Giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 73)

- Trước mắt cần bổ sung nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ, các kỹ năng quan trắc và lấy mẫu, nâng cao chất lượng quản lý cho cán bộ chuyên trách. Đầu tư trang thiết bị hiện trường trong hoạt động quan trắc môi trường, tăng cường năng lực cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT. Tích cực sử dụng các công cụ truyền thông, thường xuyên kết hợp với các đài phát thanh truyền hình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT của người dân.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nghiêm khắc xử lý và phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo quy định của Luật BVMT hoặc che dấu gây khó khăn công tác kiểm tra. Tuân thủ yêu cầu công khai và minh bạch thông tin về chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường xung quanh chịu tác động của các KCN. Cụ thể, phối hợp giữa các cơ quan (công an, thuế, đơn vị cung cấp nước sạch, cấp điện, thu gom chất thải), cộng đồng dân cư để xác định và đánh giá mức độ xác thực của thông tin môi trường.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêmcác vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về BVMT, trong đó tập trung vào các khu, cụm công nghiệp,cơ sở, doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (phân bón, hóa chất, xi măng, nhiệt điện, khai thác và chế biến khoáng sản,…). Kiên quyết không cho phép hoạt động đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã bị xử phạt nhiều lần nhưng không xây dựng lộ trình khắc phục, không xây dựng vận hành hệ thống xử lý chất thải theo quy định… Việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở cần thống nhất giữa các bên (TN&MT, Công an, Ban Quản

lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện, cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra về BVMT tránh chồng chéo, đảm bảo tính hiệu quả của công tác này. 4.4.3. Giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

(1) Giải pháp sản xuất sạch hơn

Giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế phát sinh chất thải là đầu tư công nghệ sản xuất. Đây là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Tuy nhiên, để thay đổi công nghệ cần một nguồn vốn khá lớn mà các doanh nghiệp rất khó thực hiện được, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, giải pháp này đưa ra tập trung đánh vào các doanh nghiệp mới xây dựng hình thành, các doanh nghiệp đã hoạt động từ trước cần thực hiện thay đổi dần dần trong khả năng kinh tế cho phép của doanh nghiệp nhưng tập trung chủ yếu vào việc cải tiến công nghệ phù hợp nhất cho hoạt động sản xuất nhằm tạo ra ít chất thải nhất. Thực tế hiện nay là các doanh nghiệp mới xây dựng hình thành và bước đầu đi vào hoạt động nhưng sử dụng công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc chưa hiện đại còn tạo ra nhiều chất thải. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu từ nước ngoài về mà họ lầm tưởng đó là công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại. Hậu quả của việc làm này là tạo ra nhiều chất thải hơn, chất thải không có khả năng tuần hoàn tái sử dụng, tái chế gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Hình 4.8. Mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các khu công nghiệp Các giải pháp SXSH

Tái chế Giảm thải tại nguồn Cải tiến sản phẩm

Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ

Thay đổi quy

trình sản xuất Quản lý nội vi

Thay nguyên liệu đầu vào

Kiểm soát quá

trình sản xuất Cải tiến thiết bị

Thay đổi công nghệ

Chiến lược BVMT rất cần ưu tiên đầu tư cho các dạng công nghệ sạch, công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ kỹ thuật cao,...Tuy nhiên điều quan trọng hiện nay là nhà nước phải có văn bản hướng dẫn, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc hiện đại. Địa phương phải nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để tiếp nhận và làm chủ công nghệ, cải tiến công nghệ ngoại nhập cho phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước và từng bước sáng tạo công nghệ mới, hạn chế những lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

(2) Giải pháp quản lý phát sinh chất thải rắn tại nguồn:

Giải pháp được đề xuất mang tính chất trước mắt và lâu dài dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Điều này, có nghĩa là các doanh nghiệp phát sinh chất thải phải tốn chi phí cho quá trình thu gom, phân loại tại nguồn, xử lý CTR đúng quy định. Các giải pháp nêu ra tuân theo nguyên tắc chất thải phát sinh tại công đoạn nào sẽ thu gom tai công đoạn đó.

+ CTR phát sinh tại nhà máy phải được phân loại, không để lẫn lộn CTR sản xuất thông thường với CTNH hay các loại CTNH với nhau;

+ Tiến hành thu gom, đóng gói, thống kê khối lượng và lưu giữ tạm thời CTR an toàn theo đúng chủng loại;

+ Tiến hành lập hồ sơ đăng ký quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải; + Lựa chọn đơn vị có chức năng xử lý theo đúng quy định

Quy trình giảm thiểu phát sinh CTR tại nguồn áp dụng cho một đơn vị sản xuất. Trong quy trình này giải pháp được đưa ra là mỗi đơn vị sản xuất có một bộ phận môi trường làm nhiệm vụ thu gom, phân loại, đóng gói chất thải có vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự thành công hay không của công tác phân loại chất thải tại nguồn. Vì vậy, công việc này phải được thực hiện bởi bộ phận môi trường sau mỗi ca làm việc. CTR phát sinh được thu gom sau đó phân loại thành các loại CTR, tiếp đến chất thải được bộ phận chuyên môn của nhà máy kiểm tra, nếu hợp lý sẽ được đóng gói, ghi nhận khối lượng và chuyển vào kho chứa chất thải sau đó đưa đi tái chế, tái sử dụng CTR có giá trị kinh tế.

