Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2.1. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân
Stt Chỉ tiêu kiểm tra Đối chứng
Số kiểm tra (n) Số dương tính Tỷ lệ (%)
1 Nhuộm màu Gram (-) Gram (-) 53 53 100
2 Di động Di động 53 53 100 3 H2S H2S 57 53 88,46 4 Kovac’s/Indol - 53 0 0 5 Lysine + 53 53 100 6 Urea - 53 0 0 7 Glucose + 53 53 100 8 Citrate + 53 53 100 9 Lactose - 53 0 0 10 Kháng huyết thanh Poly OH + 53 53 100
Kết quả Bảng 4.4. cho thấy 100% các chủng Salmonella spp được kiểm
tra đều mang đầy đủ tính chất sinh hóa của Salmonella và phù hợp với những đặc điểm về hình thái, ni cấy, đặc tính sinh vật, hoá học như những tài liệu trong và ngồi nước đã mơ tả. Là trực khuẩn, bắt màu Gram âm, có khả năng di động. Tất cả các chủng Salmonella spp phân lập đều có đặc tính sinh hố như sinh H2S, không sinh indol, phản ứng catalase dương tính; lên men sinh hơi đường glucose; khơng lên men đường lactose.
4.2. KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN E.COLI , SALMONELLA PHÂN LẬP ĐƯỢC
4.2.1. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được phân lập được
Chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E. coli đối với 11 loại kháng sinh. Các loại kháng sinh này được lựa chọn dựa theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát mức độ kháng thuốc đối với vi khuẩn E.
coli (DANMAP, 2017). Trong đó có một số kháng sinh thông dụng được sử
dụng phòng và điều trị bệnh tại Việt Nam. Kết quả về hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli được thể hiện ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ thịt lợn lấy tại Hà Nội và Bắc Ninh
STT Tên kháng sinh Số chủng kiểm tra (n) Số chủng rất mẫn cảm Tỷ lệ % Số chủng mẫn cảm trung bình Tỷ lệ % Số chủng kháng Tỷ lệ % BN HN BN HN BN HN BN HN BN HN BN HN BN HN 1 Ampicillin 39 39 14 11 35,90 28,21 0 0 0 0 25 28 64,10 71,79 2 Cefotaxime 39 39 38 39 97,44 100 1 0 2,56 0 0 0 0 0 3 Ceftazidime 39 39 38 39 97,44 100 1 0 2,56 0 0 0 0 0 4 Ciproflorxacin 39 39 4 1 10,26 2,56 26 24 66,67 61,54 9 14 23,08 35,90 5 Colistin sulfate 39 39 37 38 94,87 97,44 0 0 0 0 2 1 5,13 2,56 6 Chloramphenicol 39 39 17 14 43,59 35,90 1 2 2,56 5,13 21 23 53,85 58,97 7 Gentamicin 39 39 30 29 76,92 74,36 0 2 0 5,13 10 8 25,64 20,51 8 Nalidixic acid 39 39 31 26 79,49 66,67 2 3 5,13 7,69 6 10 15,38 25,64 9 Sulfornamide 39 39 11 13 28,21 33,33 0 0 0 0 28 26 71,79 66,67 10 Tetracycline 39 39 10 8 25,64 20,51 0 2 0 5,13 29 29 74,36 74,36 11 Trimethoprim 39 39 14 14 35,90 35,90 0 0 0 0 25 25 64,10 64,10 Ghi chú : BN : Bắc Ninh HN : Hà Nội download by : skknchat@gmail.com
Hình 4.7. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập tại Hà Nội và Bắc Ninh
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % S Bắc Ninh S Hà Nội I Bắc Ninh I Hà Nội R Bắc Ninh R Hà Nội download by : skknchat@gmail.com
Từ Bảng 4.5 và Hình 4.7 cho thấy, trong 11 loại kháng sinh kiểm tra, vi khuẩn
E. coli rất mẫn cảm nhất với 05 loại kháng sinh, bao gồm: Cefotaxime (97,44% Bắc
Ninh và 100% Hà Nội), Ceftazidime (97,44% Bắc Ninh và 100% tại Hà Nội), Colistin sulfate (94,87% tại Bắc Ninh và 97,44 Hà Nội), Gentamicin (76,92% Bắc Ninh và 74,36% Hà Nội) và Nalidixic acid (79,49% Bắc Ninh và 66,67% Hà Nội). Mẫn cảm trung bình tỷ lệ cao nhất ở kháng sinh Ciprofloxacin (66,67% Bắc Ninh và 61,54% Hà Nội).
