Kiến về việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 76 - 78)

BẢO VỆ RẠN SAN HÔ

4.1.5kiến về việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng

cộng đồng

Quản lý dựa vào cộng đồng là một hình thức quản lý nhấn mạnh vai trò của cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng cùng nhau tham gia quản lý một hay nhiều vấn đề của cộng đồng mình. Quan điểm phát triển cộng đồng tại KBTB Rạn Trào như sau:

- Cộng đồng dân cư ven biển là trung tâm của mọi nổ lực về bảo tồn nguồn lợi ven biển, hay nói cách khác, mọi hoạt động của dự án “bảo tồn nguồn lợi” đều phải lấy mục tiêu có sự tham gia của người dân làm đầu.

- Chính quyền địa phương phải được coi là một phần quan trọng của một dự án phát triển cộng đồng ven biển.

- Có sự trợ giúp của các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và doanh nghiệp

Quản lý KBT dựa trên cơ sở cộng đồng tuy còn mới mẻ nhưng đang mở ra một triển vọng mới cho công tác quản lý, cộng đồng ngư dân ven biển sẽ là những người được hưởng lợi đầu tiên. Đồng quản lý được hiểu như một cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa chính quyền và người sử dụng.

Bảng 28: Ý kiến về việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng

Hiệu quả Nghề nghiệp Nghề nghiệp

Đánh bắt Nuôi trồng

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Có 25 65.8 57 73.1 82 70.7

Không 13 34.2 21 26.9 34 29.3

Tổng số 38 100.0 78 100.0 116 100.0

Lý do có KBT được tái tạo, phát

triển 10 41.7 38 67.9 48 60.0

Nhận thức của cộng

đồng được nâng cao 12 50.0 14 25.0 26 32.5

Cộng đồng có kinh nghiệm 2 8.3 4 7.1 6 7.5 Lý do không Ý thức bảo tồn chưa cao 4 36.4 2 11.8 6 21.4 Cộng đồng chưa có kinh nghiệm trong việc

quản lý

7 63.6 15 88.2 22 78.6

Do nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mình, người dân đã kết hợp trong các nhóm cộng đồng để tham gia quản lý, tham gia bảo vệ quyền lợi của chính mình, họ tự giác chấp hành và trực tiếp giám sát KBT.

Qua điều tra khảo sát, có 70.7% người dân khi hỏi về nhận định của họ về việc trao quyền kiểm tra, giám sát KBT Rạn Trào cho cộng đồng là tán thành, ủng hộ. Do đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp để mô hình “Đồng quản lý” được bền vững dựa trên một cộng đồng có nhận thức cao. Người dân tham gia thực hiện qui chế dựa vào cộng đồng để bảo vệ KBT Rạn Trào đã giúp cho các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường được thực thi triệt để và có hiệu quả.

Ở đây, chính quyền chỉ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sau đây: - Hỗ trợ và tham gia vào quá trình hình thành hệ thống quản lý

- Hỗ trợ các sáng kiến của các nhóm tại địa phương

- Ban hành các văn bản và những quy định khi cần thiết liên quan đến quản lý - Trao quyền cho các nhóm nông dân và cộng đồng trong việc quản lý

Như vậy có thể nói, KBTB Rạn Trào là một thí điểm về phương thức quản lý mới dựa trên cơ sở cộng đồng, thay phương thức “quản lý tập trung từ trên xuống” và đây là phương thức được người dân đồng tình ủng hộ.

Tiểu kết:

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 76 - 78)