Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với tổn thương thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái của chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ qua giám định y pháp (Trang 98 - 106)

ngực và các tạng trong lồng ngực.

Nhằm đánh giá mối liên quan giữa tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực với dấu vết xây sát da bầm tụ máu bên ngoài ở những nạn nhân bị TNGT có CTN, chúng tôi lập bảng và biểu đồ thống kê số nạn nhân có và không có dấu vết thương tích bên ngoài với sự xuất hiện của một số loại hình tổn thương hay gặp ở thành ngực và các tạng trong lồng ngực.

Số liệu ở biểu đồ 3.10 cho thấy tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực xuất hiện trên cả hai nhóm nạn nhân có tổn thương và không có tổn thương xây sát da tụ máu thành ngực.

Kết quả phân tích thống kê ở bảng 3.44 cũng chứng minh không có mối liên quan thống kê nào ở ngưỡng 95% giữa vết xây sát da, bầm tím bên ngoài thành ngực với các loại hình tổn thương thường gặp trong CTN như tụ máu cơ thành ngực, tổn thương gãy xương ức, xương sườn, mảng sườn di động và tổn thương các tạng trong lồng ngực như tim, phổi, thực quản và cơ hoành.

Với kết quả phân tích thống kê nêu trên, có thể đi đến nhận định không thể căn cứ vào việc có hay không dấu vết thương tích bên ngoài thành ngực như vết xây sát da bầm tụ máu (là thương tích hay gặp nhất trong TNGT) để đánh giá hoặc đưa ra nhận định có hay không tổn thương nặng các tạng trong lồng ngực cũng như tổn thương thành ngực (ảnh 65,66,67,68).

Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng khi không có vết xây sát da tụ máu bên ngoài nhưng vẫn có tổn thương nặng của các tạng trong lồng ngực như gãy nhiều xương sườn, vỡ phế quản, vỡ tim, rách ĐMC thì việc giải thích cơ chế hình thành thương tích ghi nhận được trong khám nghiệm là hết sức quan trọng, cần phải nắm được đầy đủ các thông tin trước khi khám nghiệm và vận dụng các cơ

chế CTN trong từng hoàn cảnh khác nhau để giải thích cơ chế hình thành tổn thương như trong các trường hợp có giảm tốc độ đột ngột hoặc hoặc tổn thương do cơ chế va đập mạnh với tốc độ lớn .

Số liệu ở biểu đồ 3.11. và bảng 3.45 cho thấy vết rách da thành ngực luôn có mối liên quan rất có ý nghĩa với tổn thương gãy xương sườn (P= 0.002) . Chỉ số OR=4,7 nói lên rằng, khi nạn nhân có vết thương rách da thành ngực, thì khả năng gãy xương sườn tăng lên 4,7 lần (thấp nhất 1,8 lần, và cao nhất là 12 lần, ở ngưỡng tin cậy 95%). Cũng tương tự, chúng tôi thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với P=0,01 giữa vết thương rách da thành ngực với tổn thương tụ máu cơ thành ngực, mảng sườn di động, đụng dập tụ máu phổi, tổn thương cuống phổi, bao tim, đụng dập cơ tim và vỡ tim.

Số liệu ở biểu đồ 3.12 và bảng 3.46 cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vết vân lốp ôtô bên ngoài với tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực với giá trị P=0,01 cho các tổn thương tụ máu lóc da cơ thành ngực, gãy xương sườn, tổn thương phổi, màng phổi, tổn thương tim và thực quản.

Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 95% giữa vết vân lốp ôtô với tổn thương gãy xương đòn, tổn thương ĐMC và tổn thương cơ hoành.

Sự xuất hiện của dấu vân lốp ôtô trên cơ thể nạn nhân chứng tỏ nạn nhân đã bị bánh xe ôtô tác động lên cơ thể, cho dù bị đè ép hoàn toàn hoặc không hoàn toàn thì cơ thể nạn nhân đã phải chịu tác động của vật có trọng lượng lớn và gây ra những tổn thương nặng cho các vùng cơ thể bị bánh xe lăn qua. Điều này đã được kiểm định qua thực tế với sự công nhận về lý thuyết của rất nhiều nhà khoa học Y pháp trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 429 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông có chấn thương ngực qua giám định Y Pháp trong thời gian từ 1/1/2004 đến 30/12/2007, đối chiếu với các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, xin rút ra kết luận sau :

1. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực ở nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ rất đa dạng, với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng bao gồm :

Tổn thương bên ngoài hay gặp nhất là vết xây sát da bầm tụ máu thành ngực với tỷ lệ 75,3%, vết rách da thành ngực là 15,6%, vết vân lốp ô tô 15,4% , nặng nhất là dập nát và biến dạng lồng ngực (19,6%).

Gãy xương sườn là tổn thương xương thành ngực hay gặp nhất với tỷ lệ 57,3%, gãy xương ức là 13,3%, trong đó gãy ngang thân xương ức là 12,8% và gãy ở 1/3 giữa là 11,2%. Hiếm gặp gãy xương bả vai.

Tỷ lệ tổn thương đụng dập, tụ máu phổi là 59,9%, trong đó đụng dập tụ máu toàn bộ hai phổi là 37,8%. Có 196 nạn nhân bị rách nhu mô phổi, 1,4% số nạn nhân bị đứt rời thùy phổi. Tỷ lệ vỡ phế quản là 11,4% trong đó 10% là tổn thương ở phế quản gốc. Tỷ lệ tổn thương đứt rời phế quản gốc cùng các thành phần của cuống phổi là 7%. Tràn máu màng phổi 57,6% và tràn máu tràn khí màng phổi 23,8.

