Adenovirus nhóm III: (virus gây hội chứng giảm đẻ ở gà)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của fowl adenovirus (fadv) ở gà nuôi tại hà nội và vùng phụ cận (Trang 30 - 33)

Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome - EDS) (hay còn được gọi là EDS’76) lần đầu tiên được mô tả ở đàn gà đẻ tại Hà Lan vào năm 1976 do một loại virus thuộc nhóm Adenovirus subgroup III gây bệnh ở gà, có khả năng gây ngưng kết hồng cầu (McFerran et al., 1978). Virus này không có mối liên hệ nào về mặt huyết thanh học với các virus thuộc subgroup I và II. Đặc trưng của bệnh là gây hiện tượng gà đẻ trứng không có vỏ hoặc vỏ mỏng hơn so với gà bình thường. 2.2.3.1. Căn bệnh

Virus gây hội chứng giảm đẻ ở gà (egg drop syndrome virus – EDSV) mang đầy đủ đặc tính của FAdV, chỉ khác là virus này có khả năng gây ngưng

kết hồng cầu gà, gà tây, ngỗng, vịt, bồ câu, công; không ngưng kết với hồng cầu của động vật có vú; có một phần kháng nguyên giống với F1 adenovirus (McFerran et al., 1978). Hiện tại chỉ phát hiện được 1 serotype duy nhất gây bệnh, nhưng có đến 3 genotype đã được xác định.

Virus nhân lên tốt khi nuôi cấy trên tế bào xơ phôi vịt, gan phôi vịt hoặc thận vịt.

2.2.3.2. Dịch tễ học

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp hoặc tiêu hóa, virus nhân lên cục bộ sau đó xâm nhập vào máu. Virus thường nhân lên ở ống dẫn trứng, cơ quan sinh dục. Nếu phôi gà bị nhiễm hoặc con con bị nhiễm trước khi thành thục, virus tồn tại ở dạng tiềm ẩn và chờ đợi để gây bệnh. Virus có thể tồn tại đến 3 tuần ở trứng, là bằng chứng cho thấy bệnh có thể truyền dọc. Virus thải ra ngoài qua phân, sống ở ống dẫn trứng mà không sống ở đường tiêu hóa như các adenovirus khác.

Gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, mọi nòi giống. Có bằng chứng cho thấy giống gà đẻ trứng trắng có hiện tượng giảm đẻ nhiều hơn so với giống gà đẻ trứng màu nâu. Một số loài thủy cầm, chim cút cũng có thể mắc bệnh.

2.2.3.3. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng đầu tiên quan sát được là mất màu vỏ trứng, sau đó vỏ trứng bị mỏng, bề mặt nhám, vỏ mềm hoặc không có vỏ đá vôi; một số ổ dịch còn thấy trứng bị nhỏ lại. Nếu loại bỏ những trứng bệnh thì tỷ lệ ấp nở thường không bị ảnh hưởng.

Nhiều quả trứng bệnh có lòng trắng trứng loãng nhiều nước.

Nếu gà đẻ bị mắc virus sớm (tiềm ẩn) khiến cho tỷ lệ đẻ giảm 40%, xuất hiện khi đàn gà bắt đầu đẻ 50% đến khi tỷ lệ đẻ cao nhất. Nếu gà bị nhiễm muộn hơn vào giai đoạn đẻ trứng, triệu chứng lâm sàng có thể thay đổi do sự lây lan bệnh chậm, đặc biệt đối với gà nuôi lồng; tỷ lệ đẻ thường kém mà không có sự giảm rõ rệt.

Gà bệnh thường vẫn khỏe mạnh, một số ít có biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, tiêu chảy phân lỏng, có lẫn nhiều dịch nhày từ ống dẫn trứng đổ ra.

Hình 2.17. Mất màu vỏ trứng, trứng méo mó, kỳ hình 2.2.3.4. Chẩn đoán EDS

Mẫu bệnh phẩm được lấy để chẩn đoán bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Nếu gà bị bệnh do mẹ truyền sang, không có kháng thể sẽ mắc vào giai đoạn thành thục; do đó để khẳng định đàn gà âm tính không được lấy mẫu trước 32 tuần tuổi. Trong trường hợp gà không có triệu chứng, việc lựa chọn đúng gà có virus là một vấn đề. Nếu gà nuôi theo chuồng thì việc lấy mẫu đơn giản hơn do chỉ cần chọn những chuồng mà sản lượng trứng có vấn đề; tiến hành lấy mẫu toàn bộ gà trong chuồng và chọn ra được những con có kháng thể và mang virus. Ổ nhớp của gà bệnh là cơ quan được lấy để làm tiêu bản vi thể, làm phản ứng hóa mô miễn dịch hoặc để phân lập virus.

2.2.3.5. Phòng bệnh EDS

Do bệnh có thể truyền dọc nên đàn gà giống bố mẹ cần đảm bảo sạch bệnh. Hiện nay sử dụng vacxin để phòng bệnh đã giúp hạn chế sự lây lan và thiệt hại do bệnh gây ra.Vacxin vô hoạt bổ trợ dầu được dùng cho gà đẻ từ 14-16 tuần tuổi.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự lưu hành của fowl adenovirus (fadv) ở gà nuôi tại hà nội và vùng phụ cận (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)