Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2015/2013 (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
Nông – Lâm nghiệp 755 41,3 802,7 39,2 976,3 35,9 129,3
Công nghiệp – Xây dựng 601,4 32,9 698,3 34,1 1.047 38,5 174,1
Dịch vụ 471,6 25,8 546,7 26,7 696,1 25,6 147,6
Tổng 1.828 100,0 2.047,7 100,0 2.719.4 100,0 148,8
Tăng trưởng kinh tế - 11,5 - 12 - 13,2 -
Chú thích: Giá so sánh năm 2010
Nguồn: Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên (2016)
36% 38% 26% Nông-Lâm nghiệp Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
Đồ thị 3.3. Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Trấn Yên năm 2015
Nguồn: Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Trấn Yên (2016)
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Sản xuất nông, lâm nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lâm nghiệp năm 2015 đạt 976,3 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,9%,
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp và xây dựng cơ bản
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản bình quân năm 2015 đạt 1.047 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng trưởng 11,9%.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp địa phương bước đầu có khởi sắc, khai thác được các lợi thế của địa phương và tập trung vào một số ngành hàng có thế mạnh như: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng ...
Về xây dựng, nguồn vốn cho đầu từ phát triển tăng nhanh đã cải thiện tích cực về cơ sở hạ tầng, thúc đẩy toàn huyện phát triển và tăng trưởng kinh tế.
* Thương mại và dịch vụ
Giá trị ngành thương mại và dịch vụ năm 2015 đạt 696,1 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). Tốc độ tăng ngành thương mại dịch vụ 15,7%. Ngành thương
mại phát triển do chính sách thông thoáng của Nhà nước trong thương mại, sự đầu tư mở rộng một số điểm chợ đầu mối của những năm trước đây, đồng thời với việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn đã tạo nên sự giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các xã trong huyện và với các huyện, tỉnh lân cận. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt 1.120 tỷ đồng.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp lựa chọn địa bàn nghiên cứu
Công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu là bảng câu hỏi khảo sát hộ gia đình trồng dâu nuôi tằm. Cách chọn điểm điều tra dựa vào các xã đại diện với diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn và nằm dọc theo sông Hồng. Các hộ điều tra được chọn trên địa bàn 3 xã: Báo Đáp, Tân Đồng, Việt Thành. Đây là các xã có diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn nhất trong huyện.
Việc lựa chọn các hộ điều tra trên cơ sở kết hợp giữa trình độ thâm canh và diện tích của hộ sản xuất dựa vào thông tin cung cấp của cán bộ địa phương. Thực tế điều tra cho thấy các hộ có diện tích sản xuất lớn hơn thường có điều kiện và khả năng thâm canh cao hơn nên có trình độ thâm canh cao hơn. Ngược lại những hộ có diện tích sản xuất nhỏ thường có ít vốn đầu tư cho sản xuất nên khả năng và trình độ thâm canh cũng thấp hơn.
Ở mỗi xã số hộ sẽ được chọn theo tiêu chí diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn, trung bình và nhỏ theo tiêu chí phân loại của huyện theo bảng dưới: