Số hộ tiếp nhận các chương trình khuyến nông theo nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 59 - 63)

Phương pháp Nhóm hộ điều tra Tổng QM lớn QM trung bình QM nhỏ Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Tập huấn kỹ thuật 30 100 28 93,3 21 70 79 87,7 Tham gia mô

hình trình diễn 8 26,6 2 6,6 0 0 10 11,1 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng 4.2 ta thấy được sự quan tâm của và tiếp nhận các chương trình khuyến nông chuyển giao kỹ thuật trồng dâu của các nhóm hộ có diện tích trồng dâu khác nhau cũng khác nhau. Nhóm hộ có diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn có tỉ lệ tham gia đầy đủ các khóa tập huấn do trạm khuyến nông huyện Trấn Yên tổ chức đạt 30/30 hộ được điều tra hay 100% số hộ, ở nhóm hộ có diện tích dâu trung bình tỉ lệ này là 28/30 hộ được điều tra hay 93% số hộ, còn ở nhóm hộ có diện tích trồng dâu nhỏ thì chỉ tiêu này chỉ đạt 21/30 hộ được điều tra hay 70% số hộ.

Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do các hộ có diện tích trồng dâu lớn là những hộ đầu tư nhiều hơn và nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề chính mang lại thu nhập cho hộ đó do đó những hộ này có su hướng quan tâm nhiều hơn đến việc trồng dâu nuôi tằm đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tỉ lệ này giảm dần theo quy mô trồng dâu nuôi tằm. Với các hộ có diện tích dâu nhỏ, nhìn chung những hộ này không đầu tư nhiều cho trồng dâu nuôi tằm, coi trồng dâu nuôi tằm là một nghề phụ hoặc không có điều kiện để phát triển nghề nên những hộ này không quá quan tâm đến việc trồng dâu nuôi tằm đúng quy trình kỹ thuật

Cũng qua bảng 4.5 cho thấy tỉ lệ hộ tham gia các mô hình trình diễn kỹ thuật của các nhóm hộ cũng khác nhau: nhóm hộ có diện tích trồng dâu lớn là 8/30, diện tích trồng dâu trung bình là 2/30, diện tích trồng dâu nhỏ là 0/30. Điều này cho thấy mức độ sẵn sàng tiếp nhận và chủ động học tập áp dụng phương pháp kỹ thuật mới của các nhóm hộ cũng khác nhau. Cao nhất là nhóm hộ có diện tích dâu lớn, thấp nhất là nhóm hộ có diện tích dâu nhỏ. Cũng qua điều tra chúng tôi thấy rằng 30/30 hộ có diện tích dâu lớn sẵn sàng tham gia các mô hình trình diễn chuyển giao kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm mới, tỉ lệ này ở nhóm hộ có diện tích dâu trung bình là 19/30 hộ, ở nhóm hộ có diện tích dâu nhỏ là 8/30 hộ. Ngoài nguyên nhân từ sự khác biệt trong mức độ sẵn sàng tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nguyên nhân khác dẫn đến sự khác biệt này là do điều kiện kinh tế của các nhóm hộ khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư thâm canh trên diện tích lớn cũng khác nhau. Nhóm hộ có diện tích dâu lớn thường là nhóm hộ có điều kiện kinh tế cao hơn nên mức độ sẵn sàng tham gia mô hình chuyển giao kỹ thuật cũng cao hơn và ngược lại.

Hiệu quả từ việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong trồng dâu nuôi tằm thể hiện ở sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa nhóm hộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và nhóm hộ không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm do trạm khuyến nông huyện Trấn Yên phối hợp cùng chính quyền các xã trong huyện tổ chức.

0 1 2 3 4 5 6 7

Vụ xuân hè Vụ thu đông

tr iệ u đồ ng /s ào Có tập huấn Không tập huấn

Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của tập huấn kỹ thuật đến thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm (triệu đồng/sào) nuôi tằm (triệu đồng/sào)

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua đồ thị 4.2 có thể dễ dàng nhận thấy thu nhập trung bình của các hộ có tham gia tập huấn ở cả 2 vụ xuân hè và thu đông đều cao hơn thu nhập trung bình của các hộ không tham gia tập huấn hoặc có tham gia nhưng không đầy đủ. Cụ thể ở vụ xuân hè các hộ tham gia đầy đủ tập huấn có thu nhập trung bình là 6.200.000 đồng cao hơn các hộ không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ tập huấn 1.300.000 đồng tương đương 26,5%. Ở vụ thu đông chỉ số trên là 1.200.000 đồng cao hơn 26% so với hộ không tập huấn.

