ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang tiếp giáp:

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng (2016)

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương - Phía Đông Bắc giáp với huyện Lục Nam

- Phía Tây giáp huyện Việt Yên

- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu

- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.

Huyện Yên Dũng nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần một số trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc

Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Với vị trí địa lý trên, huyện Yên Dũng có nhiều cơ hội trao đổi, giao thương với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và tiên tiến (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của huyện Yên Dũng chia thành 02 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi và vùng đồng bằng.

Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang địa bàn huyện, qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấn Neo. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ cao là 254 m so với mặt nước biển.

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Với địa hình đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện có thể phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm cao (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Yên Dũng nằm trong vùng chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 khí hậu thường nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau khí hậu thường khô hanh có kèm theo mưa phùn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,30C, nhiệt độ trung

bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là

16,40C (tháng 1). Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất

là 12,00C. Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 41,20C, nhiệt độ

thấp tuyệt đối là 3,30C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1553mm, năm cao nhất đạt tới 2358mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt. Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 297mm, cá biệt có năm lên tới 756mm, tháng 12 có lượng mưa thấp nhất (16mm).

Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.

Bức xạ nhiệt: số giờ nắng trung bình hàng năm là 1722 giờ, thuộc loại tương đối cao, thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.

Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép trên địa bàn huyện có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, tuy nhiên cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mưa ở các vùng trũng ven sông và tình trạng khô hạn trong mùa khô ở vùng đồi núi. Đồng thời cũng có những ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện như tiến độ thi công các công trình, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng trong mùa mưa…

Huyện Yên Dũng được bao bọc bởi một hệ thống sông ngòi gồm:

- Sông Cầu chạy dọc ranh giới giữa huyện Yên Dũng và huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, với tổng chiều dài 25 km.

- Sông Thương chạy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam có chiều dài 34 km.

- Sông Lục Nam chạy dọc ranh giới của huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, có chiều dài 6,7 km.

Cả 3 dòng sông này đều thuộc hệ thống Lục Đầu Giang, hợp lưu với nhau ở phần ranh giới phía Đông của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã, thị trấn trong huyện.

Chế độ thủy văn của các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Chế độ thuỷ văn được chia theo hai mùa rõ rệt:

Dòng chảy mùa lũ: Thường từ tháng 6 đến tháng 9 (chậm hơn so với thời gian mùa mưa 1 tháng. Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75 - 85% tổng lượng dòng chảy trong năm, tuy nhiên phân bố không đều giữa các tháng, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7.

Dòng chảy mùa kiệt: Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng nước trên sông chỉ chiếm 15 - 25% tổng lượng nước trong năm, tháng có lưu lượng nhỏ nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng 1, 2, 3 và tùy từng sông. Nhìn chung các sông chảy qua địa bàn huyện đều có hàm lượng phù sa lớn bồi

đắp nên những vùng đất phù sa màu mỡ dọc 2 bên sông. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các hồ, đầm đóng vai trò điều hòa dòng chảy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng

3.1.2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.587,69 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.275,4 m2/người. Yên Dũng hiện có 13.536,52 ha diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất này có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu vùng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2016 Yên Dũng có 39.759 hộ với 169.189 người, trong đó nam chiếm 49,6% nữ là 50,4%, mật độ trung bình 787 người/km2. Tổng nhân khẩu của huyện năm 2015 là 169.189 người, tốc độ tăng bình quân năm 2014 - 2015 là 0,6%. Số nhân khẩu nông lâm nghiệp, thuỷ sản 150.422 người chiếm 90,8%, giảm bình quân năm 2015 - 2016 là 1,5%. Huyện có 39.759 hộ, trong đó có 32.171 hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 80,9%. Yên Dũng là một huyện thuần nông, dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm dần, đến năm 2010 chỉ còn chiếm 80,9%, bình quân năm 2015 - 2016 giảm 2,0 % (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).

3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

- Giao thông: Nhìn chung mạng lưới giao thông huyện Yên Dũng đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế nông thôn. Toàn huyện có 1.035,3 km đường bộ trong đó có 9,2 km đường quốc lộ, 43,5 km đường tỉnh lộ và 982,6 km đường giao thông nông thôn.

- Thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng nhiều công trình phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, các công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).

3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của huyện

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ phát triển kinh tế đạt 16,17% trong đó: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 41,83%; Công nghiệp - xây dựng chiếm

42,3%; Thương mại - dịch vụ chiếm 15,87%. Tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt 2.494.374,85 triệu đồng, tăng 1.940.781,39 triệu đồng so với năm 2012.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng

Đơn vị tính: (%) TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Nông nghiệp, thuỷ sản 57,00 56,20 54,34 51,73 41,83 2 Công nghiệp và xây dựng 29,50 29,70 31,35 32,70 42,30

3 Dịch vụ 13,50 14,10 14,31 15,57 15,87

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Dũng (2016)

Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2012 - 2016 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 15,17%, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 12,80%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 2,37%. Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê - Nội Hoàng và một số cụm công nghiệp khác đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các sản phẩm công nghiệp, tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ như Cụm công nghiệp Hương Gián, Tân Dân, Tiền Phong... Thêm vào đó là sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh từng bước khai thác tiềm năng về vốn, trí tuệ của nhân dân….(Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Dũng, 2016).

