Áp dụng các công trình bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 32)

Đã triển khai xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp và hiệu quả chưa cao.

Theo quy định, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thực tế hiện nay, công tác này chưa được thực hiện nghiêm túc tại nhiều KCN. Có tới 57% KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (năm 2009). Trong 3 năm gần đây, mặc dù số KCN có hệ

lệ KCN có hệ thống này tăng lên không đáng kể. Một số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng lại hoạt động không hiệu quả, hoặc hoạt động mang tính đối phó. Theo đánh giá sơ bộ thì chỉ 50% các hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện tại là đạt tiêu chuẩn. Nhiều KCN hiện còn tìm cách kéo dài hoặc trì hoãn việc đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống xử lý nước thải tập trung nói riêng.

Hình 2.10. Tỷ lệ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các

KCN đã đi vào hoạt động (T10/2009)

Hình 2.11. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nguồn: Bộ TNMT (2009) Tại các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng xuất hiện nhiều vấn đề dẫn đến việc vận hành hệ thống này không hiệu quả. Một số nơi, hệ thống không đáp ứng được tổng lượng nước thải mà các doanh nghiệp trong KCN thải ra, do thiết kế công suất không tương xứng hoặc do lượng xả thải của các doanh nghiệp vượt mức cam kết. Theo quy định, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều phải xử lý sơ bộ đạt yêu cầu trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều doanh nghiệp không tuân thủ việc xử lý nước thải cục bộ, gây khó khăn cho hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số KCN lại không có đủ nước thải để hệ thống hoat động do nhiều doanh nghiệp trong KCN vẫn không chịu đấu nối nước thải vào hệ thống. Điển hình là KCN Phố Nối B, Hưng Yên, chỉ có lượng nước thải khoảng 500m3/ngày, trong khi công suất xử

lý của hệ thống là 10.800 m3/ngày; KCN Việt Hương II, Bình Dương với tỷ lệ tương ứng là 300/2000; KCN Nomura, Hải Phòng với tỷ lệ tương ứng là 300/2500.

Tại Bắc Giang, trong số 04 KCN đang hoạt động, còn 01 KCN Song Khê - Nội Hoàng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. KCN Đình Trám đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất là 2000m3/ngày đêm); KCN Vân Trung; KCN Quang Châu đã đầu tư xây dựng xong trạm xử lý nước thải tập trung.Còn lại KCN Song Khê - Nội Hoàng (mới xây dựng đạt 5% giá trị khối lượng trạm xử lý nước thải).

Hình 2.12. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang (2015) Cũng như các KCN trong tỉnh, tất cả các CCN đều chưa có hệ thống quan trắc môi trường (QTMT) tự động, mới chỉ có một số đơn vị thực hiện quan trắc định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt. Số lượng các CCN lập và được phê duyệt đề án BVMT chi tiết còn hạn chế. Hầu như các CCN đều chưa thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cụ thể như chưa xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; chưa đầu tư xây dựng khu tập trung thu gom chất thải rắn…

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐİ TƯỢNG NGHİÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện đối các nguồn phát sinh nước thải và chất thải rắn tại 4/4 khu công nghiệp và 4/27 cụm công nghiệp với tổng cộng 253 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.2. PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU

Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Phạm vi thời gian: tháng 3/2016 đến tháng 3/2017. 3.3. NỘI DUNG NGHİÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang, hiện trạng hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải (nước thải và chất thải rắn),công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Phân loại và đánh giá mức độ ô nhiễm của các nguồn nước thải tại các

khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác môi trường phù hợp đối

với các đối tượng nghiên cứu.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin cập nhật về đặc điểm kinh tế, xã hội của các huyện, thành phố và của toàn tỉnh Bắc Giang; trong đó tập trung vào hiện trạng phát triển khu, cụm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Các nội dung khác có liên quan gồm có: thành tựu trong quản lý môi trường các cơ sở; hiện trạng các văn bản pháp lý, nhu cầu quản lý của địa phương trong tương lai, quy hoạch phát triển các cơ sở…

