Sự hình thành Khu bảo tồn biển Rạn Trào

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.5.1.1 Sự hình thành Khu bảo tồn biển Rạn Trào

Sau một thời gian dài: từ tháng 10/2000 đến đầu tháng 3/2002, IMA – Việt Nam cùng các ngành chức năng và địa phương huyện Vạn Ninh tiến hành công tác điều tra, khảo sát, tuyên truyền và thăm dò lấy ý kiến của cán bộ và nhân dân đại phương về việc xây dựng một KBTB tại địa phương. Được UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép thành lập dự án KBTB Rạn Trào, ngày 17/12/2001 UBND huyện Vạn Ninh ra quyết định thành lập Ban Quản lý dự án KBTB Rạn Trào gồm 7 người, trong đó có một đồng chí Phó Chủ tịch huyện làm Trưởng ban. Ngày 25/3/2002 KBTB Rạn Trào xã Vạn Hưng được chính thức ra mắt trước sự chứng kiến của đông đảo người dân xã Vạn Hưng và các ban ngành liên quan.

Mục tiêu lâu dài của Dự án là: Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô ven bờ tại xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà) thông qua áp dụng các hoạt động khai

thác và nuôi trồng bền vững nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng địa phương.

Mục tiêu trước mắt:

- Thành lập và đưa vào hoạt động một KBTB theo nguyên tắc đồng quản lý lấy người dân làm trung tâm cho mọi hoạt động với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và các thành phần tham gia khác có liên quan.

- Tăng cường nhận thức người dân về bảo vệ môi trường biển, ý thức bảo vệ nguồn lợi biển.

- Lựa chọn và áp dụng các công nghệ khai thác và phương pháp nuôi trồng hải sản phù hợp, không mang tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô.

- Tạo điều kiện giúp đỡ cộng đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi ven bờ với sự trợ giúp của chính quyền địa phương. - Xây dựng một mô hình quản lý vùng biển ven bờ phù hợp và có hiệu quả

nhằm phổ biến áp dụng tại các vùng biển khác của Việt Nam.

Phương pháp tiếp cận chính của dự án bảo vệ nguồn lợi ven bờ là có sự tham gia của cộng đồng:

- KBT được bảo vệ bởi chính người dân địa phương với sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các cơ quan khoa học.

- Người dân quản lý KBT theo đúng pháp luật, đồng thời đề xuất các biện pháp riêng phù hợp với trình độ và tập quán của địa phương thông qua các bản qui chế.

- Thực tiếp bảo vệ KBT là các thành viên cộng đồng, do chính cộng đồng bầu chọn.

- Thảo luận công khai giữa chính quyền và cộng đồng địa phương về trách nhiệm bảo vệ và quản lý KBT và việc chia sẻ nguồn lợi.

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 31 - 32)