3.1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới”. Trong 5 năm huyện đã đầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến khích nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa

thơm, khoai tây chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… Một số loại nông sản đã gắn kết với khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất. Đến cuối năm 2009, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 48,77%, giảm 34,97% so với năm 2005; sản lượng lương thực có hạt đạt 10.203,00 tấn; năng xuất lúa đạt 53,0 tạ/ha; giá trị sản xuất/01 ha canh tác đạt 55 triệu đồng/ha. Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng. Đã trồng mới 758 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đến nay tỷ lệ che phủ rừng chiếm 10,8%.

Trồng trọt:

Sản lượng của cây lương thực tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm. Toàn huyện hiện có trên 10.854,51 ha đất trồng cây hàng năm. Những loại cây trồng chủ yếu là: Lúa, ngô, sắn, khoai lang, lạc, mía, các loại cây họ đậu và rau sạch.

Năm 2016, năng suất lúa trung bình đạt 53 tạ/ha, so với năm 2012 tăng 3,0 tạ/ha. Như vậy, bình quân trong 5 năm (2012 - 2016), năng suất lúa tăng hàng năm 0,6 tạ/ ha.

Năng suất ngô năm 2016 đạt 38tạ/ha.

Sản lượng sắn năm 2016 đạt 979 tấn (100tạ/ha).

Năng suất khoai lang đạt 84 tạ/ha, BQ giảm hơn 500tạ/năm so với năm 2012. Đậu tương và lạc là loại cây trồng có giá trị kinh tế đồng thời có khả năng cải tạo đất. Trong năm 2016 sản lượng đậu tương của huyện đạt 113 tấn; lạc đạt 81 tấn.

Một vài năm gần đây, với việc quy hoạch cây trồng chất lượng cao và vùng rau an toàn tập trung, tổng diện tích đất trồng rau an toàn của huyện Yên Dũng là 2.509 ha, năng suất hàng năm đạt 287 tạ/ha. Do Yên Dũng có vị thế gần các khu trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Bắc Giang - là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông nghiệp nên việc phát triển các mô hình rau an toàn sẽ là một hướng đi mới trong phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế toàn huyện nói chung (Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng, 2016)

Năm 2016 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 16.551,7 tấn, giảm 2.819,3 tấn so với năm 2012, trung bình hàng năm giảm 563,8 tấn. Bình quân lương thực trên một nhân khẩu đạt 561,59 kg/năm.

Cây ăn quả một số năm gần đây là thế mạnh của huyện (Đặc biệt là cây vải). Sản lượng năm 2016 đạt 3.388,1 tấn cho doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm.

Qua kết quả sản xuất ngành trồng trọt trong những năm vừa qua, ta thấy sản lượng lương thực nhìn chung có tăng trong cơ cấu ngành, nhưng trong tổng thể lại giảm. Tổng sản lượng lương thực và bình quân đầu người giảm so với những năm trước là do diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm. Diện tích đất nông nghiệp giảm đã chuyển sang diện tích các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển các công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Trong tương lai, nếu Yên Dũng không có biện pháp canh tác hợp lý kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì vấn đề an ninh lương thực khó được bảo đảm.

- Lâm nghiệp:

Hiện tại do sự suy giảm về diện tích rừng cũng như trữ lượng của rừng trên địa bàn huyện Yên Dũng nên khả năng khai thác rừng tại đây hầu như không có. Trong tương lai cần chú trọng đầu tư về cây giống, khoanh nuôi bảo vệ những nơi rừng có khả năng khai thác.

Chăn nuôi:

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn lợn được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 2016, đàn bò có 16.031 con, đàn trâu có 2.257 con; đàn lợn 81.031con; đàn gia cầm có 771 con; bình quân hàng năm đàn bò tăng 3,42%, đàn lợn tăng 2,74%; tỷ lệ bò lai zêbu chiếm 80% tổng đàn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 37,66%, tăng 4,29% so với năm 2012. Thủy sản tiếp tục được khuyến khích phát triển, hàng năm huyện đều quan tâm hỗ trợ và chủ động cung ứng các loại giống đến nông dân, đồng thời tạo thuận lợi cho chuyển đổi 955 ha diện tích cấy lúa trũng sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2016 diện tích nuôi thủy sản là 929,95 ha, sản lượng ước 2.174,9 tấn, tăng 43,90 tấn so với năm 2012 (Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng, 2016)

Bảng 3.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm TT Loài ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Đàn trâu con 4.805 3.086 3.086 2.400 2.257 2 Đàn bò con 14.518 17.056 17.132 16.275 16.031 3 Đàn lợn con 80.458 88.032 80.765 84.172 81.031 4 Gia cầm Nghìn con 991,0 728,4 540,0 679,0 771,0 5 Thuỷ sản Diện tích ha 963,0 1.053,0 1.163,0 1.263,0 929,9 Năng suất tạ/ha 15,0 15,0 16,0 16,0 16,0 Sản lượng tấn 1.444,0 1.579,5 1.860,8 2.020,8 2.174,9

Giá trị Triệu đ 16.007 17.735 26.356 35.397 44.500

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng (2016)

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tính riêng năm 2012, trên địa bàn huyện có 8 dự án đầu tư với số vốn đăng ký lên tới 158,987 tỷ đồng và 0,5 triệu USD; thành lập mới 33 doanh nghiệp Hợp tác xã với vốn đăng ký hoạt động là 119,4 tỷ đồng. Năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 308,2 tỷ đồng, tăng 35,14% so với năm 2012.

+ Khu vực kinh tế Nhà nước năm 2016 đóng góp vào kinh tế huyện 301.197,5 triệu đồng, chiếm 32,86% tổng giá trị sản xuất của ngành.

+ Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2016 đóng góp vào kinh tế huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)