- Danh sách thống kê tất cả các cơ sở hoạt động trong khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được tổng hợp từ báo cáo của các phòng TNMT 10 huyện, thành phố và của Sở TNMT tỉnh Bắc Giang.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Bắc Giang được tiến hành thông qua điều tra, phỏng vấn.Thực hiện điều tra thông qua hình thức phiếu kết hợp với tổng hợp số liệu từ các cơ sở nhà nước đối với 4/4 khu công nghiệp và 4/27 cụm công nghiệp với tổng cộng 253 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.Từ kết quả điều tra, phân loại các cơ sở theo 13 loại hình sản xuất và dịch vụ (dựa trên phụ lục II và III của Nghị định 18/2015-NĐ/CP), làm cơ sở tính toán hệ số phát thải trung bình nhằm ước tính tổng tải lượng chất thải phát sinh cho tất cả các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Bảng 3.1).

- Nội dung phiếu điều tra gồm có: thông tin chung, hiện trạng hoạt động, các thủ tục môi trường đã tiến hành, hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải, thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất gắn với BVMT, nhu cầu phát triển của cơ sở trong tương lai và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng.

Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng và phân nhóm các đối tượng điều tra Loại hình Số cơ sở KCN Đình Trám KCN Quang Châu KCN SK- NH KCN Vân Trung CCN Thọ Xương CCN Nội Hoàng CCN Tân Mỹ CCN Bố Hạ Dịch vụ 5 1 1 2 2 3 1 1

Chế biến kim loại, cơ khí 5 0 5 3 1 2 0 0

Chế biến vật liệu xây dựng 12 0 2 1 1 2 0 0

Chế biến lương thực, thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm, nông sản 5 3 2 5 4 4 2 0

Chế biến lâm sản, mộc dân

dụng 2 1 0 2 2 1 2 2

Hóa chất 0 0 1 0 1 1 0 0

Chế tạo các sản phẩm nhựa 4 2 0 3 1 3 1 0

Chế tạo các sản phẩm điện

tử 27 5 10 18 4 11 1 0

Thiết bị điện, pin 13 2 2 1 0 2 0 0

Sản xuất nước sạch 2 0 0 0 1 2 0 0

Dệt, nhuộm, may mặc 14 2 1 10 0 7 1 1

Giấy, bìa, in ấn 3 0 1 2 0 2 0 0

Tái chế chất thải 0 0 0 0 1 1 0 0

TỔNG 94 16 25 47 18 41 8 4

3.4.3. Phương pháp ước tính tải lượng chất thải phát sinh

Sử dụng phiếu điều tra làm công cụ để thu thập thông tin về hiện trạng phát thải của các cơ sở, trong đó phân theo 13 loại hình sản xuất và dịch vụ cơ bản. Kết quả thống kê về tải lượng phát sinh trung bình của mỗi loại hình về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và lưu lượng nước thải được sử dụng

làm hệ số để ước tính tổng lượng chất thải cho toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong 31 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phương pháp ước tính này dựa trên kết quả trung bình mỗi loại hình và không xem xét đến quy mô sản xuất.

3.4.4. Phương pháp khảo sát và lấy mẫu hiện trường

Tùy thuộc vào đặc trưng hoạt động và đặc trưng về thu gom và xử lý nước thải tại các cơ sở được điều tra, tiến hành đánh giá hiện trạng nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

a. Nước thải sản xuất

Mẫu nước thải trong nghiên cứu được lấy cống thải của 11 cơ sở đang hoạt động trong các khu cụm công nghiệp và tại 6 điểm xả thải tập trung của khu cụm công nghiệp lớn phân theo loại hình sản xuất (điển hình), quy mô hoạt động (quy mô lớn) và công nghệ xử lý nước thải khác nhau để làm cơ sở so sánh đối chiếu.

