Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Bùi Thị Hòa (2013) tại Đại học Nông Nghiệp với đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” với nội dung tập trung vào phân tích thực trạng về công tác xây dựng, lập, duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN, chấp hành chi, quyết toán chi.
Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước, đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Luận văn cũng đã đưa ra được những giải pháp quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, luận văn chỉ đưa ra những vấn đề còn tồn tại ở các khâu như chấp hành chi và quyết toán chi mà chưa pháp hiện ra những tồn tại trong khâu phân bổ dự toán chi NSNN, nguyên nhân là do luận văn chưa đi sâu vào phân tích quy trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên.
Luận văn tốt nghiệp Quản lý tài chính công của Đinh Thùy Linh (2015) tại Học viện Tài chính với đề tại “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Bình Gia” đã đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục và đưa ra các giải pháp khắc phục; Luận văn đã làm rõ quá trình từ lập, phân bổ, chấp hành chi, quyết toán chi cho sự nghiệp giáo dục nhưng chưa đánh giá được việc phân bổ chi thường xuyên NSX.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Bùi Mạnh Cường (2012) tại Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình” đã đánh giá được phân bổ ngân sách trong cả lĩnh vực chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu nguyên tắc chi, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên, đánh giá kết quả phân bổ chi NSNN, quy trình lập và phân bổ chi NSNN. Tuy nhiên, luận văn lại chưa làm rõ được công tác phân bổ chi thường xuyên NSNN chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố nào, từ đó giải pháp đưa ra chưa có cơ sở thuyết phục.
Có rất nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu về quản lý chi NSX, quản lý chi NSNN tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu đánh giá việc phân bổ chi thường xuyên NSX và đặc biệt là tại thành phố Bắc Ninh, chưa có một đề tài nào đánh giá công tác phân bổ chi thường xuyên NSX trên địa bàn thành phố.
PHẦN 3. ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 8.260,88 ha (chiếm 9,76% diện tích toàn tỉnh), dân số năm 2011 là 169.543 người (mật độ 2.052 người/Km2, trên 71% dân số sinh sống thuộc khu vực nội thị), phân bố trên địa bàn 19 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 6 xã. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 21°08' - 21°14' vĩ độ Bắc và từ 106°01' - 106°08' kinh độ Đông.
Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết mạch: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, có hệ thống núi đồi tạo nên vị trí quốc phòng quan trọng, là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời.
Với những đặc điểm trên, thành phố Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, là tiềm lực to lớn, yếu tố quan trọng để Thành phố phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa bền vững và đậm đà bản sắc.
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Ninh có 8.260,88ha. Trong đó: đất nông nghiệp 3.745,16 ha, đất phi nông nghiệp 4.459,76 ha và đất chưa sử dụng 55,96 ha. Về đặc tính đất đai được xác định qua việc phân tích thổ nhưỡng đất thể hiện trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000
toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000, bao gồm có các loại đất chính sau:
- Đất loang lổ, diện tích 296,46 ha.
- Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74 ha. - Đất xám feralit, diện tích 234,42 ha. - Đất gley chua, diện tích 667,03ha. - Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha. - Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
*Tài nguyên nƣớc
Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía Tây và sông Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố. Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy: cảng sông Đáp Cầu chuyên phục vụ bốc xếp vật tư, nguyên liệu cho nhà máy Kính cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn thì vùng Bắc Ninh có nguồn nước ngầm mạch nông, chiều dày tầng trung bình 10 - 12m và là tầng chứa nước có áp, lưu lượng nước khá phong phú (3,5 - 10,6l/s.m). Vùng phía Bắc có trữ lượng khá lớn, khả năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng khoảng 13.000 m3/ngày đêm. Khu vực phía Đông Nam thành phố có trữ lượng nước dồi dào song chất lượng không đảm bảo.
*Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra khảo sát, trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là các nguồn vật liệu xây dựng như cát, đất sét nhưng với trữ lượng thấp, ít có ý nghĩa trong khai thác thương mại.
