Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 104 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Căn cứ vào các văn bản quy định:

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/01/2003 về phát

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2016 của Chính phủ về việc quản

lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Căn cứ Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ

Công thương về phát triển và quản lý chợ.

- Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND thành phố

Hà Nội về việc ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND thành phố

Hà Nội ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối

với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố

Hà Nội quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Nghị quyết Đại Hội lần thứ XXI Đảng bộ huyện Gia Lâm;

Dựa vào các nghị định, quyết định, thông tư về đầu tư phát triển chợ của

Chính phủ, Thành phố Hà Nội và các văn bản quy định về đầu tư phát triển chợ

trên địa bàn huyện Gia Lâm từ đó, làm căn cứ để đưa ra giải pháp hoàn thiện

công tác quản lý đầu tư phát triển chợ.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huysức

mạnh của hệ thống chính trị và khốiđại đoàn kết toàn dân, tập trung tháo gỡ khó

khăn, đẩy mạnh sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả;

Quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phấn đấu tốc độ tăng giá

trị sản xuất từ 17% trở lên;

Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân;

Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường; nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; giữ vững quốc phòng - an ninh; tăng cường

kết toàn dân.

Tăng cường công tác trực sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh các hoạt động tấn công trấn áp tội phạm; đảm bảo an ninh trật tự;

4.3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm huyện Gia Lâm

4.3.2.1. Hoàn thiện các chính sách trong quản lý đầu tư phát triển chợ

Cần tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ xung quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trong đó có mạng lưới chợ; có chính sách cụ thể khuyến khích ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ. Phát triển mạng lưới chợ trên cơ sở đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có. Đồng thời điều chỉnh một số chợ nhằm phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, phong tục tập quán…Phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại tạo điều kiện mua bán thuận tiện và là công trình mang

ý nghĩa phúc lợi công cộng cho mọi tầng lớp dân cư đến chợ. Đồng thời đẩy

nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý chợ cho các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, quản lý, khai thác kinh doanh chợ theo lộ trình của của Chính

phủ.Từ đó đưa ra được những chiến lược quy hoạch chợ phù hợp với từng vùng,

từng xã với điều kiện đất đai, nguồn vốn của huyện Gia Lâm, hoàn thiện các chính sách về quy hoạch xây dựng chợ giúp công tác quản lý đầu tư phát triển chợ thuận lợi và đạt nhiều kết quả tốt.

UBND huyện Gia Lâm cần thành lập một phòng ban chuyên tập trung về xây

dựng, quản lý các chiến lược quy hoạch đầu tư phát triển chợ để giúp việc quy

hoạch chợ phù hợp với từng khu vực trên địa bàn huyện, phù hợp với quy hoạch

phát triển kinh tế xã hội chung của Huyện trong các giai đoạn khác nhau, từ đó nâng

cao chất lượng quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Đối với chợ hạng 1, tập trung phát triển tại các khu vực đông dân cư, trung

tâm phát triển của huyện để đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng thông thường của

người dân, vừa làm hạt nhân chi phối,chủ đạo đối với mạng lưới chợ dân sinh bán

lẻ trên địa bàn. Định hướng phát triển mạng lưới chợ hạng 2 để bán lẻ tại những thị

trường tập trung quy mô nhỏ và vừa, trọng yếu là mạng lưới chọ trung tâm huyện

như Cổ Bi, Phú Thị. Với chợ hạng 3 phát triển rộng rãi tại cấp xã để phục vụ trao

đổi, mua bán hàng hóa sản xuất và đời sống hàng ngày của người dân.

Ngân sách của huyện Gia Lâm cần phải bố trí thích hợp bồi thường giải

trợ các chợ đầu mối, chợ trung tâm huyện,chợ hạng 2, hạng 3 ở vùng nông thôn, miền núi, nhất là địa bàn khó khăn. Tạo môi trường thuận lợi cho các hộ thực thi chiến lược mở rộng kinh doanh; tạo điều kiện cho tiểu thương phát triển liên kết dọc và ngang, tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho tiểu thương...

