Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5. Khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E.coli và Samonella
2.5.1. Tính kháng thuốc của vi khuẩn
Ngày 3/9/1928, Alexander Fleming là thầy thuốc xứ Scotland phát hiện ra kháng sinh Penicillin từ nấm Penicillinum notatum. Năm 1941, kháng sinh này
xuất hiện trên thị trường Mỹ nhưng chỉ ít lâu sau y giới đã quan sát thấy các ca đầu tiên vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
Năm 1943, nhà khoa học Mỹ gốc Nga S.Waksman tìm ra Streptomycin, một loại kháng sinh mới. Đáng buồn là đến năm 1944 chính Fleming lên tiếng cảnh báo về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Năm 1947, ở Pháp đã có mạng lưới chính thức giám sát thuốc kháng sinh bị kháng.
Ngày 12/6/2000, một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ước tình: Trong vịng 20 năm, bệnh lao có thể trở thành bệnh nan y do thuốc kháng sinh khơng cịn hiệu lực. Cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân hiện nay khơng cịn ai giữ được niềm phấn khởi như Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ tuyên bố năm 1969 là nhân loại đã gần đi tới việc “đóng lại cuốn sách về các bệnh nhiễm khuẩn”. Đã 20 năm nay, các hiệp hội thầy thuốc tổ chức mạng lưới phát hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, hầu hết các nước châu Âu có mạng lưới này ở cấp quốc gia. Như vậy, vi khuẩn kháng thuốc đã được quan tâm từ rất sớm.
2.5.1.2. Khái niệm
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1976), một cá thể hoặc một loài vi khuẩn thuộc một loài nhất định được gọi là kháng thuốc nếu có thể sống và sinh sản trong mơi trường có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sự sinh sản của phần lớn những cá thể khác trong cùng một canh khuẩn hoặc những nòi khác cùng loài.
2.5.1.3. Phân loại
Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn được chia thành 2 loại
- Kháng thuốc tự nhiên: Bản thân vi khuẩn bình thường đã có sẵn những men hay một chất nào đó có khả năng chống lại tác dụng của kháng sinh, hoặc có thể loại vi khuẩn đó khơng có vị trí cơng kích, điểm tác dụng của kháng sinh.
- Kháng thuốc thu được: Là hiện tượng kháng thuốc phát sinh do sự tiếp xúc nhiều lần với chất kháng sinh hoặc lây truyền từ vi khuẩn đề kháng sang vi khuẩn mẫn cảm. Bao gồm: đột biến kháng và kháng thuốc lây lan.