Kiến về hoạt động của “Nhóm hạt nhân” KBTB Rạn Trào

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 73 - 75)

BẢO VỆ RẠN SAN HÔ

4.1.3 kiến về hoạt động của “Nhóm hạt nhân” KBTB Rạn Trào

“Nhóm hạt nhân” là những người được cộng đồng nhân dân giới thiệu và biểu quyết từng người trên nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, Ban quản lý, UBND huyện ra quyết định công nhận. Nhóm có nhóm trưởng và một nhóm phó do Nhóm bầu ra. Nhiệm kỳ của nhóm hạt nhân là hai năm; nhóm hạt nhân thay thế phải được hình thành trước nhiệm kỳ mới một tháng.

Nhiệm vụ của Nhóm hạt nhân: Bảo vệ KBT vĩnh viễn Rạn Trào 24/24 giờ và cùng cộng đồng dân cư theo dõi thường xuyên KBT mùa vụ rạn Tướng. Thành viên Nhóm hạt nhân được ưu tiên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ, khả năng tiếp cận tín dụng, tham gia triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng tại vùng dự án. Nhóm hạt nhân được trang bị một số phương tiện để đảm bảo cho việc bảo vệ KBT. Qua năm năm thực hiện, việc đánh giá mức độ công việc của Nhóm hạt nhân là điều cần thiết.

Bảng 26: Ý kiến về hoạt động của “Nhóm hạt nhân”

Mức độ cần thiết Nghề nghiệp

Có 40 95.2 75 96.2 115 95.8

Không 2 4.8 3 3.8 5 4.2

Tổng số 42 100 78 100 120 100

Mức độ canh gác

Thường xuyên 31 73.8 67 85.9 98 81.7

Lúc đầu thường xuyên nhưng

bây giờ không còn nữa 8 19.0 7 9.0 15 12.5

Chưa bao giờ thấy canh gác 3 7.1 4 5.1 7 5.8

Tổng số 42 100 78 100 120 100

Qua khảo sát, đa số ý kiến đều cho rằng công việc canh gác KBT là cần thiết (95.8% )và có 81.7% ý kiến cho rằng thành viên Nhóm hạt nhân canh gác thường xuyên. Không có sự chênh lệch giữa các hộ đánh bắt và các hộ nuôi trồng. (xem bảng 26)

Hầu như người dân ở đây ai cũng tỏ ra rất tin tưởng vào Nhóm hạt nhân - những người thay mặt cho cộng đồng bảo vệ tài sản chung. Khi tiếp xúc với Nhóm hạt nhân, bản thân những thành viên Nhóm hạt nhân tỏ ra rất nhiệt tình và họ tâm niệm một điều là: bảo vệ Rạn Trào xuất phát từ tình yêu và hi vọng khôi phục lại hệ sinh thái Rạn Trào.

Hộp 14

Nhà bảo vệ KBTB Rạn Trào Thuyền canh gác của nhóm hạt nhân

“Được sự tín nhiệm của bà con, bản thân tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm gì đó cho bà con mình. Hơn nữa, tổ chức IMA, MCD… những người từ nơi khác mà họ muốn giúp đỡ quê hương mình, đem lại lợi ích cho địa phương thì mình cũng nên tham gia cộng tác.”

Theo TS. Nguyễn Viết Vĩnh - IMA Việt Nam: “Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung đã không đem lại hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên biển theo cách bền vững, nó đã làm cho rất nhiều cộng đồng ven biển đã đánh mất ý thức làm chủ và trách nhiệm đối với những vùng ven biển của họ. Như vậy thông qua việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ rạn san hô, cộng đồng đã khôi phục ý thức làm chủ của họ.”

Như vậy cộng đồng ven biển phải là trung tâm của mọi nổ lực về bảo tồn nguồn lợi ven biển, hay nói cách khác, mọi hoạt động bảo tồn đều phải lấy mục tiêu có sự tham gia của người dân làm đầu.

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w