Thực trạng công tác thực hiện dự toán nsx trên địa bàn thành phố Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bố chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Chi ngân sách thành phố Bắc Ninh những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường. Tuy nhiên chi ngân sách từ năm 2015-2017 để phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển du lịch và cải thiện đời sống người dân huyện nên năm nào cũng vượt so với dự toán được duyệt.

Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục, trong những năm qua tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách của các xã trên địa bàn thành phố Bắc Ninh chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Trong 3 năm qua, hoạt động chi thường xuyên NSX trên địa bàn TP Bắc Ninh cũng có nhiều vấn đề quan tâm cần giải quyết (Xem bảng 4.4). Trong đó thì tổng chi thường xuyên Ngân sách xã cả 3 năm (2015-2017) đều vượt dự toán giao, cụ thể năm 2015 đạt 144%, năm 2016 đạt 163% và năm 2017 đạt 127%. Tổng chi thường xuyên NSX có nhiều biến động giữa các năm và tăng dần qua các năm cụ thể như sau:

- Năm 2016 số chi thường xuyên thực hiện cao hơn so với dự toán và cao hơn so với năm 2015, năm 2017 số chi thực hiện cao hơn so với dự toán và cao hơn so với năm 2016 nguyên nhân là do các khoản thu phân chia ngân sách xã hưởng 100% vượt dự toán giao và trong năm có các khoản bổ sung mục tiêu từ cấp trên xuống cấp dưới.

Bảng 4.1. Tình hình thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã tại thành phố Bắc Ninh

TT

Nội dung Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) DT (tr.đ) TH (tr.đ) TH/DT (%) TỔNG CHI TX 95.101 120.772 127 70.634 115.084 163 70.055 101.092 144

1 Chi sự nghiệp giáo dục 950 1.843 194 512 274 54 494 139 28

2 Chi sự nghiệp y tế 1.703 1.703 100 0 0 0 0 0

2 Quản lý hành chính 60.730 75.346 124 47.687 81.421 171 47.320 69.956 148

3 Sự nghiệp VHTT 1.703 3.254 191 2.811 3.776 134 2.772 1.564 56

4 Sự nghiệp PTTH 1.178 2.534 215 494 1.988 402 481 1.269 264

5 Sự nghiệp TDTT 475 1.673 352 380 229 60 348 139 40

6 Chi đảm bảo xã hội 4.620 6.487 140 4.332 3.888 90 4.320 4.110 95

7 An ninh quốc phòng 16.492 17.101 104 12.829 12.625 98 12.731 12.201 96

8 Chi sự nghiệp kinh tế 5.231 7.432 142 1.395 7.661 549 1.395 6.371 457

9 Chi khác 465 1.101 237 194 2.590 1335 194 4.858 2504

10 Chi SN môi trường 1.554 2.298 148 633 0 486

4.2. THỰC TRẠNG PHÂN BỔ CHI THƢỜNG XUYÊN NSX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

4.2.1. Quy trình phân bổ chi thƣờng xuyên NSX trên địa bàn

Quy trình phân bổ chi thường xuyên cũng phải tuân thủ các bước, các khâu trong quy trình quản lý và phân bổ ngân sách nói chung.

Trước hết, Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý).

Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình.

Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu.

Quyết định dự toán ngân sách xã: Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng tài chính huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước.

Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.

Hình 4.1. Quy trình phân bổ NSX trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Bắc Ninh

KBNN thành phố Phòng Tài chính- KH thành

phố

Ban Tài chính xã, phường

UBND thành phố Sở Tài chính

Phòng QLNSX sở Tài chính

4.2.2. Thực trạng về quy trình phân bổ chi thƣờng xuyên NSX trên địa bàn

4.2.2.1. Thời gian lập và phân bổ dự toán

Việc lập dự toán đúng hạn của 19 xã, phường sẽ tạo điều kiện cho phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tổng hợp kịp thời dự toán chi NSX báo cáo HĐND, UBND và Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh theo quy định của pháp luật. Dự toán là một căn cứ quan trọng để thẩm tra, xem xét và quyết định mức phân bổ NSNN cho từng đơn vị xã, phường.

Tổng hợp kết quả theo dõi việc nộp báo cáo của 19 đơn vị xã, phường (tính theo số trung bình qua ba năm từ 2015 - 2017) phân theo thời hạn ở bảng 4.1.

Bảng 4.2. Mức độ kỳ hạn nộp báo cáo dự toán của các đơn vị

ĐVT: %

TT Đơn vi Đúng hạn Nộp chậm Không nộp

1 Nộp dự toán 43.5 48.3 8.2

2 Phân bổ và giao dự toán 77.8 22.2 0.0

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch TP

Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy việc tổng hợp kịp thời dự toán NSX 19 xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đòi hỏi cần sự nỗ lực lớn trong công tác triển khai việc lập dự toán của Thường trực HĐND, UBND và Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Ninh. Cũng theo bảng trên, có 43.5% trong tổng số 19 đơn vị xã, phường nộp báo cáo dự toán đúng hạn, 48.3% xã, phường nộp quá hạn và 8.2% xã, phường không nộp báo cáo.

Việc quy định thời hạn mà HĐND, UBND, đơn vị sử dụng NS các cấp quyết định phân bổ NS cấp mình cho đến đơn vị trực tiếp sử dụng NS hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm là khó có thể thực hiện được chủ yếu do hạn chế về mặt thời gian - qua thực tế cho thấy thường thì các đơn vị sử dụng NS hoàn thành trong tháng 1. Qua bảng 4.1 cũng cho thấy có 43.5% trong tổng số 19 đơn vị xã, phường nộp báo cáo dự toán đúng hạn, 48.3% xã, phường nộp quá hạn và 8.2% xã, phường không nộp báo cáo. Sự chậm trễ trong việc nộp báo cáo dự toán hay là không nộp báo cáo dự toán của xã,

phường khiến cho việc tổng hợp dự toán trên phòng Tài chính chậm trễ, không có số liệu thực tế tại đơn vị dẫn đến việc giao dự toán không được sát so với thực tế tại đơn vị, chỉ dựa trên những quy định, văn bản có thể thiếu hụt hoặc lãng phí ngân sách của nhà nước. Hơn nữa, do dự toán thu chi NS cấp trên giao thường có những thay đổi so với kết quả thảo luận dự toán từ trước mà những thay đổi đó phần lớn không được công bố trong thời gian mà phương án phân bổ NSX chưa được cấp có thẩm quyền quyết định nên các đơn vị cấp dưới thiếu thông tin làm căn cứ lập dự toán và tất nhiên càng làm cho việc tuân thủ quy trình lập và phân bổ dự toán theo thời gian quy định rất khó có thể thực hiện được.

4.2.2.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn dự toán

Để lập dự toán theo quy trình của Luật NSNN, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch KTXH và dự toán NSNN hàng năm; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn chi tiết định hướng cho công tác lập kế hoạch, vào giữa tháng 6 hàng năm (cấp huyện trước ngày 20 tháng 6 năm trước), UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu các Sở, UBND các huyện lập dự toán thu chi NSNN cùng với việc lập kế hoạch KTXH. UBND tỉnh ủy quyền Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế nhà nước tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ số kiểm tra thu chi NSNN tỉnh của Bộ Tài chính thông báo cho địa phương và dự kiến sơ bộ dự toán thu, chi năm dự toán để xác định số kiểm tra thu, chi NSNN của các ngành, các cấp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện thông báo số kiểm tra về vốn ĐTPT nên các chủ đầu tư còn lúng túng và thiếu định hướng lập dự toán vốn đầu tư. Các cơ quan tài chính nói chung và Sở Tài chính nói riêng vẫn chưa thực sự coi trọng việc thông báo kịp thời và tương đối chính xác số kiểm tra dự toán. Thực tế khảo sát cho thấy UBND các thành phố, ít quan tâm đến việc ban hành văn bản hướng dẫn công tác lập dự toán cho các đơn vị xã, phường cũng như không tổ chức thông báo số kiểm tra làm căn cứ lập dự toán NS cho các đơn vị xã, phường do chưa nhận thức hết ý nghĩa của số kiểm tra dự toán đối với công tác quản lý NS. Kết quả thống kê ở bảng 4.2.

Bảng 4.3. Tình hình thông báo và sự phù hợp của số kiểm tra lập dự toán ngân sách xã

Đvt: Đơn vị

TT Đơn vị Tổng Không

1 Các đơn vị thông báo số kiểm tra 19 5 14

2 Mức độ phù hợp của số kiểm tra UBND thành phố thông báo

19 4 15

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Số kiểm tra dự toán được xem là phù hợp khi số dự toán được cơ thẩm quyền giao chính thức tăng giảm không quá 5 % so với số kiểm tra và ngược lại.

