của người dân, làm nên thành cơng bước đầu. Sang năm thứ 2, chỉ

16.600 xã có thành tích tốt được tơn vinh khen thưởng và tiếp tục được chính phủ hỗ trợ 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi xã. Phấn khởi và tự tin, các xã này tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và bắt đầu đi vào các dự án tăng thu

nhập. Cách thức này tạo nên khơng khí cạnh tranh sơi nổi trong nơng thơn cả nước (Phạm Xn Liêm, 2014).

Kết quảlà có hơn 16.000 làng đã thay đổi được phần nào bộ mặt nơng thơn.

Sang năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủtăng lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Những làng làm tốt cảm thấy họ được Chính phủđền ơn. Nhờđó mà nơng thơn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ. 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từnhà nước.Chỉsau 10 năm thực hiện phong trào, nông thôn Hàn Quốc trở thành một xã hội hiện đại, với 70% dân số ở nơng thơn có thu nhập cao bằng đô thị, không phải do cơ sở hạ tầng tốt mà chính là cộng đồng nơng thơn trở nên đồn

kết, sáng tạo, cần cù, có tác phong kỷ luật và nghiêm túc, có tinh thần tự cường, tự chủ (Phạm Xuân Liêm, 2014).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan về doanh nghiệp hố nơng nghiệp của Đồn thanh niên.

Thái Lan và Việt Nam có những điều kiện khá tương đồng trong phát triển nơng nghiệp. Nghiên cứu những bài học chính sách thành cơng cũng như chưa thành cơng của Chính phủ Thái Lan đối với nơng dân, nơng nghiệp có giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Một số chính sách của Chính phủ Thái Lanđối với nơng dân:

Thứ nhất, chính sách trợ giá nơng sản

Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được Chính phủ Thái Lan thực hiện; thuế nông nghiệp được bãi bỏ. Chính phủ hỗ trợcác chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tiêu thụ nông sản thơng qua việc đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ”; và đồng bộ hóa các chính sách để bảo đảm tính liên thơng từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu và giảm rủi ro cho người nông dân (Trần Việt Dũng, 2015).

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp

Ở Thái Lan, mức độ cơ giới hóa đã bao phủ từng thửa ruộng. Ngay cả những khâu sau thu hoạch cũng được cơ giới hóa tồn bộ. Nhưng bí quyết thành cơng của nơng dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Bởi do điều kiện tự nhiên khác nhau nên nhiều vùng cần phải có những cơng nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù. “Nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theo hướng phát triển bền vững đãđược các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học (công nghệ biến đổi gien, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi,...) (Trần Việt Dũng, 2015).

Thứ ba, chính sách cơ cấu lại cơng nghiệp nơng thơn

Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét, đánh giá đầy đủ các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Từđó, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông sản, thủy sản, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Thứ tư, mở rộng thị trường để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngồi cho nơng nghiệp, đặc biệt là cơng nghiệp chế biến thực phẩm

Chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các kết cấu hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và

nhỏ. Đây là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp (Trần Việt Dũng, 2015).

Thứ năm, đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ cho nông dân

Công tác đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho người nông dân được coi trọng. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học mở các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nơng nghiệp (Trần Việt Dũng, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hôi tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)