Hiện trạng khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.2Hiện trạng khai thác thủy sản

Vùng nước ven bờ xã Vạn Hưng cũng là một ngư trường đánh bắt hải sản của cộng đồng ngư dân địa phương và có vai trò quan trọng trong đời sống của một bộ phận tương đối lớn của cộng đồng. Tàu thuyền nơi đây là loại nhỏ với các phương tiện khai thác thủ công và chủ yếu là khai thác các loài sống gần bờ.

Hiện ở xã Vạn Hưng có hộ làm nghề khai thác hải sản, riêng thôn Xuân Tự có 428 hộ tham gia khai thác thủy sản, trong đó 60% số hộ tham gia khai thác thường xuyên và phần còn lại không khai thác thường xuyên.

Nghề khai thác hải sản ở Vạn Hưng nói chung và Xuân Tự nói riêng chủ yếu là nghề lặn, nghề lưới ghẹ, nghề soi bộ và nghề lưới bộ. Khu vực đánh bắt chủ yếu là trong vùng vịnh Văn Phong. Phương tiện đánh bắt chỉ là các tàu đánh cá nhỏ có công suất máy từ 6 - 1 2 CV. Phần lớn ngư dân chỉ có các thuyền nhỏ không có máy hoặc lội bộ ra các vùng nước nông để đánh cá.

Nghề lặn bắt hải sản ở Vạn Hưng chủ yếu là lặn bắt tôm hùm nhỏ ở các rạn san hô phục vụ cho các hộ nuôi tôm hùm lồng, hiện có 45 hộ chuyên làm nghề này. Đây là một nghề tương đối nguy hiểm cho ngư dân do thiếu thiết bị và kiến thức lặn.

Việc sử dụng các hình thức khai thác hủy diệt như: dùng mìn, cyanua, giã cào… đã khiến cho nguồn lợi hải sản ở đây càng ngày càng suy giảm. Mặt khác, người dân còn khai thác san hô sống, chết để đắp đìa nuôi tôm, nung vôi, làm bẫy tôm hùm hoặc bán vào thành phố Hồ Chí Minh đã phá hủy nhiều rạn san hô ở Vạn Hưng, nhiều loài cá gần như bị tuyệt chủng và không được phục hồi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các hộ làm nghề khai thác thủy sản còn nghèo.

Nhìn chung, nghề khai thác hải sản ở Vạn Hưng, Xuân Tự còn thô sơ, chủ yếu khai thác ở vùng nước ven bờ, trình độ khai thác còn kém, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác, nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị cạn kiệt do khai thác quá mức và sử dụng các phương thức đánh bắt hủy diệt nên người dân còn nghèo. Từ khi nghề nuôi tôm sú thịt, nuôi tôm hùm, cá mú lồng ra đời thì nhiều hộ đã có đời sống kinh tế khá hơn, một số hộ trở nên giàu có.

Một phần của tài liệu Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa (Trang 29 - 30)