*Tài nguyên nhân văn
Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Bắc Ninh. Xét về lịch sử, Thành phố là một đô thị cổ có quá trình hình thành và phát triển từ lâu đời. Theo các tài liệu lịch sử và khảo cổ, dưới thời Bắc thuộc và trong thời kỳ Lý - Trần, khu vực Xuân Ổ là điểm kinh tế sầm uất. Thời kỳ nhà Lê, việc buôn bán thông thương chuyển lên vùng phố chợ ven sông Như Nguyệt (khu vực Thị Cầu, Đáp Cầu ngày nay) và chính thời kỳ đó, nhà Lê xây dựng lên trấn thành Kinh Bắc. Đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), trấn Kinh Bắc được gọi là Bắc Ninh; năm Minh Mệnh 12 (1831) được đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 4 phủ và 20 huyện.
Thành phố Bắc Ninh còn là trung tâm văn hóa của vùng Kinh Bắc xưa, nơi đây thuộc vùng đất "Địa linh nhân kiệt" có lịch sử lâu đời về truyền thống hiếu học, khoa bảng và được coi là cái nôi của nền văn hóa nước ta. Trải qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống thiên tai, mảnh đất nơi đây từng chứng kiến diễn ra nhiều chiến công oai hùng của lịch sử dân tộc, quê hương và còn để lại đến ngày nay biết bao dấu tích, di vật lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Tiêu biểu như khu Văn Miếu, vừa là trung tâm thờ phụng các bậc hiền triết văn phong, vừa ghi khắc tên tuổi, khoa danh của hơn 600 vị đại khoa, hàng nghìn cử nhân, hương cống của xứ Kinh Bắc; khu Thành cổ (trung tâm quân sự, chính trị) có kiến trúc nghệ thuật quân sự thành lũy thời Nguyễn độc đáo và quý hiếm; khu phố cổ Vệ An, Ninh Xá, Tiền An... vẫn được giữ gìn theo chiều dài lịch sử của cư dân đô thị: phố xá, nhà cửa, công sở, cửa hàng, cửa hiệu được xây dựng và hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngày một sầm uất.
Khi nói đến Bắc Ninh người ta còn nhớ ngay đến một quần thể di tích lịch sử văn hóa được khách thập phương ngưỡng mộ như đền Bà Chúa Kho, đền Giếng, tòa Giám Mục, đình Viêm Xá, chùa Hàm Long... Đặc biệt, bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Thành phố còn là cái nôi của nền dân ca quan họ cổ vô cùng đặc sắc. Đây là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Cùng với các ngày lễ hội đình, đền, chùa ở các làng xã được tổ chức, diễn ra sau tết âm lịch, người dân thành phố đã biết kết hợp hài hòa giữa phần lễ với phần hội trên nền tảng bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của quê hương, dân tộc đã tạo nên một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần mà không phải nơi nào cũng có được.
Tất cả những điều đó đã tạo cho Thành phố một nguồn tài nguyên nhân lực giàu chất nhân văn vô cùng quý giá và trở thành tiền đề, điều kiện thuận lợi để tiếp tục kế thừa, phát huy nhằm thúc đẩy cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố Bắc Ninh
3.1.2.1. Về kinh tế
Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Là một thành phố trẻ nhưng giàu truyền thống văn hoá, thành phố Bắc Ninh có điều kiện quy hoạch, xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN. Những năm gần đây, thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao
Tính cho tới hết tháng 12 năm 2016, giá trị sản xuất (GTSX) thực tế toàn thành phố đạt 125.460,8 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn thành phố đạt mức khá; tính bình quân cho cả giai đoạn 2014-2016, tốc độ tăng GTSX trên địa bàn thành phố đạt 15,4%/năm. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 46 triệu đồng năm 2016.
Cơ cấu kinh tế: Thương mại - Dịch vụ chiếm 19,1 %; Công nghiệp - xây dựng 76,3%; Nông nghiệp 4,7%. (năm 2016).
