Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 61)

Trước khi đi đánh giá hiện trạng thực hiện yêu cầu về BVMT, chúng ta xem xét cơ cấu quản lý chung của các cơ sở. Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra các hình thức tổ chức sản xuất ra bao hồm 03 nhóm: Công ty; Hộ cá thể và Các hình thức tổ chức khác (hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước).

Hình 4.3. Tỷ lệ các hình thức tổ chức sản xuất các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp

Nếu chỉ tính riêng các cơ sở sản xuất trong khu và cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, số lượng hình thức tổ chức kinh doanh dạng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế (với 327 trên tổng số 365 cơ sở đã tiến hành thống kê chiếm 89,59%) với nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Hộ sản xuất và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ nhỏ hơn tập trung vào các loại hình sản xuất nội thất từ gỗ, tái chế, gia công cơ khí (chiếm 9,04%). Bên cạnh đó còn có các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Hiện trạng quản lý môi trường các cơ sở đang hoạt động trong khu, cụm công nghiệp căn cứ quy định pháp luật hiện hành bao gồm nhiều hoạt động khác nhau có thể kể tên sau đây:Thủ tục pháp lý về môi trường hay còn gọi Hồ sơ môi trường của cơ sở là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, các tài liệu về môi trường của một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tuỳ thuộc hiện trạng mức độ, quy mô sản xuất gồm có: (1) Báo cáo đánh giá tác động môi

90% 9%

1%

Công ty Hộ cá thể

trường hoặc tương đương(Đề án BVMT, đề án bảo vệ môi trường chi tiết); (2) cam kết BVMT hoặc tương đương(Kế hoạch BVMT, đề án bảo vệ môi trường cấp huyện).

a. Theo thủ tục hồ sơ về môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường)

Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra và các số liệu thu thập: Trong 04 khu công nghiệp và 04 CCN tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, có tổng số 253cơ sở đang hoạt động, trong đó có:

-101/253 cơ sở (chiếm 39,9%) đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường và tương đương (gồm: KCN Vân Trung có 30 cơ sở; KCN Quang Châu có 13 cơ sở; KCN Đình Trám có 28 cơ sở; KCN Song Khê-Nội Hoàng có 16 cơ sở;CCN Nội Hoàng 13 cơ sở;CCN Thọ Xương có 01 cơ sở);

-129/253cơ sở (chiếm 51%) đã có cam kết bảo vệ môi trường và tương đương (gồm: KCN Vân Trung có 16 cơ sở; KCN Quang Châu-02 cơ sở; KCN Đình Trám-62;KCN Song Khê-Nội Hoàng-08 cơ sở; CCN Tân Mỹ 08 cơ sở; CCN Thọ Xương có 8; CCN Bố Hạ có 04 cơ sở; CCN Nội Hoàng có 21 cơ sở);

- Còn 23/253 cơ sở (chiếm 9,1%) chưa có thủ tục hồ sơ về môi trường (KCN Vân Trung có 01 cơ sở chưa có ĐTM; KCN Quang Châu có 01 cơ sở chưa có ĐTM; KCN Đình Trám-04 cơ sở chưa có ĐTM;KCN Song Khê-Nội Hoàng- 01 cơ sở chưa có ĐTM;CCN Nội Hoàng có 06 cơ sở chưa có ĐTM và 01 cơ sở chưa có cam kết; CCN Thọ Xương có 9 cơ sở chưa có cam kết BVMT).

Hình 4.4. Tỷ lệ (%) hoàn thành thủ tục môi trường của các cơ sở điều tra

39,9 51

9,1

b. Hoạt động sử dụng và khai thác nước

Về nguồn cấp nước cho hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các nguồn cấp nước gồm có nước máy (trạm cấp nước, nhà máy nước sạch…); nước ngầm (giếng đào, giếng khoan); nước mặt (hồ, sông)..Thống kê trên các cơ sở được điều tra về hiện trạng sử dụng nước, 66,9% các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp sử dụng nước máy; 9,1% sử dụng nước dưới đất và chỉ 0,6% sử dụng nước mặt. Bên cạnh đó, các cơ sở sử dụng nhiều nguồn nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm số lượng lớn (chiếm 40,4%) trong đó chủ yếu là nước máy và nước dưới đất. Như vậy, số lượng các cơ sở có liên quan đến khai thác nước dưới đất (hay nước ngầm bao gồm chỉ sử dụng và kết hợp sử dụng nước ngầm với các nguồn cấp nước khác) khá lớn, chiếm 63,8% đối với các CCN, 18,7% đối với các KCN.

Giấy phép khai thác nước dưới đất đã được thực hiện tại 29 cơ sở trong khu, cụm công nghiệp (chủ yếu là trong cụm công nghiệp).Giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước đã được cấp cho 20 cơ sở.

c. Hạ tầng thu gom và xử lý nước thải

Nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất gồm có nước mưa chảy tràn, NTSH và NTSX. Nhìn chung, NTSX, nước mưa chảy tràn, NTSH được thu gom thông qua các hệ thống khác nhau và đưa về cùng một vị trí trước khi xả thải ra ngoài môi trường, số lượng các cơ sở tách riêng nước mưa chảy tràn, NTSX và NTSH không nhiều.

Hình 4.5. Tỷ lệ các hình thức xử lý nước thải sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

71% 27% 2% Bể tự hoại (trước) Chung NTSX Khác

* Đối với các khu công nghiệp tập trung: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 04 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động, tuy nhiên hạ tầng thu gom, thoát nước mưa và nước thải ở 04 khu công nghiệp này có sự đầu tư không giống nhau, cụ thể: 03/4 khu công nghiệp (Quang Châu, Vân Trung và Đình Trám) đã đầu tư riêng biệt hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải; nước thải của các cơ sở trong 03 khu công nghiệp này đều được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN (KCN Quang Châu có công suất 3.000 m3/ngày đêm, KCN Vân Trung có công suất 5.000 m3/ngày đêm và KCN Đình Trám có công suất 2.000 m3/ngày đêm). Còn khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng chưa hoàn thiện hệ thống thu gom nước mưa và nước thải, đang xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3/ngày đêm (dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2018).

* Đối với các cụm công nghiệp tập trung: Trong tổng số 27 cụm công nghiệp tập trung đang hoạt động chỉ có 03 CCN (Thọ Xương, Xương Giang II và Đồng Đình) là đã có hệ thống thu gom nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp, còn 24 CCN còn lại chưa đầu tư hạ tầng thu gom, thoát nước mưa, nước thải riêng biệt, nươc thải phát sinh từ các cơ sở được xử lý tại các cơ sở sau đó thải vào mương tưới tiêu xung quanh CCN.

* Việc xử lý nước thải tại các doanh nghiệp thứ cấp trong khu, cụm công nghiệp:

- Về xử lý nước thải sinh hoạt: Tất cả các cơ sở đều có hệ thống xử lý. Hệ thống xử lý NTSH chủ yếu là bể tự hoại gồm các loại từ 2 đến 4 ngăn được xây dựng cùng thời gian với xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất. Trong số đó, các cơ sở sử dụng bể tự hoại loại 1-2 ngăn chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 9%) chủ yếu do cơ sở xây dựng từ trước năm 1995. Phần lớn các cơ sở có từ trên 3 nhà vệ sinh, số lượng nhà vệ sinh tính theo số lượng công nhân là 5 đến không quá 20 người/nhà vệ sinh, sử dụng bể tự hoại loại 3-4 ngăn theo đúng quy định thiết kế xây dựng hiện nay. Một số cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung theo công nghệ sinh học để xử lý. Như vậy, nhìn chung hiện trạng xử lý NTSH cơ bản tuân thủ đúng cam kết đã đặt ra trong ĐTM, đề án BVMT, cam kết BVMT và kế hoạch BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Về công tác quản lý nước thải sản xuất:Trong tổng số 253 cơ sở trong 08 khu, cụm công nghiệp nghiên cứu có 28 cơ sở có phát sinh nước thải sản xuất.Nước thải sản xuất chủ yếu là các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử (sơn, mạ),

sản xuất thiết bị vệ sinh, sản xuất pin năng lượng, sản xuất thép. Trong đó các cơ sở sản xuất thép (08 cơ sở) nước thải làm mát máy móc thiết bị được thu gom qua hồ lắng, mương nước để giảm nhiệt sau đó tuần hoàn tái sử dụng; 02 cơ sở mạ thiết bị vệ sinh cao cấp đều đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất từ 50-350 m3/ngày theo công nghệ keo tụ, lắng; 01 cơ sở sản xuất quả cầu lông nước thải phát sinh từ quá trình giặt lông chủ yếu xử lý bằng bể lắng; 15 cơ sở sản xuất linh kiện điện tử đều đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất bằng bể keo tụ, kết hợp lắng.

d. Hạ tầng thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Trước khi tiến hành thu gom, chất thải rắn có thể được các cơ sở sản xuất phân loại, tái sử dụng, tái chế tại chỗ trước khi đưa ra bên ngoài cơ sở sản xuất, kinh doanh. Như vậy, hoạt động phân loại là một khâu quan trọng trong hạ tầng quản lý CTR của các cơ sở.Phân loại CTR gồm nhiều mức độ khác nhau, tại đây trước hết chúng ta xem xét việc phân loại CTR sản xuất với CTR nguy hại; CTR thông thường và CTR nguy hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả tổng hợp số liệu và điều tra trực tiếp tại các cơ sở cho thấy: - Việc thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại của từng cơ sở do từng cơ sở thực hiện.

- Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều không có khu tập kết, trung chuyển và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ở từng khu cụm.

- Hầu hết các cơ sở đã quan tâm thực hiện công tác thu gom, phân loại một phần chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại ở từng cơ sở: Các cơ sở đã đầu tư khu lưu giữ tạm thời chất thải thông thường (xây kho kiểu nhà cấp 4, có tường, nền bê tông, mái tôn; thiết bị lưu giữ gồm thùng phuy bằng nhựa, kim loại, palet gỗ, téc…). Tuy nhiên công tác phân loại vẫn còn hạn chế, chưa phân loại triệt để từng loại chất thải nguy hại với nhau và với chất thải thông thường, kho lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo sức chứa, qua khảo sát trực tiếp cho thấy tình trạng các loại chất thải nguy hại khác loại để lẫn lộn với chất thải thông thường vẫn còn diễn ra ở các cơ sở (bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu thải để chung với xốp, túi nylon, bao bì trong 01 thùng phuy loại 200 lít….); Năm 2016 có 02 cơ sở trong KCN Song Khê-Nội Hoàng đã bị cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với hành vi không phân loại triệt để chất thải nguy hại trong cơ sở với tổng số tiền phạt là 180 triệu đồng.

- Về công tác xử lý chất thải nguy hại: Hầu hết các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều ký hợp đồng và chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn cho các đơn vị chức năng. Tần suất vận chuyển, xử lý tùy thuộc vào thực tế phát sinh chất thải của từng cơ sở: có cơ sở 01 tháng/01 lần vận chuyển, xử lý, có cơ sở 06 tháng/ 01 lần vận chuyển, xử lý, có cơ sở 01 năm/01 lần vận chuyển, xử lý….

Bảng 4.4. Danh sách các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài khu, cụm công nghiệp

STT Đơn vị thu gom, xử lý Số lượng cơ sở ký kết hợp đồng trên địa bàn Bắc Giang

1 Cty cổ phần công nghệ môi trường An Sinh 2

2 Cty cổ phần Hòa Anh 2

3 Cty cổ phần môi trường Thuận Thành 15+

4 Cty cổ phần XLCT công nghiệp Hòa Bình 3+

5 Cty dịch vụ môi trường Anh Đăng 1

6 Cty Dujun 1

7 Cty Hà Ngọc 1

8 Cty Màu Xanh Việt 1

9 Cty Ngôi Sao Xanh 27+

10 Cty TNHH môi trường VK 13

11 Cty TNHH Nohara - ITC Việt Nam 2

12 Cty TNHH Phát triển thương mại Liên Phúc 2

13 Cty TNHH sản xuất dịch vụ Môi trường xanh 2

14 Cty TNHH thương mại dịch vụ Toàn Thắng 1

15 Cty Urenco 10 14+

16 Cty Urenco 11 7+

17 Hợp tác xã Phúc Lợi 26+

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang (2016)

Ghi chú: Danh mục chỉ liệt kê các cơ sở sản xuất lớn và/hoặc có sổ chủ nguồn thải CTNH

e. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác

Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ được một số cơ sở sản xuất thực hiện đúng theo cam kết (ĐTM, đề án BVMT, cam kết BVMT, kế hoạch BVMT) đã đặt ra. Các cơ sở có quan trắc môi trường định kỳ là 54 cơ sở; trong đó các cơ sở có quá trình đốt nhiên liệu, chất thải có tiến hành quan trắc khí thải lò hơi (ống khói), các cơ sở phát sinh lượng nước thải lớn có quan trắc nước thải. Trong đó

các cơ sở trong cụm công nghiệp là 6 cơ sở, trong khu công nghiệp là 48 cơ sở.Hầu hết các cơ sở chưa thực hiện quan trắc môi trường định kỳ là các đối tượng được cấp bản cam kết bảo vệ môi trường ở cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải tại một số cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 55 - 61)