Phương pháp đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 42)

- Đánh giá đặc tính của nước thải thông qua QCVN hiện hành. - Phương pháp xử lý số liệu: thống kê mô tả; kiểm định; tương quan. - Phương pháp kiểm định: phân tích phương sai (ANOVA) – xác định sự sai khác giữa các nhóm ở mức ý nghĩa α = 0.05 .

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO THUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là vùng đất cổ, nằm trọn vẹn trong cánh cung Đông Triều với các đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, hệ thống thủy văn và khí hậu đóng vai trò quan trọng trong tác động qua lại và ảnh hưởng tới môi trường của tỉnh.

Vị trí địa lý: Bắc Giang là tỉnh miền núi, giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ có tổng diện tích là 3.849,45 km2 (Cục thống kê Bắc Giang, 2015), nằm ở toạ độ địa lý từ 21007” đến 21037” vĩ độ Bắc; từ 105053” đến 107002” kinh độ Đông. Vị trí của tỉnh Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninhtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước.

Địa hình: Bắc Giang là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng nên địa hình khá phức tạp và đa dạng. Địa hình bị chia cắt mạnh, đồi núi xen kẽ lẫn nhau tạo thành các khu vực đồi cao, đồi thấp với các hệ thống sông tự nhiên có hướng dốc dần theo chiều Tây Bắc - Đông Nam. Toàn tỉnh có độ cao trung bình so với mặt nước biển thay đổi từ 10 đến 1.000m.Địa hình Bắc Giang phân bố thành hai tiểu vùng: Vùng núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao; Vùng đồi núi trung du và đồng bằng (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và TP. Bắc Giang. Địa hình đa dạng là điều kiện để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thủy văn: Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 374 km là sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương và các phụ lưu của chúng (sông Đinh Đèn, sông Bè, sông Sỏi). Ba dòng sông chảy qua tỉnh Bắc Giang đều là những sông có chiều dài trên 100 km và có diện tích lưu vực, lượng nước vào

loại trung bình của quốc gia.Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ trên các sông ở Bắc Giang bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9. Lưu lượng nước trên các sông trong mùa lũ chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy cả năm. Phân phối dòng chảy của các tháng mùa lũ không đều, lưu lượng lớn nhất thường vào tháng 7, đo được ở Cầu Sơn (sông Thương)là 1.830 m3/s, tại Chũ (sông Lục Nam) là 4.100 m3/s.Dòng chảy mùa kiệt: Mùa kiệt trên các sông ở Bắc Giang bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau (kéo dài 8 tháng). Lưu lượng nước trên các sông trong mùa kiệt chỉ chiếm 20-25 % tổng lượng dòng chảy trong năm.

Ngoài ra, hệ thống ao hồ, đầm của tỉnh tương đối lớn với diện tích 20,8 nghìn ha, chiếm 5,44% diện tích tự nhiên và là nơi điều tiết và chứa nước quan trọng, cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm ở Bắc Giang có trữ lượng nước khá lớn.Sông ngòi, ao hồ, đầm của tỉnh không chỉ có giá trị về mặt thuỷ lợi mà còn phát triển thuỷ sản nước ngọt, du lịch và khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng.

Khí hậu: Tỉnh Bắc Giang nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa của khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa đông có khí hậu khô, lạnh; mùa hè khí hậu nóng, ẩm; mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa; độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.200-1.600 mm, đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống.Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.200-1.400 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Nhiệt độ trung bình năm từ 23-240C; giảm xuống 190C ở vùng núi cao 500-600m. Trong mùa đông, nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 100C, thậm chí dưới 00C vào tháng 12 và tháng 1 trong các thung lũng vùng cao. Biên độ nhiệt năm lớn (12-130C) phù hợp với quy luật phân hoá của khí hậu có mùa đông lạnh.Biên

độ nhiệt độ ngày đêm trung bình năm dao động trong khoảng 6-80C, đặc trưng

của khí hậu đồi núi trung du của Bắc Giang.

Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2015, độ ẩm trung bình năm của tỉnh trong khoảng 80 – 83%.Với độ ẩm tương đối cao kèm với biên độ nhiệt biến động lớn cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến người dân.Nằm trong vùng có nhiều dông, lốc nhất nước ta nên hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở Bắc

Giang. Dông có thể kèm theo lốc với tốc độ gió mạnh nhất tới 30-40mm/s, đôi khi có thể kèm theo mưa đá. Sương mù xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi, Sơn Động có tới 75 ngày sương mù/năm, tập trung vào mùa đông.Sương muối xuất hiện ở các huyện miền núi Lục Ngạn, Sơn Động (1-2 ngày/năm).Bão thường xảy ra vào đầu mùa hè.

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân của tỉnh năm 2015 đạt 9,6%, vượt 0,1% so với kế hoạch, trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5%; công nghiệp, xây dựng tăng 14,1%; dịch vụ tăng 7,4%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng chiếm 41,6%, dịch vụ chiếm 34,8% và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,6%.