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn ước đạt 79.785,2 tỷ đồng (so sánh với năm 2010) bằng 109,6% so với năm 2015.
Giá trị sản xuất Nông - Lâm thủy sản ước đạt: 5.098,2 tỷ đồng, bằng 109,3% so với năm 2015.
Bảng 3.1. Tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2015-2017 STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) 2016/ 2017/ BQ (tỷ.đ) (tỷ.đ) (tỷ.đ) 2015 2016 1 GDP (giá so sánh năm 1994) 83.114 100 100.097 100 109.106 100 120,4 109 114,7
- Nông. lâm nghiêp. thuỷ sản 4.663 5,6 5.098 5,1 5.098 4,7 109,3 100 104,7
- Công nghiệp - xây dựng 64,68 77,8 75.927 75,9 83.217 76,3 117,4 109,6 113,5
- Dich vụ 13.772 16,6 19.109 19,1 20.791 19,1 138,8 108,8 123,8
2 GDP (giá thực tế) 103.471 100 118.954 100 125.460 100 115 105,5 110,3
- Nông. lâm nghiêp. thuỷ sản 10.455 3,4 10.996 9,2 6.301 5 105,2 57,3 81,3
- Công nghiệp - xây dựng 81.333 90,7 88.523 74,4 93.252 74,3 108,8 105,3 107,1
- Dich vụ 11.683 8,3 19.435 16,3 25.907 20,6 166,4 133,3 149,9
3 GDP Bình quân đầu ngƣời 0,0036 0,0039 0,0046 108,3 117,9 113,1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2017
3.1.2.2. Về văn hóa xã hội
Một trong những nét văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh đó là truyền thống khoa bảng nổi danh và có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian. Văn miếu Bắc Ninh tại phường Đại Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố, của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguyễn, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước. Người dân thành phố vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, các lễ hội giàu truyền thống như hội Đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh), hội thi hát Quan họ (làng Viêm Xá, xã Hoà Long), hội Đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, hội rước nước làng Thị Cầu (phường Thị Cầu), hội hát Quan họ làng (khu Xuân ổ), Khả Lễ, Bồ Sơn (phường Võ Cường)... Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành phố Bắc Ninh có nền văn hoá đặc sắc và xã hội phát triển ổn định.
Dân số và nguồn nhân lực: Dân số trung bình năm 2017 là 193.269 người, chiếm 16,4% so với dân số toàn tỉnh; trong đó nữ chiếm 50.7%; dân số thành thị chiếm 25.9%. Mật độ dân số trung bình là 1.262 người/km2. Năm 2017 toàn thành phố có 121.373 người trong độ tuổi lao động chiếm 62.8% so với dân số.
Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 110.415 người chiếm 57,13% so với tổng dân số và chiếm đến 90,9% so với dân số trong độ tuổi lao động. Cơ cấu lao động vẫn có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực; lao động trong ngành nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
Nhìn chung, giai đoạn 2015 – 2017 nguồn nhân lực của thành phố Bắc Ninh dồi dào, lực lượng lao động ở khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển đô thị, hàng năm tạo được một số lớn lao động có việc làm. tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3.2.Tình hình dân số và lao động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (người) SL (người) SL (người) (%) 2016 /2015 2017 /2016 Tổng dân số 188.206 192.970 193.269 100 102.5 100.2 1 Theo giới tính - Nữ 95.420 97.836 97.987 50.7 102.5 100.2 - Nam 92.786 95.134 95.282 49.3 102.5 100.2 2 Theo khu vực - Thành thị 48.867 49.834 50.057 25.9 102.0 100.4 - Nông thôn 139.339 143.136 143.212 74.1 102.7 100.1 Nguồn: Số liệu tổng hợp (2017) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ước:13,5%; (vượt kế hoạch năm). Ước hoàn thành xây dựng được 10 trường chuẩn quốc gia (trong đó: mức 1: 6 trường; mức 2: 4 trường).
Đã đưa vào sử dụng 100/108 nhà văn hóa thôn, khu phố; đang xây dựng