1.3..2.1. Đặc điểm cấu tạo của bột talc
Thành phần cấu tạo bột talc là Magnesium silicat hydrate có công thức hóa học Mg3 Si4O10(OH)2. Bột talc có dạng phiến mỏng, tự nhiên và đ-ợc
nghiền thành bột. Bột talc thông th-ờng có trong các mỏ đá lộ thiên, các mỏ này nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Bột talc ít khi tinh khiết và th-ờng lẫn nhiều tạp chất. Các tạp chất thông th-ờng bao gồm: amiante, calcite, magnesite, dolomite, chlorite, serpentine, quart và một số thành phần khác. Thành phần bột talc thay đổi tuỳ theo từng mỏ đá. Trong quá trình sản xuất, thông th-ờng bột talc đ-ợc làm sạch, loại bỏ các tạp chất và những hạt bột talc có kích th-ớc lớn, nhằm tạo ra đ-ợc bột talc có kích th-ớc mịn, khá đồng đều, không lẫn tạp chất để có thể dùng tronng nhiều lĩnh vực khác nhau. Bột talc d-ới dạng tinh chất đ-ợc sản xuất ở vùng Pyrénées của Pháp, vùng Vermont của Italia và nhiều vùng của n-ớc Mỹ đ-ợc sử dụng cho việc chế tạo mỹ phẩm và d-ợc liệu. Đây là dạng bột talc tinh khiết, có màu trắng và không chứa amiant. Dạng bột talc này không gây ảnh h-ởng tới sức khoẻ của ng-ời sử dụng [50]
1.3.2.2. Cơ chế gây dính màng phổi của bột talc
Bột talc khi tiếp xúc với tế bào trung biểu mô MP, kéo bạch cầu đa nhân trung tính vào khoang MP và bài tiết ra Interleukin 8 (IL-8). Đồng thời, bột talc cũng gây tập trung nhiều đại thực bào vào khoang MP, kích thích đại thực bào giải phóng ra IL-8, thêm vào đó đại thực bào sẽ gây hóa ứng động đối với protein1. Hiện t-ợng bám dính của các phân tử này lên trên tế bào trung biểu mô MP sẽ khuếch đại phản ứng viêm và cuối cùng sẽ dính chặt lá thành vào lá tạng làm mất khoang MP [53],[58].