Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, quan trắc môi trường và cảnh báo ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79)

cảnh báo ô nhiễm

- Bổ sung nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ, các kỹ năng quan trắc và lấy mẫu, nâng cao chất lượng quản lý cho cán bộ chuyên trách.

- Đầu tư trang thiết bị hiện trường trong hoạt động quan trắc môi trường, tăng cường năng lực cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT.

- Tập trung đầu tư hệ thống cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giám sát. Tích cực sử dụng các công cụ truyền thông, thường xuyên kết hợp với các đài phát thanh truyền hình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT của người dân.

- Thiết lập từng bước hệ thông quan trắc môi trường tự động tại các KCN theo định hướng của Luật bảo vệ môi trường 2014. Trong đó, trước tiên thiết lập hệ thống quan trắc nước thải tự động (đồng hồ lưu lượng và tự động đo đạc một số thông số cơ bản như COD, TSS, các kim loại) làm cơ sở tính phí xả thải.

- Phân loại, lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường và đánh giá, cảnh báo, dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT cần tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và chủ đầu tư về BVMT, kiểm soát ô nhiễm. Phát triển mạng lưới cộng tác viên, nhân dân phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm. Xây dựng mối quan hệ đối tác, cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và BVMT, đồng thời bảo vệ quyền lợi, sự công bằng của những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các vi phạm trong vấn đề BVMT.

Bảng 4.9. Tóm tắt đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Stt Nội dung Đối tượng và phạm vi áp dụng

Lĩnh vực sản xuất Địa chỉ áp dụng

1

Rà soát, hoàn thiện thủ tục pháp lý về môi trường tại các cơ sở san xuất, kinh doanh trong/ngoài KCN, CCN.

Chế biến gỗ, lâm sản, mộc dân dụng; sản xuất và sửa chữa máy móc, cơ khí; chế biến lương thực, thực phẩm; may mặc

Việt Yên; Hiệp Hòa, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng…

2

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất có quy mô xả thải lớn và/hoặc có mức độ ô nhiễm cao

Nhiệt điện, hóa chất, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, cơ khí, điện tử, tái chế chất thải, hệ thống xử lý nước thải các khu, cụm công nghiệp

Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang, Hiệp Hòa

3 Tăng cường giám sát thu gom, xử lý nước thải

Chế biến lương thực, thực phẩm, khoáng sản kim loại, hóa chất, nhựa, giấy, tái chế chất thải

Việt Yên, Yên Dũng, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, thành phố Bắc Giang

4 Tăng cường giám sát thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường

Nhiệt điện, vật liệu xây dựng, may mặc, mộc dân dụng và chế biến gỗ, điện tử, chế biến các sản phẩm nhựa, cao su Tất cả các huyện, thành phố: Sơn Động, Yên Thế, Việt Yên, Yên Dũng…

5 Tăng cường giám sát quản lý chất thải rắn nguy hại Cơ khí – mạ điện, điện tử, tái chế chất thải, giấy, dệt nhuộm, hóa chất

Việt Yên, Thành phố Bắc Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa…

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã điều tra, tổng hợp số liệu đối với 253 cơ sở đang hoạt động trong 08 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với 13 nhóm loại hình sản xuất. Hệ số phát sinh chất thải cho từng loại hình được sử dụng làm cơ sở tính toán tổng tải lượng chất thải phát sinh cho tất cả khu, cụm công nghiệp của cả tỉnh. Theo kết quả ước tính, toàn bộ các khu cụm công nghiệp hiện đang

phát sinh 9.360m3 nước thải/ngày; 48.080 kg CTR/ngày và 4.414 kg

CTNH/ngày.

Về thực hiện các thủ tục môi trường như ĐTM, đề án BVMT, cam kết BVMT hoặc kế hoạch BVMT, 90,9% các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp đã thực hiện. Các yếu tố về phân loại chất thải rắn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, XLNT sinh hoạt và nước thải sản xuất của các cơ sở trong khu công nghiệp đều được thực hiện tốt hơn so với các cơ sở cụm công nghiệp.

Kết quả phân loại nguồn thải cho thấy, nguồn phát sinh nước thải chính của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh là nước thải sinh hoạt. Các hình thức xử lý nước thải được áp dụng hiện tại là khá thô sơ, chỉ đáp ứng được mức độ xử lý sơ bộ nước thải (bể tự hoại). Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt được thu thập tại các điểm thải cho thấy nhiều cơ sở bị ô nhiễm về chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, amoni, photphat và coliform từ vài lần đến trên 24 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT cột B. NTSH có tải lượng chất hữu cơ tính theo COD trung bình 999 kg/năm (dao động trong khoảng 20 đến 6200 kg/năm) và TSS trung bình là 1636 kg/năm (dao động trong khoảng 17,7 đến 7817 kg/năm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước thải sản xuất phát sinh từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như chế biến thực phẩm, khoáng sản kim loại, giấy, cống thải tập trung của KCN, CCN đều vượt quá QCVN về các thông số như TSS, COD, N, dầu mỡ khoáng, nhiều kim loại nặng và vi sinh vật.