Tỷ lệ đụng dập tụ máu cơ tim 14,5%, trong đó đụng dập nhiều vùng là 8,5%, ở thất phải là 5,1%. Tỷ lệ vỡ tim 21,7%, rách màng tim 15,9% và tràn máu màng

tim 12,8%. Rách động mạch chủ 7,9% và tổn thương các mạch máu lớn trong lồng ngực là 12,8%.

2. Vết xây sát da, bầm tụ máu là tổn thương hay gặp nhất ở nạn nhân bị tai nạn giao thông, có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá nhận định chiều hướng, lực và bản chất của vật tác động, trong nhiều trường hợp có thể được xem là dấu hiệu của tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực. Tuy nhiên kết quả phân tích thống kê đã chứng minh không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nào ở ngưỡng 95% giữa vết xây sát da, tụ máu ở thành ngực với các loại hình tổn thương hay gặp ở thành ngực và các tạng trong lồng ngực. Vì vậy không có căn cứ để nhận định có hay không tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực nếu chỉ dựa vào việc có hay không dấu vết xây sát da tụ máu bên ngoài thành ngực.

Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với P=0,01 giữa vết thương rách da thành ngực, vết vân lốp ô tô với tổn thương tụ máu cơ thành ngực, mảng sườn di động, đụng dập tụ máu phổi, tổn thương cuống phổi, màng tim, đụng dập cơ tim và vỡ tim. Không tìm thấy mối liên quan thống kê ở ngưỡng 95% giữa vết vân lốp ôtô với tổn thương gãy xương đòn, tổn thương ĐMC và tổn thương cơ hoành.

Khám nghiệm tử thi toàn diện sẽ xác định được có hay không và mức độ góp phần đánh giá được những đặc điểm tổn thương hình thái học của các tạng trong lồng ngực và các vùng liên quan, không những phục vụ cho công tác tố tụng mà còn giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thêm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông sau này.

KIẾN NGHỊ

1. Khi có trưng cầu giám định Y Pháp nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông cần khám đầy đủ để tránh bỏ sót thương tích ở ngực bụng nạn nhân. 2. Xây dựng mẫu bản giám định Y Pháp để cùng thực hiện trên phạm vi cả

nước.

3. Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho cộng đồng và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc.

4. Thành lập các trạm cấp cứu lưu động để hỗ trợ kịp thời cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

TỔNG QUAN...3

1.1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới và Việt nam...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.1. Trên thế giới ...3

1.1.2. Tại Việt Nam ...5

1.2. Nghiên cứu CTN do TNGT trên thế giới và Việt Nam...6

1.2.1. Trên thế giới ...6

1.2.2. Tại Việt nam...11

1.3. Phân loại chấn thương ngực ...13

1.3.1. Định nghĩa ...13

1.3.2. Phân loại ...13

1.4. Một số đặc điểm giải phẫu lồng ngực và tổn thương liên quan...14

1.4.1.Thành ngực ...15

1.4.2. Khoang ngực ...21

1.5.Cơ chế chấn thương ngực ...26

1.5.1. Chấn thương thành ngực ...26

1.5.2. Chấn thương các tạng trong lồng ngực ...27

1.6.Nghiên cứu mới về chấn thương ngực do tai nạn giao thông...30

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...34

2.1. Đối tượng nghiên cứu...34

2.1.1. Đối tượng...34

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng...34

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ...35

2.2. Phương pháp nghiên cứu...35

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu : ...37

2.3.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực...38

Số liệu thu được góp phần đánh giá tần suất xuất hiện của các hình thái tổn thương các tạng trong lồng ngực, mức độ, vị trí và đặc điểm tổn thương, cơ chế hình thành thương tích. ...40

2.3.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài thành ngực với tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực...40

2.5. Xử lý số liệu...41

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...42

3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương ngực...42

3.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực...43

3.2.1. Tổn thương bên ngoài thành ngực ...43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Tổn thương thành ngực ( bên trong)...48

3.2.3. Tổn thương phổi – màng phổi...54

3.2.4. Tổn thương tim và mạch máu lớn...59

3.2.5. Tổn thương thực quản – cơ hoành...63

3.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài thành ngực với tổn thương xương thành ngực và các tạng trong lồng ngực...65

BÀN LUẬN...70

4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương ngực...70

4.1.1. Tuổi và giới của nạn nhân...70

4.1.2. Loại hình tai nạn...71

4.1.3. Thời gian tử vong ...72

4.1.4. Nguyên nhân tử vong...72

4.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực...73

4.2.1. Tổn thương bên ngoài ...73

4.2.2. Tổn thương xương thành ngực ...77

4.2.3. Tổn thương phổi - màng phổi ...82

4.2.4 Tổn thương tim và mạch máu lớn ...88

4.2.5 Tổn thương thực quản – cơ hoành ...96

4.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực. ...98

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lưu Sỹ Hùng (2006), “ Nghiên cứu tổn thương hình thái học của vỡ tim do tai nạn giao thông qua giám định y pháp trong thời gian từ 1/2001 đến 12/2003”, Tạp chí Y học Việt nam, tập 326, số 9, tr.36.

2. Lưu Sỹ Hùng ( 2008), “ Nghiên cứu đặc điểm của chấn thương ngực trên 129 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ trong 2 năm 2004-2005”, Tạp chí Y học thực hành, số 8 (614+615), tr.86.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái của chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ qua giám định y pháp (Trang 98 - 106)