CTR trong mỗi đơn vị sản xuất được thải bỏ ra sau đó được bộ phận môi trường trong đơn vị đó phân loại thành CTR có giá trị thương mại và CTR không có giá trị thương mại. CTR có khả năng tuần hoàn tái sử dụng trong nội vi xí nghiệp được thu gom tách riêng sử dụng lại, những loại nào không tuần hoàn tái

dựng được nhưng có thể được xí nghiệp khác trong KCN sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thì được trao đổi chất thải với nhau.

Một giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của công tác tái sử dụng chất thải là hình thành thị trường trao đổi chất thải giữa các xí nghiệp trong các KCN. Các xí nghiệp có CTR có thể được các xí nghiệp khác tái sử dụng, tái chế thì liên hệ với trung tâm trao đổi chất thải trong KCN, bộ phận trao đổi thông tin về chất thải sẽ trực tiếp thu nhận thông tin sau đó liên hệ với xí nghiệp có nhu cầu đến thực hiện việc trao đổi chất thải. Áp dụng mô hình thị trường trao đổi chất thải tạo nên sự gắn kết giữa các xí nghiệp, hạn chế việc thải bỏ chất thải có khả năng tái chế, mang lại lợi nhuận cho KCN, tiết kiệm chi phí xử lý.

Nâng cao nhận thức chủ doanh nghiệp và công nhân về lợi ích của việc phân loại CTR, giá trị tiềm ẩn của từng loại CTR; tuyên truyền và phát tài liệu hướng dẫn phân biệt các loại CTR, đưa ra danh sách chi tiết các CTNH cho từng ngành công nghiệp, hướng dẫn cách phân loại,...

Hệ thống thu gom CTR phải được xây dựng một cách đồng bộ, các đơn vị nhận thu gom chất thải phải ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất. Cần có chính sách bắt buộc các đơn vị sản xuất phải ký hợp đồng thu gom chất thải với đơn vị thu gom, tránh trường hợp đơn vị sản xuất xả thải chất thải trái phép ra môi trường. Cần có những nghiên cứu về điều kiện kho chứa, trạm trung chuyển, khối lượng CTR phát sinh tại từng đơn vị sản xuất từ đó quyết định lựa chọn phương tiện thu gom, tần suất thu gom, tuyến đường thu gom phù hợp với khả năng kinh tế cho phép của các đơn vị thu gom.

Đầu tư thiết bị dụng cụ lưu trữ chất thải.Yêu cầu đặt ra là chất thải sau khi phân loại tại nguồn phải được đóng gói lưu trữ trong các dụng cụ đạt tiêu chuẩn như thùng chứa 240L hoặc kho chứa chất thải phải kín đáo. Chất thải được lưu trữ tại những vị trí có ít người qua lại nhưng thuận lợi cho công tác thu gom. Đặc biệt CTNH phải được lưu trữ an toàn, không để chất thải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.

(3) Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải:

Nhìn chung việc thực thi pháp luật về BVMT của các cơ sở sản xuất trong thời gian qua chưa nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả thấp. Việc không tuân thủ các quy định về ĐTM diễn ra khá phổ biến.Các dự án đã được phê duyệt báo cáo ĐTM, kể cả các dự án liên doanh trong nước và ngoài nước chưa thực hiện đầy

đủ các yêu cầu về BVMT. Một số doanh nghiệp đã có hệ thống XLNT nhưng chỉ làm hình thức, không vận hành hoặc chỉ vận hành đối phó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng danh mục khuyên cáo công nghệ xử lý nước thải phù hợp liên quan tới lĩnh vực sản xuất và ngành nghề sản xuất. Các công nghệ xử lý khuyến cáo sử dụng đối với các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 4.8. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải đối với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

STT Lĩnh vực Công nghệ xử lý

1 CCN Bố Hạ Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

2 CCN Dĩnh Kế Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, hồ sinh học (hấp phụ)

3 CCN Dĩnh Trì Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

4 CCN Đồi Ngô Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

5 CCN Đồng Đình Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, hồ sinh học

6 CCN Già Khê Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

7 CCN Hoàng Mai Đông keo tụ, (hấp phụ) hồ sinh học

8 CCN Hợp Thịnh Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

9 CCN Nội Hoàng Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, hồ sinh học (hấp phụ)

10 CCN Phi Mô - Tân

Dĩnh

Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

11 CCN Tân Mỹ Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

12 CCN Tân Mỹ - Song

Khê

Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

13 CCN Thọ Xương Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, hồ sinh học (hấp phụ)

14 CCN Xương Giang Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, hồ sinh học (hấp phụ)

15 CCN Yên Mỹ - Vôi Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

16 CCN-LN Vân Hà Sinh học hiếu khí, hồ sinh học

17 KCN Châu Minh-Mai

Đình

Đông keo tụ, sinh học hiếu khí

18 KCN Đình Trám Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, (hấp phụ) hồ sinh học

19 KCN Quang Châu Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, (hấp phụ) hồ sinh học

20 KCN Song Khê-Nội

Hoàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông keo tụ, sinh học hiếu khí, (hấp phụ) hồ sinh học

Hình 4.9. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tại các tuyến cống thu gom nước thải từ các nhà đầu tư, cần có các giếng thăm cho phép tiếp cận và lấy mẫu, quan trắc lưu lượng và chất lượng nước thải từ các nhà máy trong KCN. Chủ đầu tư hạ tầng KCN cần thỏa thuận rõ ràng với các nhà thầu về chất lượng nước đầu vào trạm XLNT, các biện pháp kiểm tra, xử lý sự cố. Các doanh nghiệp định kỳ báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát chất lượng nước thải, khí thải, tình hình quản lý CTR và CTNH cho cơ quan QLMT địa phương và gửi báo cáo cho đơn vị quản lý hạ tầng KCN. Tiến hành kiểm tra định kỳ 2 lần/năm toàn bộ hệ thống thoát nước, XLNT của các cơ sở để có thông tin và đưa ra các giải pháp thiết thực.

Xây dựng quy trình cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Môi trường, sự phối hợp với các cơ quan khác như: Thanh tra, Chi cục BVMT địa phương, các chế tài xử lý vi phạm. Xây dựng các chương trình, dự án tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ QLMT một cách dài hạn, bài bản, có hệ thống, kết hợp với trang bị các phương tiện và thiết bị phù hợp

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Đông keo tụ,

sinh học hieu Đông keo tụ, sinh học hieu khı́, ho sinh học Sinh học hieu khı́, ho sinh

CCN Bo Hạ CCN Dı̃nh Trı̀ CCN Đoi Ngô CCN Già Khê CCN Hợp Thịnh

CCN Phi Mô - Tân Dı̃nh CCN Tân Mỹ

CCN Tân Mỹ - Song Khê CCN Yên Mỹ - Vôi

KCN Châu Minh-Mai Đı̀nh CCN Dı̃nh Ke CCN Đong Đı̀nh CCN Nội Hoàng CCN Thọ Xương CCN Xương Giang KCN Đı̀nh Trám KCN Quang Châu KCN Song Khê-Nội Hoàng

Đông keo tụ, (hap phụ) ho

KCN Vân Trung

phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công nghiệp. Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trường, cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm.

Khai thác, sử dụng dữ liệu các trạm quan trắc tự động (AMS), lắp đặt tại các KCN theo quy định. Có cơ chế chia sẻ dữ liệu, khai thác hệ thống trang thiết bị và các nguồn lực QLMT của địa phương, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các doanh nghiệp và các KCN, CCN một cách hiệu quả nhất. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp.

Khi kiểm tra, đánh giá hoạt động của trạm XLNT, bên cạnh việc lấy mẫu phân tích chất lượng nước một cách có hệ thống và đúng tiêu chuẩn, còn có thể nhận biết thực tế hoạt động của trạm XLNT thông qua các thông số như: Sổ sách ghi chép tại phòng thí nghiệm trong trạm XLNT, các số liệu về tiêu thụ điện, nước, hóa chất, thông tin về vận chuyển bùn, hồ sơ vận hành, kết quả quan trắc, phân tích mẫu, dữ liệu theo dõi vận hành hệ thống (nếu có) tại trạm XLNT; quan sát các thiết bị vận hành, đo lường, điều khiển... trong trạm XLNT để có thông tin về thời gian vận hành, việc tuân thủ quy trình vận hành bảo dưỡng hệ thống, công trình và thiết bị. Quan sát màu nước thải trong các bể xử lý, nhất là bể xử lý sinh học, nồng độ bùn trong bể xử lý sinh học, mùi của nước thải…Quan sát thực tế hoạt động của máy làm khô bùn, lượng bùn phát sinh…

4.4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát, quan trắc môi trường và cảnh báo ô nhiễm cảnh báo ô nhiễm

- Bổ sung nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ, các kỹ năng quan trắc và lấy mẫu, nâng cao chất lượng quản lý cho cán bộ chuyên trách.

- Đầu tư trang thiết bị hiện trường trong hoạt động quan trắc môi trường, tăng cường năng lực cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT.

- Tập trung đầu tư hệ thống cảnh báo ô nhiễm môi trường và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giám sát. Tích cực sử dụng các công cụ truyền thông, thường xuyên kết hợp với các đài phát thanh truyền hình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT của người dân.

- Thiết lập từng bước hệ thông quan trắc môi trường tự động tại các KCN theo định hướng của Luật bảo vệ môi trường 2014. Trong đó, trước tiên thiết lập hệ thống quan trắc nước thải tự động (đồng hồ lưu lượng và tự động đo đạc một số thông số cơ bản như COD, TSS, các kim loại) làm cơ sở tính phí xả thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 73)