Hình 4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang 2012-2015 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang (2015)

Phát triển công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 13,5%, giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) đạt 56.460 tỷ đồng, bằng 96,3% kế hoạch, tăng 17,8% so với năm 2014. Trong đó khu vực nhà nước đạt 4.460 tỷ đồng, bằng 80,1% kế hoạch, tăng 6,1%; khu vực ngoài quốc doanh đạt 14.040 tỷ đổng, bằng 109,3% kế hoạch, tăng 11,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 37.960 tỷ đồng, bằng 94,3% kế hoạch, tăng 21,9% so với năm 2014.

0 7 14 21

2012 2013 2014 2015

Hình 4.2. Tỷ lệ các cụm công nghiệp đang hoạt động có thệ thống xử lý nước thải

Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang (2015) Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 04 KCN đang hoạt động là: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung với các ngành nghề ưu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá, lắp ráp ôtô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa… Đến nay, có khoảng 220 dự án đang hoạt động với diện tích sử dụng là 279 ha đất công nghiệp; trong đó có 102 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2.175,3 triệu USD và 86 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 4.329,46 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư quy đổi đạt 18.638 tỷ đồng, bằng 43% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong số 04 KCN đang hoạt động, còn 01 KCN Song Khê - Nội Hoàng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.Hiện Bắc Giang có 27 CCN đang hoạt động với tổng diện tích là 572 ha. Số lượng các CCN lập và được phê duyệt đề án BVMT chi tiết còn hạn chế. Hầu như các CCN đều xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; chưa đầu tư xây dựng khu tập trung thu gom CTR.

Bên cạnh các KCN, CCN tập trung, Bắc Giang còn có nhiều cơ sở công nghiệp nằm rải rác trong tỉnh như nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc, nhà máy nhiệt điện Sơn Động, một số cơ sở khai thác khoáng sản, chế biến kim loại, dệt may, sản xuất giấy và nhiều ngành nghề khác.

Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 ước đạt 17,7 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011- 2015 đạt 5,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng lĩnh vực nông - lâm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2011 2012 2013 2014 2015 %

của tỉnh, tỷ trọng lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế giảm xuống 21,9% năm 2015.

Bảng 4.1. Danh sách các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

STT Khu, cụm công nghiệp

Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy % Số cơ sở Lĩnh vực hoạt động 1 CNN Thọ Xương (Phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) 4,06 100,0 18 Cơ khí, thực phẩm, nhựa

2 CNN Xương Giang II (Xã Xương

Giang, TP Bắc Giang) 10,37 96,4 19 Cơ khí, may mặc, dịch vụ 3 CNN Tân Mỹ (Xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang) 10,70 100,0 8 Điện tử, nhựa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 CNN Tân Mỹ - Song Khê (TP

Bắc Giang) 7,75 100,0 1 - 5 CNN Dĩnh Trì (Xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang) 7,33 100,0 8 Cơ khí, nhựa, dịch vụ

6 CNN Làng nghề Đa Mai (Xã Đa

Mai, TP Bắc Giang) 6,00 3,8 - -

7 CNN Hoàng Mai (Xã Hoàng

Ninh, Việt Yên) 19,10 42,3 6

May, điện tử, dịch vụ

8 CNN Việt Tiến (Xã Việt Tiến,

Việt Yên) 8,26 100,0 5

Dệt, in, gỗ, dịch vụ

9 CNN làng nghề Vân Hà (Xã Vân

Hà, Việt Yên) 2,26 26,5 6 Thực phẩm

10 CNN Tân Dân (Thị trấn Tân Dân,

Yên Dũng) 5,04 100 2 Dịch vụ

11 CNN làng nghề Đông Thượng

(Xã Lãng Sơn, Yên Dũng) 1,45 100 2

Chế biến gỗ, mộc

12 CNN Nội Hoàng (Xã Nội Hoàng,

Yên Dũng) 57,60 81,2 41

Điện tử, nhựa, thực phẩm

13 CNN Tân Dĩnh - Phi Mô (Lạng

Giang) 20,00 100 1 Dịch vụ 14 CNN Vôi - Yên Mỹ (Thị trấn Vôi, Lạng Giang) 13,20 100 3 Dịch vụ xây dựng

15 CNN Nghĩa Hòa (Xã Nghĩa

Hoà,Tân Thịnh, Lạng Giang) 29,96 75,96 1 Chế biến gỗ

16 CNN Đại Lâm (Xã Đại Lâm,

Lạng Giang) 50,00 21 3 Dịch vụ, tre gỗ

17 CNN Đồng Đình (Thị trấn Cao

Thượng, Tân Yên) 29,66 97,8 11

Vật liệu xây dựng, thực phẩm

STT Khu, cụm công nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy % Số cơ sở Lĩnh vực hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp Hòa) điện tử