E. coli kháng với 05 loại kháng sinh, bao gồm: là Tetracycline(74,36% ở
Bắc Ninh và Hà Nội) sau đó là Sulfornamide (71,79% Bắc Ninh và 66,67% Hà Nội),Ampicillin (64,10% Bắc Ninh và 71,79% Hà Nội), Trimethoprim (64,1% ở Bắc Ninh và Hà Nội), sau đó là đến Chloramphenicol (53,85% Bắc Ninh và 58,97% Hà Nội). Như vậy trong 11 loại kháng sinh kiểm tra vi khuẩn E. coli rất mẫn cảm và kháng cao với 05 loại kháng sinh. Thực tế cho thấy vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện bước kiểm tra mức độ mẫn cảm kháng sinh trước khi quyết định lựa chọn loại kháng sinh nào cịn có thể sử dụng tại từng địa phương cho từng loại bệnh là hết sức cần thiết. nhằm chọn đúng kháng sinh trong việc phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
Kết quả nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập từ các cơ sở chăn nuôi khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu của Dương Thanh Liêm (2004) cho thấy 93,35% số chủng kháng Tetracycline;72,26% số chủng kháng Ampicillin. Như vậy, ngay từ năm 2004, vi khuẩn E. coli đã kháng với các kháng sinh Tetracycline, Ampicillin với tỷ lệ khá cao.
Với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học sinh học, hàng loạt các kháng sinh đã được phát hiện và sản xuất theo con đường sinh học và con đường tổng hợp hóa học. Mặc dù việc sử dụng kháng sinh trong phịng, trị bệnh có nhiều thành cơng và đem lại hiệu quả kinh tế, song việc dùng kháng sinh bừa bãi, khơng đúng liều lượng, liệu trình và sử dụng kết hợp cùng lúc nhiều loại kháng sinh đã đồng thời tạo nên áp lực chọn lọc đối với các loại vi khuẩn. Hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng ở nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Cùng với sự vào cuộc của nhiều cơ quan, ban ngành trong nước tháng 06/2017 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành tài liệu khung Chương trình hành động phịng chống kháng thuốc tại Việt Nam. Trong đó bao gồm nhiều hoạt động sẽ được đồng loạt triển khai đối với từng cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương nhằm
thực hiện tổng thể các bước, từng bước nhằm hạn chế tối đa hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn.
Vi khuẩn kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị bệnh, một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết các kháng sinh dùng trong lâm sàng. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng kháng sinh cịn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc để truyền cho những vi khuẩn gây bệnh khác. Theo Lê Văn Tạo (1993) khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli nói riêng và các vi khuẩn họ đường ruột nói
chung được di truyền bằng gen nằm trong AND của plasmid, các plasmid này có thể di truyền ngang hoặc dọc nên khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn tăng rất nhanh. Vì vậy, khả năng kháng kháng sinh cũng được coi là một yếu tố gây bệnh của vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với một số nghiên cứu của các học giả trong nước. Kết quả nghiên cứu Lê Thị Thuỳ Trang và cs. (2017) vi khuẩn E. coli rất mẫn cảm với Ceftazidime 96%, Colistin 97% và kháng với kháng sinh Ampicillin 79%. Bùi Thị Lê Minh vi khuẩn E. coli kháng với Ampicillin 99,5% Gentamicin 29,5% Tetracycline 40% (Bùi Thị Lê Minh và cs., 2016). Tuy nhiên theo kết quả Trương Hà Thái khi nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của E. coli và Salmonella phân lập từ trứng gia cầm bán tại một số
chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội tỷ lệ vi khuẩn E. coli kháng với Colistin
34,8% Tetracycline 78,3%, Nalidixic acid 47,8% (Trương Hà Thái và cs., 2017) thì tỷ lệ kháng của kháng sinh Tetracycline phù hợp cịn có sự khác biệt ở kháng sinh Colistin và Nalidixic acid.
Hình 4.8. Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli trên đĩa thạch Muller Hilton