Theo kết quả khảo sát từ các hộ được điều tra đa số các hộ có không tham gia tập huấn hoặc tập huấn kỹ thuật không đầy đủ là các hộ có diện tích trồng dâu nuôi tằm nhỏ. Nguyên nhân của vấn đề trên là do hầu hết các hộ trồng dâu theo diện tích nhỏ đều không quá quan tâm đến việc trồng dâu làm sao cho đúng kỹ thuật mà người dân thường chăm sóc dâu theo kinh nghiệm truyền miệng từ người này qua người khác, tiếp đó việc trồng dâu với diện tích nhỏ dẫn đến việc người dân không đầu tư thâm canh cho ruộng dâu hay có đầu tư nhưng không hiệu quả.

Như vậy những hộ trồng dâu nuôi tằm với diện tích trung bình và lớn trên địa bàn huyện Trấn Yên hầu hết đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật được chuyển giao vào sản xuất trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên các phương pháp trên chưa thực sự là phương pháp kỹ thuật tốt nhất nên chưa phát huy được hết tiềm năng về

của nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Trấn Yên. Các hộ trồng dâu nuôi tằm với diện tích nhỏ còn một tỉ lệ khá lớn chưa áp dụng đúng các yêu cầu kỹ thuật nên hiệu quả sản xuất chưa cao, với nhóm hộ này cần tăng cường áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Hầu hết các vùng trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện hiện nay đã áp dụng mô hình nuôi tằm con tập trung. Nghĩa là con tằm giống sẽ được ươm và nuôi từ tuổi 1 đến hết tuổi 3 tại các cơ sở nuôi tằm con tập trung, sau đó sẽ được bán lại cho các hộ nuôi tằm lớn. Hiện trên địa bàn huyện có 14 hộ nuôi tằm con tập trung quy mô 800 vòng tằm con/năm. Các hộ này được hỗ trợ đầu tư nhà nuôi tằm con tập trung đạt tiêu chuẩn.

Nuôi tằm con tập trung là một hình thức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa, với sự phân công lao động giữa người nuôi tằm con và người nuôi tằm lớn. Cách tổ chức sản xuất này sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật so với kiểu chăn nuôi riêng rẽ truyền thống do khối lượng công việc trong giai đoạn tằm con tuy nhỏ nhưng lại yêu cầu kỹ thuật cao hơn.

Tằm con từ tuổi 1 đến ngày thứ nhất tuổi 4 nuôi tập trung để có điều kiện chăm sóc và phòng bệnh tốt. Những hộ nuôi là những hộ có cơ sở vật chất, lao động, nhà nuôi tốt, có kinh nghiệm nuôi tằm con để nuôi cho nhiều hộ. Tằm con được cho ăn dâu chất lượng cao, phù hợp với tuổi tằm. Điều khiển nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho từng giai đoạn phát dục của tằm. Tằm con nuôi tập trung phát dục đều, tằm khỏe, ít bệnh và chi phí giảm.

Người nuôi tằm lớn chỉ cần nuôi đơn giản vẫn cho năng suất kén cao, rút ngắn được thời gian nuôi tằm chỉ còn trên 10 ngày so với 24-25 ngày trước đây. Do đó, số lứa tằm nuôi tăng lên trên 10 lứa năm, không phải nuôi gối và có thời gian ngừng nuôi dành cho việc vệ sinh sát trùng, ngắt dòng phát triển của bệnh hại.

4.1.2.2. Tuyển chọn giống dâu, tằm

Trong những năm gần đây trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và dâu tằm nói riêng đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất. Nhờ đó đã góp phần mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả kinh tế trông dâu nuôi tằm cho các hộ gia đình.

Viện nghiên cứu dâu tằm tơ đã chuyển giao nhiều mô hình và kỹ thuật mới cho người dân trồng dâu nuôi tằm trong huyện Trấn Yên trong đó có các giống dâu tằm mới.

Những năm gần đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo ở Trấn Yên.Trong thời gian qua các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ trung ương, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhiều giống dâu mới. Tuy nhiên, hiện nay, đa số người trồng dâu trên đồng đất Trấn Yên chưa áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất trồng dâu nuôi tằm nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Giống dâu còn ít, người dân vẫn chủ yếu trồng giống dâu Sa Nhị Luân.

Để giải quyết những vấn đề trên, năm 2013 phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã đưa giống dâu mới GQ2 vào trồng thử nghiệm. Qua thời gian theo dõi cho thấy, giống GQ2 có khả năng chịu hạn tốt mặc dù thời vụ trồng trong điều kiện thời tiết ít mưa, khô hạn kéo dài vào những tháng cuối năm 2013 nhưng cây dâu vẫn sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, có khả năng kháng bệnh cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)