4.3.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành

phố Hà Nội

Cần nghiên cứu, thực hiện quy hoạch mạng lưới chợ theo hướng phát triển lâu dài, bền vững. Đối với các khu trung tâm đông dân cư, trình độ dân trí cao (như Đặng Xá, Trâu Quỳ…) cần tập trung đầu tư chợ có quy mô lớn, hướng đến

chuyển đổi chợ sang hình thành các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn để đáp

ứng nhu cầu mua sắm của người dân; đối với các vùng nông thôn, dân cư thưa thớt, thói quen mua bán hàng hóa ít thay đổi thì tiến hành quy hoạch, đầu tư xây dựng các chợ loại 3, chợ nhỏ để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân quanh khu vực đó; tiến hành đầu tư phát triển chợ bày bán hàng hóa của các làng nghề

truyền thống kết hợp với du lịch nhằm quảng bá các sản phẩm đặc trưng của

huyện ra bên ngoài như chợ gốm sứ Bát Tràng. Cần có các quy hoạch chợ kết hợp với các làng trồng rau sạch như Văn Đức, Kim Lan để hình thành các chợ nông sản sạch, nguồn gốc rõ ràng cung ứng ra thị trường. Để có một quy hoạch phù hợp, có tính thực tiễn cao thì cần phải có các khảo sát chuyên sâu vè nhu cầu xây dựng chợ của người dân quanh khu vực cần xây dựng, các nguồn lực, điều

kiện tự nhiên sẵn có để tiến hành đầutư xây dựng, từ đó các công trình, dự án khi

đưa vào vận hành mới đạt hiệu quả cao.

4.3.2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thanh tra, giám sát các

dự án đầu tư phát triền chợ

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu

có năng lực, UBND huyệncần tiếp tục kiện toàn bộ máy cán bộ, nâng cao trình

độ đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên

môn, kiến thức quản lý cho đối ngũ cán bộ tại các ban quản lý chợ (các doanh

nghiệp, tổ hợp tác …) đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia phối hợp thẩm định dự án. Công bố công khai nội dung về ngành nghề được ưu tiên đầu tư của các vị trí quy hoạch để các nhà đầu tư chủ động trong khảo sát xúc tiến, lập dự án đầu tư.

Đề nghị Ban quản lý dự án huyện có hướng dẫn thống nhất các tiêu chí và yêu

cầu từng nội dung cụ thể của dự án để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của dự án, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đẩy nhanh thời gian

thẩm định đúng theo yêu cầu cải cách hành chính.

4.3.2.4. Nâng cao chất lượng thực hiện các dự án đầu tư phát triển chợ

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thi công các công trình xây dựng chợ của các nhà thầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đa dạng nguồn vốn đầu tư phát triển chợ, từng bước giao quyền tự chủ về

tài chính cho các đơn vị quản lý chợ tự cân đối, tự hạch toán thu chi, tự chịu trách

nhiệm về tài chính, gắn với hiệu quả hoạt động và quản lý theo pháp luật. Chính

quyền chỉ hỗ trợ đầu tư đối với các chợ đầu mối, chợ vùng đặc biệt khó khăn,

chợ biên giới; việc bố trí vốn cần bố trí tập trung, tránh dàn trải. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ với phương châm xã hội hóa và tham gia quản lý chợ.

4.3.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về quản lý đầu tư phát triển chợ

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các tiểu

thương tại chợ về tầm quan trọng của công tác phòng chống chữa cháy, vệ sinh

an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự tại chợ. Hàng năm, ban

quản lýcác chợ tiến hànhtổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực

phẩm, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng, hỗ trợ các tiểu thương tiếp cận và xây dựng phong cách bán hàng chuyên nghiệp, hiện đại.

Xem xét, phê duyệt phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh tại chợ do các đơn vị kinh doanh khai thác chợ đề xuất. Đồng thời có quy định cụ thể đối với việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp

quản lý địa điểm kinh doanh tại chợ phù hợp với tính chất của từng loại chợ; có

quyết địnhgiao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp kinh

doanh khai thác chơ đối với chợ do Nhà nước đầu tư hoặc do nhà nước hỗ trợ đầu tư.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại chợ đặc biệt là các chợ đầu

mối, chợ vùng trung tâm nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm về kinh doanh

hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,

không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa niêm yết giá bán và bán theo giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư phát triển chợ trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)