3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới thiệu về huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Kim Bơi có tổng diện tích tự nhiên là 681 km2 (chiếm tới 14,6% diện tích tồn tỉnh), dân số trung bình lớn nhất tỉnh là 114 nghìn người với mật
độ 167 người/km2 (bằng 1,2 lần mật độ dân số toàn tỉnh).Huyện Kim Bơi nằm ở
phần phía đơng của tỉnh Hồ Bình, phía bắc giáp huyện Lương Sơn, phía tây và
tây bắc giáp các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, KỳSơn và thị xã Hồ Bình, phía nam giáp huyện Lạc Thuỷ, phía đơng giáp huyện MỹĐức thành phố Hà Nội (UBND huyện Kim Bôi, 2017).
Là một một huyện miền núi, địa hình Kim Bơi khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe và núi. Tồn huyện có tới 2/3 diện tích là đồi núi, độ cao trung bình so với mực nước biển là 310m, có độ nghiêng theo hướng từ tây bắc xuống
đông nam. Tại Kim Bơi có một số vùng núi đá vơi, núi đá xanh, vách dốc thẳng
đứng, với nhiều ngọn núi cao có khi tới hàng nghìn mét, cao nhất là đỉnh núi Cốt Ca (1.800m). Tại các vùng núi đá vơi, do kết quả của hiện tượng cacxtơ hố nên
có những hang động cổ xưa nối dài từ núi này sang núi khác(UBND huyện Kim Bôi, 2017).
Kim Bơi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng
của khí hậu miền Tây Bắc. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ
trung bình từ 16 đến 220C, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, chênh lệch nhiệt độ
giữa ngày và đêm cao.Trong tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện thì diện tích
đất nơng nghiệp có 10.611 ha, chiếm 15,58%; diện tích đất lâm nghiệp có 22.563,8 ha, chiếm 33,15%; diện tích đất chuyên dùng có 2.463,5 ha, chiếm 3,62%; diện tích đất ở có 1.039,1 ha, chiếm 1,52%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá là 31.397,3 ha, chiếm 46,13%(UBND huyện Kim Bôi, 2017).
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Bôi, nông nghiệp là thành phần chủ đạo. Năm 2013, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 678,7 tỷđồng, trong đó nơng
ngành cơ bản với giá trị sản xuất đạt 271,9 tỷđồng, chiếm 81,6% giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp. Trong nhóm cây lương thực, cây lúa vẫn chiếm ưu thế về
diện tích và sản lượng.Ngành chăn ni chủ yếu phát triển theo hình thức hộ gia
đình với quy mơ nhỏ. Các loại gia súc thường được nuôi là trâu, bị. Chăn ni
trâu, bị ở Kim Bơi có tiềm năng phát triển nhưng cần cải tạo giống theo hướng
thương phẩm cho thịt, sữa, mặt khác huyện cũng cần có kế hoạch đầu tư xây
dựng đồng cỏ, đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng kết hợp chăn thả tự
nhiên với cho ăn thức ăn bổ sung(UBND huyện Kim Bôi, 2017).
Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của huyện Kim Bôi, nhưng do
việc khai thác rừng chưa hợp lý nên nguồn tài nguyên rừng ở đây ngày càng cạn kiệt. Diện tích đất có rừng của Kim Bôi là 22.564 ha, chiếm 33,1% tổng diện
tích, trong đó rừng tự nhiên có 14.831 ha, rừng trồng có 7.732 ha. Mấy năm gần
đây, nhờ các chương trình PAM, 327, dự án rừng đặc dụng, dự án 661, dự án rừng phòng hộ, dự án 5 triệu ha rừng cung cấp vốn cho việc trồng và bảo vệ
rừng, đặc biệt là việc thi hành chủtrương đóng cửa rừng, nên diện tích trồng mới, khoanh ni tái sinh rừng hàng năm tăng lên(UBND huyện Kim Bôi, 2017).
Hệ thống các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong huyện đều đã được kiện toàn về tổ chức và hoạt động. Trong sản xuất, các doanh nghiệp đã từng
bước đầu tư máy móc thiết bị nên số lượng và chất lượng sản phẩm ngày một
tăng lên, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Các cơ
sở cơng nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá. Về dịch vụ, thương mại, ngoài chợ thị trấn Bo, trên địa bàn huyện Kim Bơi cịn có 10 chợ phân bố rải rác
ở các tiểu khu trung tâm dân cư khác. Đây là những điểm nhấn vềgiao lưu hàng
hoá, hoạt động thương mại trên địa bàn huyện Kim Bôi, tạo ra hành lang lưu
thơng hàng hố từ thành thị đến nông thôn, từ vùng thấp đến vùng cao và giữa huyện Kim Bơi với bên ngồi khác (UBND huyện Kim Bôi, 2017).
Hệ thống giao thông của Kim Bôi đang dần dần được đầu tư nâng cấp, các trục đường chính đã được rải nhựa, cịn lại là đường đá, cấp phối và đường đất,
100% các xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã. Ngồi một bưu điện trung tâm đặt tại thị trấn Bo, trong huyện cịn có 35 điểm bưu điện văn hố xã, tổng số máy
điện thoại hiện có là 1.179 máy, bình qn 8,7 máy/1.000 dân khác (UBND huyện Kim Bôi, 2017).