Đánh giá mức độ ô nhiễm dựa trên Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các điểm xả thải tập trung của khu và cụm công nghiệp nghiên cứu. Theo kết quả đánh giá, chủ yếu các đối tượng nghiên cứu đều nằm trong diện cơ sở gây ô nhiễm môi trường (57,1%), có 2 đối tượng thuộc diện gây ô nhiễm nghiêm trọng là KCN Đình Trám và CCN

Nội Hoàng (chiếm 28,6%). Chỉ có KCN Quang Châu nước thải đạt tiêu chuẩn và không gây ô nhiễm.

Từ các kết quả nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm:

- Giải pháp về công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường - Giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường

- Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

- Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, quan trắc môi trường và cảnh báo ô nhiễm

5.2. KIẾN NGHỊ

Do thời gian tiến hành thực hiện nghiên cứu có hạn nên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Để giúp hoàn thiện nghiên cứu này, tôi đề xuất các kiến nghị như sau:

-Cần có những nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của

nước thải từ các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tới chất lượng các nguồn nước mặt tiếp nhận thải;có thêm các nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng dựa trên hiện trạng và phản ứng của các thủy sinh vật (chỉ thị sinh học).

-Số lượng mẫu lấy phân tích có tần suất dày hơn nữa để nhận định được

quy luật biến đổi của chất lượng nguồn thải và chất lượng nước nhận thải.

-Nghiên cứu đánh giá đối với các cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009

Môi trường KCN Việt Nam.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012.

3. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đình Tôn (2011), Quản lý chất thải chăn

nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Cục Bảo vệ môi trường (2005), Báo cáo chất lượng nước lưu vực sông Cầu năm

2005, Hà Nội

5. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Báo cáo chất lượng nước lưu vực sông Cầu năm

2007, Hà Nội

6. Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, Cục Quản lý chất thải và cải thiện

môi trường(2015), Báo cáothực trạng môi trường nước và các nguồn thải chính

gây ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực sông cầu – nguyên nhân và giải pháp;

7. Hoàng Huệ (2005), Xử lý nước thải, NXB Giáo dục.

8. Lê Thế Giới (2005), Những giải pháp thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động của các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm (B2003-III-21-TĐ), 2005.

9. Phạm Xuân Hậu (2014), Hiện trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả các

khu công nghiệp Việt Nam thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

10. Trịnh Lê Hùng (2008), Kỹ thuật xử lý nước thải. NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh(2010). Báo cáo khoa hoc môi

trường ô nhiễm nước và hậu quả của nó

12. TS. Đinh Đức Trường, TS. Lê Hà Thanh(2013), Một số vấn đề trong thu hút đầu

tư nước ngoài vào Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng từ góc độ bảo vệ môi trường, Kỷ yếu hội thảo Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013 tái cơ cấu doanh nghiệp và cân đối kinh tế vĩ mô, tháng 01/2013.

13. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2011-2015), Báo cáo kết quả quan trắc

môi trường định kỳ tỉnh Bắc Giang các năm 2011-2015.

14. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2012), Báo cáo kết quả đề án Điều tra,

đánh giá hiện trạng sử dụng và tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

15. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2013), Báo cáo kết quả đề án Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

16. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2014), Báo cáo kết quả đề án Điều tra

xác định các khu vực đất ngập nước dễ bị tổn thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

17. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả đề án Điều tra, xác

định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

18. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả đề án Điều tra,

khảo sát, đánh giá sức chịu tải của sông Lục Nam để xem xét đề xuất biện pháp giảm thiểu, cảnh báo những đoạn sông không có khả năng tiếp nhận nước thải.

19. Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả đề án Điều tra,

khảo sát, đánh giá sức chịu tải của các ao, hồ và các vực ước ở khu vực khu đô thị, khu dân cư tập trung để xem xét đề xuất biện pháp kiểm soát, cảnh báo những thuỷ vực không có khả năng tiếp nhận nước thải.

20. Viện khí tượng thủy văn (2005), Báo cáo hội thảo: “ Quản lý tổng hợp tài nguyên

nước và một số giải pháp kỹ thuật liên quan”, Hà Nội

21. Viện Môi trường và Phát triển bền vững (2005), Đề tài: “Quản lý lưu vực sông ở

Việt Nam nhằm phát triển bền vững”, Hà Nội

22. Viện nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp (2002), Chiến lược, chính

sách công nghiệp, 8/2002.

23. Ủy ban nhân dân 6 tỉnh lưu vực sông Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc

Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc) (2005), Đề án tổng thể “Bảo vệ môi trường sinh

thái cảnh quan lưu vực sông Cầu”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. WHO (1993), Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution – A Guide

to Rapid Source Inventory techniques and their Use in formulating Environmental control Strategies.

Tài liệu Internet

25. Website của Tổng cục Môi trường http://vea.gov.vn/vn/Pages/trangchu.aspx

26. Website của Viện chiến lược, chinh sách tài nguyên và môi trường

http://www.isponre.gov.vn/home/chien-luoc-phat-trien-kt-xh/nganh-tnmt/180- chien-luocbao-ve-moi-truong-quoc-gia-den-nam-2010-va-dinh-huong-den-nam- 2020

27. http://www.moi.gov.vn., Các chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất ,

28. http://www.sinhvatcanh.org/danh-ba-sinh-vat-canh/thuy-sinh/368-beo-cai- eichhornia-crassipes. 29. http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/3247_Beo-tay-May- loc-nuoc.aspx 30. http://westerntechvn.com.vn/westerntech-viet-nam-cung-cap-va-lap-dat-he-thong- xu-ly-nuoc-thai-hop-khoi.htm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79)