Khảo sát tình hình cho thấy ở những xã, phường có số dự toán với mức chi lớn và phải thực hiện chi nhiều chế độ liên quan đến con người, có nhiều hoạt động đặc thù thì số kiểm tra thường ít chính xác do phòng Tài chính chưa lường hết được các nhu cầu chi theo kế hoạch và do các chế độ chính sách mới phát sinh chưa kịp tổng hợp để thông báo. Số kiểm tra đối với cấp xã thường có sự thay đổi lớn so với số giao dự toán chính thức do dự toán chi phụ thuộc nhiều vào khả năng tăng, giảm dự toán thu NSNN giao cho NSX hưởng theo phân cấp, với nhu cầu tăng nhanh và chi tiền lương, phụ cấp, các chính sách xã hội cho cán bộ và người có công, các đối tượng xã hội…

4.2.2.3. Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên và chất lượng báo cáo dự toán

Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên NSX

Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của UBND huyện, UBND xã, phường lập dự toán NS năm sau trình HĐND xã quyết định. Để lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã cần căn cứ vào:

- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của xã, phường.

- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định.

- Căn cứ theo Nghị quyết số 24/2016/NQ - NĐND 18 ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định NS 2017 -2020.

Các cơ quan xã, phường lập dự toán chi theo định mức do HĐND, UBND huyện tự xây dựng trên cơ sở khả năng cân đối NS và các chế độ, chính sách chi tiêu hiện hành; nhu cầu chi hợp pháp, hợp lý theo dự toán để mua TSCĐ có giá trị lớn, kinh phí sửa chữa TSCĐ mà kinh phí thường xuyên không đáp ứng được; kinh phí trang cấp trang thiết bị và phương tiện làm việc; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí tinh giản biên chế; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí nghiên cứu khoa học,…

Chất lượng công tác lập các báo cáo dự toán có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác phân bổ dự toán NSX. Kết quả thống kê chất lượng các báo cáo dự toán mà đơn vị xã, phường gửi phòng Tài chính - Kế hoạch phân theo việc lập đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và thuyết minh căn cứ, nhu cầu chi theo qui định, theo mức độ phù hợp với nhiệm vụ và số dự toán chi chính thức đã được cấp có thẩm quyền giao theo nhận định của các chuyên viên quản lý đơn vị như ở bảng 4.3.

Qua số liệu trên cho thấy chất lượng công tác dự toán cần phải đặc biệt quan tâm hàng đầu trong việc hoàn thiện công tác quản lý NSX nói chung và phân bổ dự toán NSX nói riêng. Ngoài nguyên nhân chủ quan do năng lực lập dự toán của cán bộ kế toán nhiều đơn vị còn yếu, qua nghiên cứu còn cho thấy có các đơn vị lập dự toán với nhu cầu kinh phí chưa gắn với việc thực hiện nhiệm vụ vượt quá khả năng của NSX; lập dự toán theo nhiệm vụ mà ít quan tâm đến lập dự toán theo mục và 4 nhóm mục chi chủ yếu. Ngoài ra, qua nghiên cứu hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác lập dự toán do Bộ Tài chính quy định còn khá rườm rà, lại thường xuyên thay đổi nên khó cập nhật, nhiều chỉ tiêu còn trùng lặp giữa dự toán chi tiết với dự toán tổng hợp cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác lập dự toán kịp thời, đầy đủ của các đơn vị.

Bảng 4.4. So sánh chất lƣợng báo cáo dự toán các cấp

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DTTP PB (tr.đ) DT xã XD (tr.đ) So sánh (%) DTTP PB (tr.đ) DT xã XD (tr.đ) So sánh (%) DTTP PB (tr.đ) DT xã XD (tr.đ) So sánh (%) TỔNG 80.459 88.588 110,10 88.280 94.181 106,68 325.097 314.476 96,73 1 Phường Võ Cường 5.000 4.900 98 5.732 6.300 110 112.295 131.112 117

2 Phường Vân Dương 3.819 4.200 110 3.896 4.800 123 41.429 42.500 103

3 Phường Ninh Xá 4.558 4.560 100 5.724 5.800 101 6.287 7.620 121

4 Phường Đại Phúc 5.541 6.790 123 6.300 6.200 98 16.884 16.540 98

5 Phường Phong Khê 4.204 5.892 140 3.704 3.900 105 4.914 5.512 112

6 Phường Thị Cầu 4.266 0 0 4.829 6.792 141 5.966 5.800 97

7 Phường Đáp Cầu 4.260 5.641 132 4.215 7.782 185 5.283 4.286 81

8 Phường Vũ Ninh 4.485 4.490 100 4.944 5.610 113 25.632 26.452 103

9 Xã Nam Sơn 5.442 6.985 128 5.749 0 0 6.295 8.280 132

11 Phường Hạp Lĩnh 4.417 5.489 124 4.794 6.541 136 9.959 12.560 126

12 Phường Khắc Niệm 4.657 0 0 5.483 5.550 101 41.231 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bố chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)