giai đoạn 2011 – 2017
TT Công trình Chủ đầu tư Tổng mức đầu tư(triệu đồng) Tiến độ thực hiện
Chợ xây mới
1 Chợ Trùng Quán HTX TM Việt Phương 15.000 3 năm kể từ ngày khởi công
2 Chợ dân sinh thôn 9
xã Ninh Hiệp Công ty TNHH Tân Hùng Minh 5.739
1 năm kể từ ngày khởi công
3 Chợ dân sinh Yên
Viên
UBND xã Yên
Viên 3,446
1 năm kể từ ngày khởi công
4 Chợ thôn 5 xã Ninh
Hiệp UBND xã Ninh Hiệp 2.000 ngày khởi công1 năm kể từ
5 Chợ dân sinh Đông
Dư UBND xã Ninh Hiệp 770 ngày khởi công1 năm kể từ
6 Chợ Sủi Công ty Việt
Anh 54.000
5 năm kể từ ngày khởi công
7 Chợ Dương Quang UBND xã Dương Quang 2.996 1 năm kể từ ngày khởi công
8 Chợ Văn Đức UBND xã Văn Đức 14.300 2 năm kể từ ngày khởi công
9 Chợ Trung Mầu UBND xã Trug Mầu 4.766 1 năm kể từ ngày khởi công
10 Chợ Đình Xuyên Công ty TNHH Xử lý nước và
MT Hà Nội 3150
2 năm kể từ ngày khởi công
11 Chợ Cậy HTX TM Việt Phương 7.447 2 năm kể từ ngày khởi công
Chợ cải tạo, nâng cấp
1 Chợ Keo Công ty CP đầu tư kinh doanh
nhà Hà Nội 50
5 tháng kể từ ngày khởi công
2 Chợ Yên Thường Công ty CP đầu tư kinh doanh
nhà Hà Nội 1.000
1 năm kể từ ngày khởi công
3 Cải tạo chợ Bún HTX DVTH Đa Tốn 8,676 2 năm kể từ ngày khởi công
4 Chợ Trâu Quỳ Công ty TM Tiến Quang 0,7 6 tháng kể từ ngày khởi công
5 Chợ Nành HTX DVTH Ninh Hiệp 2.200 1 năm kể từ ngày khởi công
6 Chợ Dương Xá UBND xã Dương Xá 131 1 năm kể từ ngày khởi công Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)
Qua bảng 4.5 cho ta thấy, trong thời gian qua việc quản lý công tác lập dự án đầu tư xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm cơ bản đạt yêu cầu. Giai đoạn 2011 đến nay, trên địa bàn huyện có 11 chợ được đầu tư xây dựng mới với tổng vốn đầu tư huy động ước tính là 113,614 tỷ đồng. Đồng thời, số chợ được cải tạo nâng cấp
trong giai đoạn này là 6 chợ với tổng vốn đầu tư là 12,757 tỷ đồng. Điều này cho thấy,
thời gian qua việc quản lý công tác lập dự án đầu tư xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm tương đối tốt, đã thể hiện được sự có gắng rất lớn của các cấp, các ngành, địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch tiêu biểu là xã Ninh Hiệp.
Trong các dự án đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp chợ được phê duyệt thì các dự án có
vốn đầu tư từ doanh nghiệp và hợp tác xã chiếm đa số, điều này cho thấy UBND huyện đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, tăng cường huy động vốn từ nguồn vốn xã hội hóa, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách huyện, tránh việc sử dụng vốn đầu tư thuộc ngân sách dàn trải thiếu tập trung.
Bên cạnh đó vẫn cómột số dự án đầu tư xây dựng chợ không được UBND
huyện phê duyệt như chợ Chi Đông, Chi Nam, chợ thôn Gia Lâm xã Lệ Chi do
chưa thực sự cấp thiết, vị trí xây dựng chợ nhỏ hẹp việc giải tỏa mặt bằng còn
gặp nhiều khó khăn và khó kêu gọi nhà đầu tư.
• Công tác giám sát, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình chợ của UBND các xã, thị trấn phải đảm bảo các nội dung sau:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần
thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chợ; Phân tích tài chính, tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế xã hội của dự án này.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: sự phù hợp
với quy hoạch của huyện Gia Lâm; khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy
động vốn để đảm bảo tiến độ của dự án; khả năng hoàn trả vốn vay, kinh nghiệm
quản lý đầu tư xây dựng của chủ đầu tư; các giải pháp về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trên địa bàn triển khai xây dựng.
- Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm: sự phù hợp của thiết kế cơ sở đến quy hoạch chi tiết xây dựng hoặctổng mặt bằng được phê duyệt tại địa bàn xây dựng,
sự phù hợp với yêu cầu về quy môchợ mà huyện đã phê duyệt, phù hợp với việc
kết nối với hạ tầng của khu vực. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các
tổ chức tư vấn, năng lực của các cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
vị tư vấn lập dự án đảm bảo các nội dung thiết kế cơ sở của một dự án đầu tư xây dựng công trình thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Đối với các chợ thực hiện xây dựng lại, cải tạo nâng cấp chợ: đơn vị đã được UBND huyện phê duyệt và ký hợp đồng giao quản lý, khai thác chợ (trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực) là chủ đầu tư thực hiện việc xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
vệ sinh môi trường, đáp ứng yêu cầu của chính quyền địa phương. Đơn vị quản
lý chợ phải lập báo cáo Kinh tế kỹ thuật theo quy định hiện hành về quản lý đầu
tư xây dựng. Đối với các chợ đầu tư xây dựng mới: đối với những diện tích đất
không phải giải phóng mặt bằng hoặc đất đã được UBND huyện giải phóng mặt bằng, UBND huyện giao UBND các xã, thị trấn thực hiện lập phương án quản lý, khai thác chợ để giải tỏa các chợ cóc hiện đang tồn tại trên địa bàn và căn cứ nhu cầu thực tế, đơn vị quản lý, khai thác chợ lập dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ để phục vụ nhu cầu mua, bán của nhân dân, đảm bảo cảnh quan đô thị, vệ
sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với những diện tích đất xây
dựng chợ nhưng chưa được giải phóng mặt bằng, UBND huyện giao Ban Quản lý dự án huyện thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, quản lý
và khai thác chợ theo quy định của Thành phố về quản lý các dự án đầu tư.
• Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, đưa ra các đề xuất về giá, tiến độ thi công và các đề xuất khác nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa là lựa chọn trực tiếp thông
qua các hàng hóa có sẵn, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng mang bản chất của một
chuỗi các hoạt động nhằm chọn ra nhà thầu xây dựng đáp ứng đủ yêu cầu đề ra.
Ngoài ra, tại thời điểm đấu thầudo các sản phẩm xây dựng chỉ mới thể hiện trên các
bản vẽ và sẽ được hình thành qua thời gian nhất định nên sau khi chọn được nhà
thầu đòi hỏi phảicó sự quản lý, giám sát quá trình thực thi công trình của chủ đầu tư.
Bởi vậy, vấn đề chất lượng công trình, tiến độ thi công, các ảnh hưởng của công
trình đến môi trường xung quanhđều phụ thuộcvào nhà thầu nên cần phải xem xét
kỹ lưỡng cả về tư cách pháp lý, năng lực thực tế của nhà thầu.
Trong thời gian qua, UBND huyện Gia Lâm đã xây dựng quy trình phê
duyệt phương án đầu tư xây dựng chợ, việc thẩm định các hồ sơ dự thầu cũng được lấy ý kiến thẩm định từ các phòng ban và trình UBND huyện phê duyệt.
Sơ đồ 4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầutrong đầu tư xây dựngchợ trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)
UBND xã, TT lập Phương án XD chợ
Phòng KT thẩm định (5 ngày); lấy ý kiến thẩm định của các phòng và
báo cáo UBND huyện
Phòng QLĐT
thẩm định P. TCKH, TNMT thẩm định
7 ngày 7 ngày
UBND huyện phê duyệt
phương án
UBND xã, TT lập Hồ sơ mời thầu
Phòng KT thẩm định (5 ngày)
UBND huyệnphê duyệt Hồ sơ mời thầu
UBND xã, TT tổ chức đấu thầu và trình UBND huyện phê duyệt KQĐT
Phòng KT thẩm định (5 ngày)
UBND huyệnphê duyệt Kết quả đấu thầu
KÝ HỢP ĐỒNG VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHỢ
Căn cứ Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu của UBND huyện, UBND xã, thị trấn tổ chức mời thầu theo trình tự các bước sau:
- UBND xã, thị trấn ký hợp đồng thuê tư vấn xét thầu với đơn vị có đủ tư
cách pháp nhân theo quy định.
- Thông báo mời thầu rộng rãi trên báo đấu thầu theo quy định hiện hành.
- Tổ chức bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà
thầu tham gia đấu thầu rộng rãi. Thời gian bán hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10
ngày, kể từ ngày thông báo trên Báo đấu thầu và trang thông tin đấu thầu.
Bước tiếp theo là tổ chức mở thầu công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo thời gian, địa điểm quy định trong hồ sơ mời thầu và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. UBND xã, thị trấn mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự lễ mở thầu: phòng Kinh tế, Quản
lý đô thị, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường huyện và các ban,
ngành đoàn thể của xã, thị trấn và sau đó phải hoàn thiện hồ sơ chấm thầu và
trình UBND huyện phê duyệt. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ
dự thầu không hợp lệ, không đảm bảo yêu cầu quan trọng trong hồ sơ mời thầu. Sau đó sẽ tiến hành đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu về các mặt: đánh giá về mặt
kỹ thuật để đánh giá các hồ sơ dự thầu có đáp ứngcác điều kiện cơ bản của hồ sơ
mời thầu; đánh giá về mặt tài chính, năng lực kinh nghiệm của các nhà thầu.