19 CNN Đoan Bái (Xã Đoan Bái,

Hiệp Hòa) 42,82 32,7 2 Dịch vụ 20 CNN Hợp Thịnh (Xã Hợp Thịnh, Hiệp Hòa) 72,91 32,3 1 - 21 CNN Bố Hạ I (Xã Bố Hạ, TT. Bố Hạ, Yên Thế) 6,50 10,2 4 May, vật liệu xây dựng 22 CNN Cầu Gồ (Xã Đồng Tâm, Yên Thế) 20,60 9,26 - -

23 CNN Đồi Ngô (Thị trấn Đồi Ngô,

Lục Nam) 38,46 32,9 4

Dịch vụ

24 CNN Già Khê (Xã Tiên Hưng,

Lục Nam) 17,00 100,0 4

Dịch vu xây dựng, vận tải

25 CNN Trại Ba (Xã Quý Sơn, Lục

Ngạn) 8,60 55,2 - -

26 CNN Cầu Đất (Xã Phượng Sơn,

Lục Ngạn) 49,56 57,9 1 Dịch vụ vận tải

27 KCN Đình Trám (huyện Việt

Yên) 127,35 100 94

Điện tử, may mặc, nhựa

28 KCN Quang Châu (huyện Việt

Yên) 426 20 16

Cơ khí, nhựa, thực phẩm

29 KCN Song Khê - Nội Hoàng

(huyện Yên Dũng) 158,78 40 25

Điện tử, thép, giấy

30 KCN Vân Trung (huyện Việt

Yên, Yên Dũng) 350,3 10 45

Điện tử, may mặc Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (2016) - Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 175.810 ha (năm 2015), bằng 99,5% năm 2014. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 670 nghìn tấn, đạt 103,8% kế hoạch, tăng 0,5% so với năm 2014; trong đó sản lượng thóc đạt 630 nghìn tấn. Vải thiều được mùa, sản lượng đạt 190.000 tấn quả tươi.

- Tổng đàn vật nuôi tăng, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 215 nghìn tấn, tăng 2,6% tăng so với năm 2014. Đàn trâu 57,5 nghìn con, giảm 3,4%; đàn bò 134 nghìn con, tăng 2,7%; đàn lợn 1,24 triệu con tăng 2,4%; đàn gia cầm có 16,84 triệu con, tăng 2,9%, trong đó đàn gà đạt 14,64 triệu con, tăng 2,9% so với năm 2014.

rừng phòng hộ và đặc dụng 141 ha, bằng 94%, rừng sản xuất 7.426 ha, đạt 153,1% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường; tình trạng vi phạm về pháp luật bảo vệ rừng giảm so với năm 2014.

- Sản xuất thủy sản phát triển ổn định, diện tích nuôi duy trì trên 12.200 ha (diện tích thâm canh cao 1.280 ha, chuyên canh 5.250 ha), sản lượng thu hoạch cá thương phẩm ước đạt 30.500 tấn, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất ước đạt 27.285 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, tăng 24,8% so với năm 2014. Cụ thể: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 16.810 tỷ đồng, tăng 9,8% so cùng kỳ, bằng 97,7% kế hoạch; Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.460 triệu USD, nhập khẩu đạt 2.510 triệu USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả khá, đạt 3.485 tỷ đồng; tổng chi ngân sách trên địa bàn ước đạt 10.425 tỷ đồng. Hạ tầng giao thông được đầu tư, duy tu, bảo dưỡng. Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 24,8 triệu lượt người, tăng 4,2%; vận chuyển hàng hóa đạt 18,6 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2014.Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt, 100% các xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng thông tin di động, truy cập được Internet tốc độ cao.

4.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG CÁC KHU, CỤM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải tại các khu, cụm công nghiệp

Kết quả điều tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy lĩnh vực sản xuất phong phú do đặc thù các khu, cụm công nghiệp đa ngành nghề, không chuyên biệt. Bắc Giang có đầy đủ căn cứ hướng dẫn phân loại của Tổng cục Thống kê đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở sản xuất đã được thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chia thành các 13 lĩnh vực sản xuất cơ bản.

Các lĩnh vực hoạt động khác nhau có mức độ ảnh hưởng tới môi trường khác nhau do đặc tính phát sinh chất thải và các áp lực khác tới môi trường. Kế quả điều tra về thành phần chất thải phát sinh được liệt kê theo khoảng và lượng phát sinh trung bình (đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi và khí thải, tiếng ồn,…) của từng lĩnh vực như sau:

+ Lĩnh vực chế biến kim loại (chế biến sắt, nhôm, tôn, lõi cáp điện, cơ khí):Gồm16 cơ sở, số lượng công nhân vào khoảng 30-1788 người; Lượng CTR

sản xuất chủ yếu là xỉ than, vỏ bọc, đầu mẩu thừa trong đó tải lượng lớn nhất là xỉ lò có thể lên đến 4,1 tấn/cơ sở/ngày. Tải lượng CTR vào khoảng 180 đến 8.000 kg/tháng. Lưu lượng NTSX dao động trong khoảng 700-180.000 m3/tháng với giá trị trung bình (05 cơ sở) là 61 nghìn m3/tháng chủ yếu phát sinh từ quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 42)