Quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm,

4.1.4. Quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ

Trước khi tổ chức khởi công xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ, đơn vị trúng thầu phải trình UBND huyện phê duyệt: Phương án, chính sách bố trí chợ tạm và

sắp xếp kinh doanh tại chợ tạm: Phương án sắp xếp kinh doanh tại chợ sau khi

xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp. Phòng Kinh tế (chủ trì) phối hợp với phòng Quản

lý Đô thị tổ chức thẩm định và tham mưu UBND huyện phê duyệt phương án.

Sau khi các phương án được phê duyệt nhà thầu bắt đầu tiến hành xây dựng công

trình trong sự quản lý giám sát của UBND xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng.

a. Quản lý chất lượng các công trình xây dựng, nâng cấp chợ

Sơ đồ 4.4. Quy trình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng chợ trên địa

bàn huyện Gia Lâm

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)

Kiểm tra điều kiện khởi công công trình xây dựng chợ theo quy định

Kiển tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựngvới hồ sơ và hợp đồng xây dựng chợ đã được phê duyệt

Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết kế lắp đặt vào xây dựng chợ do nhà thầu thi công công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế

Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thốngquá trình nhà thầu thi công công trình, các công việc được triển khai trong quá trình thi công

Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định, tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm

thu

Yêu cầu nhà thầu điều chỉnh các bất hợp lý về thiết kế so với yêucầu ban đầu trong quá

trình thi công

Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng

Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong thi công

Quản lý chất lượng thi công công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng công trình của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát các hoạt động xây dựng có đúng theo bản thiết kế đã được phê duyệt. Công tác quản

lý chất lượng công trình phải tuân thủ theo quy định của nghị định 209/2004/NĐ-

CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và số 46/2015

/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì côngtrình xây dựng.

•Việc kiểm tra điều kiện để khởi công xây dựng được thực hiện như sau:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ

do UBND xã, thị trấn và nhà thầu thi công thỏa thuận.

- Có giấy phép xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ theo quy định

- Có hợp đồng xây dựng

- Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã

được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Có biện pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự

trong quá trình thực hiện công trình.

Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng thông qua việc kiểm tra về: nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu; hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công; kiểm tra giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn trong thi công công trình.

Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống trong quá trình nhà thầu thi

công, triển khai các hoạt động tại công trường. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết

kế so với thiết kế banđầu, yêu cầu nhà thầu điều chỉnh. Kết quả kiểm tra đều được

ghi vào nhật ký giám sát của ban quản lý hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

Qua bảng kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng, cải tạo chợ trên địa

bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 – 2017 cho ta thấy, hầu hết các nhà thầu đều

có vi phạm trong quá trình xây dựng và ở mức độ vi phạm khác nhau. Trong đó quá trình xây dựng chợ Sủi là có vi phạm nhiều nhất với 3 lần vi phạm với nội dung vi phạm là đã thay đổi một số thiết kế về mái che các ki ốt, diện tích cổng ra vào chợ, đường ống nước không xin phép, vi phạm về biện pháp đảm bảo an

toàn lao động cho các công nhân trong quá trình thi công, hệ thống quản lý chất

lượng các giai đoạn công trình không đạt yêu cầu, nguyên nhân là do nhà thầu chủ quan không giám sát sát sao quá trình thực hiện, đội giám sát quản lý công trình làm việc thiếu hiệu quả, đồng thời do thời gian thực hiện công trình kéo dài (4

năm) nên có nhiều sai xót. Tiếp đến là các dự án xây dựng chợ Trung Mầu, Văn

Đức, cải tạo chợ Búnvới 2 lần ghi nhận sai phạm với các lỗi chủ yếu là vi phạm về

biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trường, vệ sinh môi trường tại khu vực thi công không được đảm bảo, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại trong thiết kế đã phê duyệt. Những sai phạm trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở các dự án đầu tư là rất đa dạng, phức tạp, các nhà thầu dễ mắc phải nên cơ quan quản lý cần kiểm tra, thanh tra để phát hiện các sai phạm kịp thời.

Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng chợ, giai

đoạn 2011 – 2017

TT Công trình Số lần vi

phạm Nội dung vi phạm

1 Xây mới chợ

Giang Cao 1

Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường

2 Xây mới chợ

Yên Viên 1

Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, không đầy đủ nhân lực, thiết

bị máy móc. 3 Xây mới chợ

Trung Mầu 2

Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sử dụng vật liệu không đúng

chủng loại

4 Xây mới chợ

Dương Quang 1 Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường

5 Xây mới chợ

Sủi 3

Thay đổi một số thiết kế không xin phép, vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động,hệ thống

quản lý chất lượng không đạt yêu cầu

6 Chợ Văn Đức 2 Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường

7 Cải tạo, nâng

cấp chợ Bún 2

Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, sử dụngvật liệu không đúng

chủng loại

8

Cải tạo, nâng cấp chợ Trâu Quỳ

1 Vi phạm vệ sinh môi trường, vật liệu xây để tràn lan ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân

9 Cải tạo chợ

Yên Thường 1 Vi phạm về biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)

Qua bảng 4.7 cho thấy, nhiều nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng

chợ trên địa bàn huyện còn thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực quản lý còn

hạn chế, thiếu máy móc thiết bị hoạt động. Trong quá trình đấu thầu, hồ sơ

tham gia dự thầu của những nhà thầu này rất tốt nhưng khi tiến hành thi công

thì vẫn mắc các sai phạm trong xây dựng, điều này cho thấy công tác quản lý

quá trình thẩm định hồ sơ dự thầu, quá trình lựa chọn nhà thầu đang thiếu nghiêm túc và bị buông lỏng.

Việc xử lý các vi phạm của các nhà thầu thi công đang gặp phải nhiều khó

khăn do UBND huyện Gia Lâm chưa đưa ra một chế tài xử lý cụ thể nào đối với

các nhà thầu vi phạm. Các chế tài xử phạt các vi phạm trong thi công chỉ mới

dừng lại ở mức độ lập biên bản và yêu cầu thực hiện nghiêm túc theo hồ sơ dự

thầu và hợp đồng đã ký kết, chưa có các biện pháp mạnh như đình chỉ thi công,

thay thế nhà thầu... nên một số nhà thầu vẫn tiếp diễnvi phạm. Để chấm dứt tình

trạng này thì UBND huyện Gia Lâm cần phải có một chế tài xử lý mạnh, chặt chẽ như: thời gian khắc phục vi phạm, yêu cầu kết quả khắc phục, mức phạt hành chính và yêu cầu khắc phục đối với mức vi phạm nhẹ; đình chỉ thi công, chấm dứt hợp đồng và yêu cầu khắc phục đối với nhà thầu có vi phạm lớn và vẫn tái diễn các vi phạm cũ.

b. Quản lý tiến độ thi công xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ

Đối với mỗi công trình trước khi triển khai xây dựng đều phải lập tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn, từng tháng, từng quý phù hợp với tổng tiến độ của dự

án đã được phê duyệt.Tổ chức theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công

trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độxây dựng ở một số giai đoạn

bị kéo dài nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Có hình thức

khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng

công trình được đưa cụ thể vào hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây

dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thường theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.

Từ bảng trên cho thấy, hầu hết các dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ đều hoàn thành đúng tiến độ so với kế hoạch đề ra. Chỉ có dự án xây dựng chợ Sủi và cải tạo chợ Trâu Quỳ là chậm hơn so với kế hoạch đề ra, trong đó chợ Sủi

bị chậm nhiều nhất với thời gian chậm so với kế hoạch là 1 năm. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do chậm giải ngân vốn cho công trình, nhà thầu giữ đất để chợ dự án quy hoạch nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch bán đất. Dự án cải tạo chợ Trâu Quỳ bị chậm 2 tháng so với kế hoạch nguyên nhân là do chợ nằm trên trục đường giao thông chính, lượng phương tiện đi trong ngày cao gây khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, thi công công trình. Việc tiến độ thi công

của một số công trình xây dựng gây chậm trễ công trình bàn giao đưa vào sử

dụng và đã ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư, gây nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài, không quyết toán được tài khoản của dự án, không hạch toán tăng tài sản kịp thời cũng như việc theo dõi, quản lý tài sản sau đầu tư. Bên cạnh đó, việc chậm trễ tiến độ thi công đã dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư, làm tăng chi phí đầu tư bổ sung phát sinh do kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng đến thời gian quyết toán dự án hoàn thành. Đối với những công trình chậm tiến độ thi công khi thẩm tra chi phí xây dựng đặc biệt cần lưu ý việc tính bù chênh lệch giá nhân công, vật liệu không được tính phần khối lượng chậm trễ tiến độ do lỗi nhà thầu gây ra. Trường hợp tiến độ công trình chậm trễ do thực hiện các chủ trương của cấp quyết định đầu tư hoặc do nguyên nhân khách quan thì chủ đầu tư phải có báo cáo giải trình xác định rõ phần công việc được gia hạn tiến độ thực hiện như do công tác đền bù giải phóng mặt bằng, do thời tiết, hỏa hoạn,...

Trong quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước thì mỗi dự án, công trình đều có những sai phạm, sai sót khác nhau. Các đơn vị thực hiện đầu tư (chủ đầu tư) cần lưu ý khi quyết toán các chi phí theo đúng quy định các văn bản hiện hành của Nhà nước và không mắc các lỗi trọng yếu trong quá trình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành.

Quá trình thi công xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp chợ chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm và Thanh tra xây

dựng huyện Gia Lâm. Trong đó, trách nhiệm của phòng Quản lý đô thị là tham

gia thẩm định phương án, dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định tham mưu UBND huyện chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và kiểm tra giám sát chất lượng công trình xây dựng theo quy định. Còn đối với Thanh tra xây dựng huyện thì có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra trật tự xây dựng; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trật tự xây dựng, đề xuất với UBND huyện phương án xử lý theo quy định.

Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả tiến độ thực hiện các dự án xây dựng , nâng cấp

chợ, giai đoạn 2011 - 2017

STT Công trình Tiến độ theo

quy định Tiến độ thực tế So sánh

1 Xây mới chợ Yên Viên 2011 – 2011 2011 – 2011 Hoàn thành đúng tiến độ

2 Xây mới chợ Trung Mầu 2011 – 2011 2011 – 2011 Hoàn thành đúng tiến độ

3 Xây mới chợDương

Quang 2011 – 2011 2011 – 2011

Hoàn thành

đúng tiến độ

4 Chợ Giang Cao 2011 – 2011 2011 – 2011 Hoàn thành đúng tiến độ

5 Xây mới chợ Sủi 2012 – 2015 2012 – 2016 Chậm 1 năm

6 Xây mới chợ Văn Đức 2013 – 2014 2013 – 2014 Hoàn thành đúng tiến độ

7 Cải tạo, nâng cấp chợ

Bún 2013 – 2014 2013 – 2014

Hoàn thành

đúng tiến độ

8 Cải tạo, nâng cấp chợ

Trâu Quỳ T4/2015 đến T10/2015

T4/2015 đến

T12/2015

Chậm 2

tháng 9 Cải tạo, nâng cấp chợ

Yên Thường 2015 – 2015 2015 – 2015 Hoàn thành đúng tiến độ Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm (2017)

c. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cải tạo chợ

Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng chợ trên địa bàn huyện được thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý chi phí đảm bảo

mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế thị

trường. Đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực, thực hiện dự án đầu tư phát triển đúng tiến độ: thống kê về chi phí xây dựng, chi phí cải tạo,

mua sắm trang thiết bị... Kiểm toán chi phí mua sắm thiết bị: Hầu hết các dự án có

giá trị thiết bị được quy định chi tiết về chủng loại, mẫu mã, xuất sứ nguồn gốc... tuy nhiên khi thực hiện mua sắm, các nhà thầu thường lựa chọn những thiết bị, vật liệu không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn như hồsơ chào thầu, hoặc lợi dụng

những điểm không rõ ràng trong hồsơ để thanh quyết toán.

phí đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí quản lý...đây là các nội dung chi phí có

liên quan đến nhiều văn bản chếđộ, nhiều ngành, cấp, địa phương.

Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm đều

thực hiện khá tốt khâu quản lý chi phí đầu tư xây dựng chợ. Tuy nhiên, vẫn còn

tồn tại nhiều hạn chế như vấn đề về chi phí đền bù cho các hộ dân thuộc dự án quy hoạch mở rộng chợ Ninh Hiệp chưa thỏa đáng, khiến các hộ dân phản đối mạnh mẽ.

d. Quản lý nhân lực của dự án đầu tư xây dựng chợ

Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án đầu tư xây dựng là một bộ phận chủ yếu nhất có ý nghĩa quyết định đưa đến hiệu quả của dự án xây dựng. Các quá trình quản lý cơ bản của nguồn nhân lực bao gồm:

Quá trình lập kế hoạch về nhân lực nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng nhân lực cung cấp cho dự án.

Quá trình sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là quá trình kết hợp sức lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)