Dân số huyện Kim Bơi năm 2014 là 114 nghìn người, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường chiếm đa số với 83% dân số toàn huyện, tiếp theo là dân tộc Kinh chiếm 14%, dân tộc Dao chiếm 3,0%.Dân cư tập trung chủ yếu ở hai thị trấn thị
trấn Bo là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của toàn huyện. ở khu vực nơng thơn, các xóm, bản, khu dân cư mới đều nằm dọc theo các trục lộ giao thơng khác (UBND huyện Kim Bơi, 2017).
Tồn huyện có 73.453 lao động, chiếm 55% dân số, tập trung chủ yếu ở
khu vực nông thôn (69.827 lao động). Có thể thấy lực lượng lao động ở Kim Bôi rất dồi dào, tuy nhiên việc sử dụng vẫn chưa hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tình trạng thiếu việc làm do tính thời vụ.Cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình được thực hiện tương đối tốt nên tỷ lệtăng dân số tự nhiên của huyện ở mức dưới 1,5% (UBND huyện Kim Bôi, 2017).
* Giáo dục - đào tạo
Sau một thời gian dài phấn đấu, đến nay tất cả các xã trong huyện đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Số học sinh bỏ học ngày một giảm, tỷ lệ lên lớp
đạt 95%, số học sinh đạt khá, giỏi đạt 5%.Ngành học mầm non đã huy động được 80% số trẻtrong độ tuổi đi học mẫu giáo, hầu hết các xóm đều có các lớp mầm non nên rất thuận lợi cho việc đưa trẻ tới trường.Tồn huyện có 37 trường trung học cơ sở và liên cấp phổ thông cơ sở, đảm bảo huy động được 100% học sinh
trong độ tuổi đến trường, trong đó học đúng tuổi là 76%. Năm học 2001-2002, tỷ
lệ lên lớp là 99%, trong đó có 15% đạt khá giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%. Huyện
có 4 trường phổ thơng trung học và Trung tâm giáo dục thường xuyên, đảm bảo cho 60% số học sinh tốt nghiệp phổthông cơ sở chuyển lên học tập, đồng thời tổ
chức nhiều lớp bổ túc văn hoá cho các loại đối tượng.Ngành giáo dục - đào tạo
thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong đội ngũ giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tổ chức các lớp nâng cao, bồi dưỡng
trình độ giáo viên. Theo số liệu thống kê năm 2002, tồn huyện có 1.937 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các cấp học, tổng số phòng học đạt 1.021 phịng(UBND huyện Kim Bơi, 2017).
* Y tế
Mạng lưới y tế trên địa bàn huyện được kiện toàn thống nhất gồm Trung tâm y tế huyện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 28 trạm y tế cấp xã, thị trấn, cùng với hàng trăm cộng tác viên y tế thơn, bản. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ người dân được quan tâm, hàng năm khám và chữa bệnh cho 140.000 lượt
người, trên 10.000 người được điều trị nội và ngoại trú. Tồn huyện có 80
giường bệnh, trong đó 3 phịng khám đa khoa khu vực có 30 giường.Tuy nhiên, so với nhu cầu, đội ngũ cán bộ y tế ở Kim Bơi cịn thiếu và yếu. Các
bác sĩ tập trung chủ yếu ở Trung tâm y tế huyện, còn ở các trạm y tế cơ sở chưa có nhiều bác sĩ. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn thiếu thốn. Mặc
dù điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị như vậy nhưng đội ngũ thầy thuốc
đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, thực hiện việc chăm lo sức khỏe cho
người dân (UBND huyện Kim Bôi, 2017).
8. Văn hoá, thể thao
Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh với trên 200 đội văn nghệ
nghiệp dư, năm 2000 biểu diễn trên 200 buổi phục vụ nhân dân, nhất là các dịp lễ, tết, hội... Ngoài việc phục vụ nhân dân, hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng còn thu hút khách du lịch tới địa phương thưởng thức văn hoá dân tộc.
Nhà văn hoá được xây dựng đã thúc đẩy phong trào văn hoá, văn nghệ trong huyện, nhất là ở thị trấn Bo và vùng phụ cận.Các hủ tục cũ dần bị xoá bỏ, nhiều
nét đẹp cũng như tinh hoa văn hoá của dân tộc được kế thừa và phát huy. Các
đám hiếu, hỷ được tổ chức trang trọng, gọn nhẹ mà vẫn mang đậm bản sắc văn hoá địa phương. Nhiều gia đình được cơng nhận danh hiệu gia đình văn hố,
nhiều xóm đủ tiêu chuẩn là xóm bản văn hố. Một số lễ hội truyền thống đã được khuyến khích khơi phục và duy trì nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.Trạm tiếp sóng truyền hình được xây dựng
ở trung tâm huyện lỵ. Năm 2001, trạm tiếp sóng truyền hình phát sóng hơn 1.700
giờ, trong đó có 300 giờ phát sóng chương trình truyền hình địa phương. Đài
truyền thanh phát sóng hơn 2.000 giờ, trong đó có 860 giờ phát chương trình địa
phương. (UBND huyện Kim Bôi, 2017).
3.1.2. Giới thiệu về Đồn thanh niên huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình
* Chức năng: Đồn thanh niên Huyện Kim Bơi là đại diện, chăm lo và bảo
vệ lợi ích chính đáng của đồn viên thanh niên, giáo dục lý tưởng, truyền thống
đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho đoàn viên. Bên cạnh đó, Đồn thanh
niên cịn phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, kinh tế - xã hội trong và ngoài huyện chăm lo cho thanh niên, tích cực xây dựng cơ sởĐồn, Hội, tham gia xây dựngĐảng, xây dựng chính quyền (Huyện đồn Kim Bơi, 2017).
2017): Nghiên cứu tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện
Đoàn về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cơng tác của
Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của huyện.Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đồn, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn của các tổ chức
Đoàn, Hội, Đội từ tỉnh, huyện tới cơ sở.Tổng hợp, phân tích đánh giá tình
hình hoạt động của Đồn và phong trào thanh thiếu nhi; chuẩn bị các báo cáo về cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
huyện Đoàn.
- Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn để kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủtrương, chếđộ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Giúp Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương cơng tác, chế độ, tài chính, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với thanh, thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi của huyện.Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ huyện Đoàn: quản lý tổ chức, biên chế ngân sách, tài sản và công
tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung của các cơ quan Đảng,
Nhà nước có liên quan và của Tỉnh Đồn, Trung ương Đoàn. Về mặt Xây dựng và quản lý:
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tham gia xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội các xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Kim Bôi. Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện Đồn ln tích cực, chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thanh niên. Huyện Đoàn thường xuyên phối hợp với các đơn vị: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Mơi trường, Khoa học và Cơng nghệ, Văn hố, Dân tộc, Giao thơng, Dân số, Gia đình và Trẻ em,... trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động thanh niên. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức thành công phong trào thanh niên tình nguyện hàng năm, qua đó đã tranh thủ được sự ủng hộ, hỗ trợ của các ngành, đơn vị liên quan trong các hoạt động, góp phần tạo điều kiện cho các đội thanh niên tình nguyện,
đồn viên thanh niên hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Các hoạt động thanh niên ln được các đồn cơ sở quan tâm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, qua đó đã kịp thời phản ánh về những kết quả hoạt động của thanh niên thực hiện.
Hàng năm, Ban Thường vụ Huyện Đoàn tiến hành sơ kết, tổng kết chương trình cơng tác đồn và phong trào thanh thiếu nhi nhằm đánh giá kết quả triển khai, thực hiện tại địa phương, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác đồn.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1.Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài lựa chọn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình làm điểm nghiên cứu,
trong đó tập trung điều tra, khảo sát 03 xã/thị trấn là Thị trấn Bo, xã Kim Bôi và
Bắc Sơn, vì đây là những địa bànđại diện cho 3 vùng đặc trưng của huyện Kim Bơi có phong trào thanh niên phát triển ở mức cao – trung bình – thấp. Lực lượng
thanh niên có trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật khác nhau, dẫn đến nhu cầu tham gia phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Ngoài ra, điểm nổi bật khác ở các điểm nghiên cứu trên là các đơn vị đều có những hướng đi khác nhau trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu từ báo chí, giáo trình, đề tài liên quan nhằm
cung cấp những lý luận có liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội.
Thu thập từ Chi cục Thống kê, phòng Lao động TB&XH, Phòng Tài nguyên & Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và PTNT, Huyện đồn về các thơng tin và tình hình Kinh tế của huyện. Các thơng tin niêm yết của các cơ quan, tổ chức như Báo, các tạp chí chuyên ngành, trang thơng tin điện tử, đài truyền hình, truyền thanh… Để thấy được thực trạng, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao vai trị, trách nhiệm của Đoàn thanh niên tham gia phát triển Kinh tế tại địa phương.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Nguồn thông tin này sẽ được tiến hành thu thập được từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp lãnh đạo cấp huyện, cán bộ đoàn các cấp. Đồng thời, lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức, cơ quan phối hợp với tổ chức đoàn tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, chúng tôi tiến hành chọn mẫu cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Mô tả mẫu điều tra các đối tượng
Đối tượng điều tra Đơn vị điều tra, phỏng vấn
Số mẫu điều tra Đơn vị
tính Số lượng
1. Lãnh đạo Đoàn và tổ chức phụ trách
Lãnh đạo Tỉnh đoàn người 01
UBND huyện người 01
Phòng NN&PTNT người 01 UBMTTQ huyện người 01
Phòng kinh tế - Hạ tầng người 01
2. Lãnh đạo đoàn cấp cơ sở
27 xã, thị trấn tại huyện Kim
Bôi (đối với Thị trấn Bo, xã
Kim Bôi, xã Bắc Sơn khảo sát thêm 01 Bí thư chi đồn)
người 30
3. Đồn viên thanh niên 03 xã/thị trấn được lựa chọn người 60
4. Người dân 03 xã/thị trấn được lựa chọn người 60
Tổng cộng 155
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu