Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bố chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

2.2.1. Kinh nghiệm phân bổ chi thƣờng xuyên ngân sách xã của một số địa phƣơng ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là đơn vị làm tốt công tác phân bổ chi thường xuyên NSX. Là địa phương thuần nông, các khoản thu ngân sách chủ yếu từ phí, lệ phí; thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân, các khoản đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… do HĐND xã quyết định. Những năm qua, nhờ xây dựng dự toán ngân sách sát tình hình, chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện đã tạo điều kiện cho xã đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ phát triển KT-XH. Hằng năm, các khoản thu từ tiền sử dụng đất (mỗi năm 0,2-0,3 ha) chiếm phần lớn trong tổng thu NSX được thực hiện đúng quy trình. Các khoản thu phí và lệ phí, quỹ đất công ích, thu khác đều được tận dụng nguồn đáp ứng nhu cầu chi NSX. Trong chi NSX, ngoài các khoản ưu tiên chi thường xuyên thì việc chi đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi được quan tâm. Để đạt được những kết quả trên huyện Lạng Giang đã thực hiện tốt một số nội dung liên quan đến phân bổ chi thường xuyên NSX, cụ thể sau:

- Tổ chức triển khai hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và cập nhật kịp thời các văn bản quy định của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh về phân bổ chi thường xuyên NSX đối với bộ phận Ngân sách của đơn vị, cho nên tránh được tình trạng không cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách mới về con người, phụ cấp,….

- Thực hiện việc lập dự toán NSX từ cơ sở bám sát tình hình thực tế; các nguồn thu trên địa bàn được tận dụng triệt để, phân bổ kinh phí hợp lý; nhiệm vụ

chi được tính đúng, đủ, kịp thời... Hiện tổng thu ngân sách trên địa bàn Lạng Giang đạt khoảng 40 tỷ đồng/năm, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất. Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế... bảo đảm công khai minh bạch, hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích.

- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra báo cáo của phòng Tài chính- Kế hoạch huyện.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính xã, tăng cường trang bị phương tiện làm việc, thực hiện kế toán máy, thường xuyên cập nhật các văn bản chế độ kế toán mới. Kế toán, thủ quỹ, chủ tịch UBND xã thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính nên có ý thức trách nhiệm cao.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tài chính xã với phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, cơ quan Thuế của huyện trong việc phân bổ chi thường xuyên Ngân sách xã để các sự nghiệp chi tiêu dùng (chi thường xuyên) tại mỗi địa phương được đảm bảo đủ, đúng chế độ theo quy định, số thu được điều tiết về xã đủ bù số chi tiêu dùng (chi thường xuyên), giảm tình trạng hụt thu tại địa phương (Vũ Thị Thùy Linh, 2017)

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Qua nghiên cứu của Trần Phi Cường (2016) về quản lý chi ngân sách huyện Tam Đảo cho thấy: Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo từ khâu lập, phân bổ, chấp hành dự toán, kiểm soát thanh, quyết toán được thực hiện trên cơ sở Luật Ngân sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phân cấp quản lý NSNN cho cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, quyết định của Sở Tài Chính về giao chỉ tiêu hướng dẫn dự toán thu, chi NSNN năm cho các huyện, thành phố, thị xã trong từng thời kỳ ổn định ngân sách.

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi của UBND tỉnh, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện thực hiện tham mưu đề xuất cho UBND huyện quyết định phân bổ giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị trực thuộc. UBND huyện quyết định giao chi NSNN cụ thể về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi: Chi đầu tư phát triển; Chi quốc phòng, an ninh, Chi quản lý hành chính, Chi Sự nghiệp văn hoá, thể dụng thể thao...Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định

mức chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN, Căn cứ vào dự toán được UBND huyện giao; UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán, trình HĐND xã, thị trấn quyết định dự toán chi và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách theo đúng thời gian quy định của Luật Ngân sách, Thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên chi tiết đến loại, khoản của Mục lục NSNN đã ban hành đến các ban, ngành, bộ phận thuộc quản lý của xã, thị trấn; đồng thời gửi KBNN huyện nơi giao dịch (một bản), Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện (một bản) làm căn cứ theo dõi, kiểm tra và kiểm soát chi theo quy định, Mọi khoản chi NSNN đều thực hiện trong dự toán đã được UBND huyện giao, quá trình phân bổ và thực hiện ngân sách của các đơn vị dự toán được kiểm soát qua KBNN huyện Tam Đảo, UBND huyện Tam Đảo sẽ chịu sự kiểm tra của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính và sự giám sát của Thường vụ Huyện uỷ Tam Đảo về điều hành và tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN hàng năm, UBND huyện có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng và thực hiện dự toán chi NSNN của UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện quản lý.

Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính, Đảng, nhà nước, đoàn thể trên cơ sở đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo mức lương tối thiểu chung (hàng năm thay đổi theo khung mới nếu có), còn đối với định mức chi nghiệp vụ và hoạt động thường xuyên phân bổ theo tổng biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao. Đối với định mức chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phân bổ theo tiêu chí dân số với các định mức ứng với vùng đồng bằng, đô thị, núi thấp, núi cao nhỏ hơn 18% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) tối đa 82%, chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu 18% (chưa kể nguồn thu học phí). Đối với định mức chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp đảm bảo xã hội, định mức chi cho quốc phòng an ninh, sự nghiệp y tế phân bổ theo tiêu chí dân số theo vùng đô thị, đồng bằng, núi thấp, núi cao. Đối với định mức chi cho sự nghiệp kinh tế bằng 10% tổng chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách. Đối với định mức chi khác ngân sách phân bổ theo tỷ trọng 0,4% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách. Trong định mức phân bổ có tính đến các đơn vị có dân số thấp để đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng Tài chính - kế hoạch

huyện theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại Luật ngân sách nhà nước thực hiện lập dự toán chi ngân sách cấp huyện, cấp xã để UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn và thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước đối với cấp xã là kiểm tra dự toán ngân sách xã khi đã được HĐND xã phê duyệt theo các quy định của nhà nước, nếu phát hiện dự toán ngân xã lập, phân bổ chưa đúng với quy định thì yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh

Công tác lập dự toán hiện nay đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo, trên cơ sở bám sát tình hình thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dân chủ, công khai, công bằng và đảm bảo chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Dự toán chi ngân sách được UBND huyện thảo luận công khai với các ngành các đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn trước khi trình hội đồng nhân dân huyện xem xét phê chuẩn. Số tăng hay giảm chi so với năm trước, so với định mức được ngành chuyên môn thuyết minh, giải trình rõ ràng. đối với những khoản chi mang tính đặc thù nằm ngoài định mức phân bổ đều có dự toán chi tiết của từng đơn vị, thuyết minh chi tiết cơ sở lập dự toán và kèm theo các tài liệu chứng minh.

Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn biểu hiện những bất cập và hạn chế:

- Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách huyện giao dự toán cho ngân sách xã theo tổng số kinh phí được hưởng trên cơ sở của định mức phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ chi, do vậy UBND xã trực tiếp lập dự toán, trình HĐND xã phê duyệt. Trong quá trình lập và phân bổ chi ngân sách xã còn một số nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã đã i) Lập và phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao theo quy định của nhà nước như dự phòng, sự nghiệp giáo dục đào tạo. ii) Một số xã khi phân bổ ngân sách chưa giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương iv) Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên dẫn đến mất cân đối về nguồn ngay từ khi lập dự toán gây khó khăn cho trong việc chấp hành chi ngân sách, nếu trong năm không có tăng thu sẽ dẫn đến nợ lương, các khoản như lương.

- Trong quá trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương huyện đã thực hiện phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi khác so với định mức của HĐND tỉnh quy định. Cụ thể: đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo

và dạy nghề do biên chế sự nghiệp UBND tỉnh giao là đủ, không thiếu biên chế nhưng thực tế các trường trong huyện có trường thừa, trường thiếu. UBND huyện trình HĐND huyện phân bổ theo tiêu chí: Đảm bảo đủ kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, trong khi chờ luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu, số trường có giáo viên thừa được cấp đủ lương và các khoản đóng góp, không cấp kinh phí chi chuyên môn nghiệp vụ. đối với chi phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phân bổ theo số học sinh của từng trường có tính hệ số để đảm bảo cho các trường ít học sinh trong khi các nội dung công việc chuyên môn vẫn phải thực hiện như các trường nhiều học sinh để trường hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tổng số kinh phí còn lại sau khi đã phân bổ kinh phí chi lương và các khoản như lương.

- Phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý: Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự công bằng về nhịp độ phát triển giữa các huyện, xã, ngoài ra các định mức khác cũng được vận dụng như tỷ lệ học sinh/giáo viên, tỷ lệ chi lương và chi chuyên môn nghiệp vụ. Có thể nói cách phân bổ ngân sách cho giáo dục theo yêu cầu chi tiêu căn cứ trên dân số hiện nay có ưu điểm là đơn giản cho việc tính toán và phân bổ. Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là:

- Định mức phân bổ căn cứ theo dân số là một chỉ tiêu mang tính ước lượng khó chính xác vì tình trạng di dân là khá phổ biến, từ đó tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ.

- Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học một cách hiệu quả bởi lẽ trường hợp số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của địa phương có tăng lên hay giảm đi thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn tài chính đã được phân bổ.

- Hệ thống phân bổ hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc phân bổ nguồn tài chính mà chưa đặt ra yêu cầu phải cung cấp một số lượng hàng hóa dịch vụ công "là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thực tế".

2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan

Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Bùi Thị Hòa (2013) tại Đại học Nông Nghiệp với đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” với nội dung tập trung vào phân tích thực trạng về công tác xây dựng, lập, duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN, chấp hành chi, quyết toán chi.

Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước, đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Luận văn cũng đã đưa ra được những giải pháp quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, luận văn chỉ đưa ra những vấn đề còn tồn tại ở các khâu như chấp hành chi và quyết toán chi mà chưa pháp hiện ra những tồn tại trong khâu phân bổ dự toán chi NSNN, nguyên nhân là do luận văn chưa đi sâu vào phân tích quy trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên.

Luận văn tốt nghiệp Quản lý tài chính công của Đinh Thùy Linh (2015) tại Học viện Tài chính với đề tại “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Bình Gia” đã đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục và đưa ra các giải pháp khắc phục; Luận văn đã làm rõ quá trình từ lập, phân bổ, chấp hành chi, quyết toán chi cho sự nghiệp giáo dục nhưng chưa đánh giá được việc phân bổ chi thường xuyên NSX.

Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Bùi Mạnh Cường (2012) tại Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình” đã đánh giá được phân bổ ngân sách trong cả lĩnh vực chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu nguyên tắc chi, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên, đánh giá kết quả phân bổ chi NSNN, quy trình lập và phân bổ chi NSNN. Tuy nhiên, luận văn lại chưa làm rõ được công tác phân bổ chi thường xuyên NSNN chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố nào, từ đó giải pháp đưa ra chưa có cơ sở thuyết phục.

Có rất nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về quản lý chi NSX, quản lý chi NSNN tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu đánh giá việc phân bổ chi thường xuyên NSX và đặc biệt là tại thành phố Bắc Ninh, chưa có một đề tài nào đánh giá công tác phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn thành phố.

PHẦN 3. ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 8.260,88 ha (chiếm 9,76% diện tích toàn tỉnh), dân số năm 2011 là 169.543 người (mật độ 2.052 người/Km2, trên 71% dân số sinh sống thuộc khu vực nội thị), phân bố trên địa bàn 19 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 6 xã. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 21°08' - 21°14' vĩ độ Bắc và từ 106°01' - 106°08' kinh độ Đông.

Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bố chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39)