Quan trắc nước thải sản xuất: gồm các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, Amoni (NH4+), Tổng Nitơ (TN), Tổng Photpho (TP), Pb, Cd, Hg, As, Fe, Cu, Zn, Mn, Clorua, Dầu mỡ khoáng, Coliform. Mẫu phân tích theo các phương pháp hiện hành, đánh giá chất lượng dựa vào QCVN 28:10/BTNMT và các QCVN tương đương (QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 14:2008/BTNMT) (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng mẫu nước thải sản xuất

STT Ký hiệu

mẫu Địa điểm lấy mẫu Địa chỉ

1 NTSX-1 Công ty TNHH Huyn - bo Vina KCN Đình Trám

2 NTSX-2 Công Ty CP cơ khí mạ Thiên Đông KCN Song Khê –

Nội Hoàng

3 NTSX-3 Nhà máy giấy Xương Giang KCN Song Khê –

Nội Hoàng

4 NTSX-4 Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mặt trời Boviet (Điểm xả 1)

KCN Song Khê – Nội Hoàng

5 NTSX-5 Công ty TNHH Italisa Việt Nam (Điểm xả 1) KCN Song Khê –

Nội Hoàng

6 NTSX-6 Công ty TNHH Italisa Việt Nam (Điểm xả 2) KCN Song Khê –

Nội Hoàng

7 NTSX-7 Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng

mặt trời Boviet (Điểm xả 2)

KCN Song Khê – Nội Hoàng

8 NTSX-8 Điểm xả thải tập trung của KCN Song Khê - Nội

Hoàng

KCN Song Khê – Nội Hoàng

9 NTSX-9 Điểm xả thải tập trung của CCN Thọ Xương CCN Thọ Xương

10 NTSX-10 Điểm xả thải tập trung của CCN Tân Mỹ CCN Tân Mỹ

11 NTSX-11 Công ty TNHH Vina Cell KCN Vân Trung

12 NTSX-12 Điểm xả thải tập trung của KCN Đình Trám KCN Đình Trám

13 NTSX-13 Công ty TNHH EMW Việt Nam KCN Vân Trung

14 NTSX-14 Công ty Vina Solar Technology KCN Vân Trung

15 NTSX-15 Công ty TNHH SiFlex Bắc Giang KCN Quang Châu

16 NTSX-16 Điểm xả thải tập trung của KCN Vân Trung KCN Vân Trung

17 NTSX-17 Công ty TNHH Hosiden KCN Quang Châu

18 NTSX-18 Điểm xả thải tập trung của KCN Quang Châu KCN Quang Châu

19 NTSX-19 Điểm xả thải tập trung của công ty TNHH Mạo

Hợi và công ty TNHH Việt Úc CCN Nội Hoàng

b. Nước thải sinh hoạt

Căn cứ vào các loại hình sản xuất đặc thù không phát sinh nước thải sản xuất chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt (chủ yếu là loại hình may và điện tử gia công) tiến hành lấy đại diện tại 5 cơ sở (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng mẫu nước thải sinh hoạt

STT Ký hiệu mẫu Địa điểm lấy mẫu Địa chỉ Lưu lượng nước thải (m3/ngày.đêm)

1 NTSH-1 Công ty TNHH Wintek Việt Nam KCN Quang Châu 15

2 NTSH-2 Công ty TNHH Shinsung Vina KCN Song Khê – Nội Hoàng 22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 NTSH-3 Công ty TNHH MTV in ấn Long Việt KCN Đình Trám 69

4 NTSH-4 Công ty TNHH SJ Global CCN Bố Hạ 10

5 NTSH Công ty TNHH điện tử NCC Vina KCN Song Khê-Nội Hoàng 35

Quan trắc nước thải sinh hoạt (đối với các phòng khám đa khoa chỉ có hoạt động khám, chữa bệnh): gồm các chỉ tiêu: pH, BOD5, tổng chất rắn hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng, Photphat (PO43-), Nitrat (NO3-), Amoni (NH4+), dầu mỡ động thực vật và Tổng Coliforms. Mẫu được phân tích theo các phương pháp hiện hành, đánh giá chất lượng dựa vào QCVN 14:2008/BTNMT (Bảng 3.4).

Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu CCN Nội Hoàng Hình 3.2. Vị trí lấy mẫu KCN Vân Trung

Hình 3.5 .Vị trí lấy mẫu KCN Quang Châu

Hình 3.6. Vị trí lấy mẫu CCN Thọ Xương

3.4.5. Phương pháp phân tích

Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng mẫu môi trường và phương pháp phân tích

STT Thông số Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:2011 2 BOD5 TCVN 6001-1:2008 3 COD TCVN 6491-2:2008 4 TSS TCVN 6625:2000 5 TDS TCVN 6053:1995 6 N-NH4+ TCVN 5988:1995 7 N-NO3- TCVN 6180:1996 8 P-PO43- TCVN 6494:1999 9 TN TCVN 6683:2000 10 TP TCVN 6494:1999 11 Pb TCVN 6665:2011 12 Cd TCVN 6665:2011 13 Hg TCVN 7787:2008 14 As TCVN 6626:2000 15 Fe TCVN 6177:1996 16 Cu TCVN 6665:2011 17 Zn TCVN 6665:2011 18 Mn TCVN 6002:1995 19 Cl- TCVN 6225:2012 20 Dầu mỡ khoáng TCVN 5070:1995 21 Dầu mỡ ĐTV TCVN 6128:1996 22 Tổng coliform TCVN 6187-2:1996

3.4.6. Các tiêu chí đánh giá nguồn thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

- Phương án BVMT phù hợp với phương án BVMT của tỉnh và của địa phương

- Thu gom, xử lý nước thải đảm bảo QCVN

- Thực hiện và báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ - Xây dựng và thực hiện phương án BVMT

- Thực hiện đầy đủ các thủ túc pháp lý về môi trường

- Thu gom, phân loại, lưu trữ, xử lý, thải bỏ CTR và CTR nguy hại theo quy định

- Đảm bảo nguồn lực hạn chế sự cố môi trường

3.4.7. Phương pháp tiêu chí phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động

Bảng 3.5. Tiêu chí phân loại các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

STT Tiêu chí Cấp phân loại Mục đích, ý nghĩa

1 Mức độ tập trung sản xuất theo không gian Trong KCN Trong CCN

Đánh giá mức độ tập trung sản xuất trên một đơn vị sản xuất nhằm xác định áp lực môi trường cũng như mức độ quản lý môi trường tại các nhóm đối tượng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp

2 Quy mô

xả thải Lưu lượng nước thải

Làm cơ sở xác định các áp lực tới nguồn tiếp nhận và tính phí xả thải

3 Hiện trạng quản lý đang áp dụng Thủ tục pháp lý về môi trường Phương pháp quản lý chất thải

Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh

4 Công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải Hệ thống xử lý chất thải

Đánh giá tính phù hợp của công nghệ liên quan tới các nguồn ô nhiễm làm cơ sở để khuyến cáo các công nghệ - kỹ thuật trong xử lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Mức độ ô

nhiễm Theo TT 04/2012/BTNMT

Đánh giá mức độ ô nhiễm của các điểm xả thải tập trung của khu, cụm CN trên địa bàn tỉnh

Loại hình sản xuất của các cơ sở điều tra được phân nhóm dựa trên phụ lục II, III nghị định 18:2015/NĐ-CP (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Phân loại các cơ sở theo loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

STT Nhóm Loại hình sản xuất, kinh doanh

1 Dịch vụ thương mại Giáo dục, đào tạo, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí, sửa chữa

gia dụng

2 Xây dựng Quản lý hạ tầng KCN, CCN, khu du lịch, xây dựng cơ bản…

3 Vật liệu xây dựng Sản xuất xi măng, gạch ngói, bê tông…

4 Giao thông Quản lý hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải

5 Điện tử Sản xuất, lắp ráp, gia công thiết bị điện, điện tử, linh kiện…

6 Dịch vụ nông

nghiệp

Quản lý công trình thủy lợi, rừng, kinh doanh vật tư nông nghiệp

7 Khoáng sản Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phi kim loại…

8 Dầu khí Khai thác, chế biến dầu khí, kho xăng dầu, sang chiết gas…

9 Xử lý phế thải Xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 32)