Phát triển sản xuất chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 49)

2.2.2.1. Tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, do tăng cường đầu tư sản xuất, chế biến theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng chè Thái Nguyên được nâng lên rõ rệt đã khẳng định uy tín sản phẩm chè của tỉnh. Sản phẩm chè tiêu thụ phần lớn là trong nước, giá chè Thái nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định. Số lượng các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên tăng mạnh qua các năm.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè Thái Nguyên đã tạo sự

chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành vào toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển giá trị truyền thống của chè Thái Nguyên, nâng cao uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chè Thái Nguyên trên thị trường. Công tác quảng

bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm đã được tỉnh quan tâm, thông qua 3

lần tổ chức thành công lễ hộitrà Thái nguyên. Tỉnh đã chú trọng hỗ trợ thành lập

phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm hộ, nông trại, doanh nghiệp tư nhân, các làng nghề, làng nghề truyền thống sản xuất, chế biến chè dẫn đến tăng cả về

số lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chè. Tỉnh Thái

Nguyên xác định các giải pháp phát triển chè trong thời gian tới là: Một là, thực

hiện theo quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi tỉnh Thái Nguyên để hỗ trợ đầu tư, phát triển, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giá trị thương hiệu đối với các sản phẩm chè của tỉnh, trong đó xác định một số vùng sản xuất chè

gắn với du lịch sinh thái, di tích lịch sử và văn hóa; xác định vùng sản xuất chè

hữu cơ. Hai là, xác định cơ cấu giống, nhu cầu chuyển đổi giống, xây dựng kế

hoạch trồng mới, trồng thay thế hàng năm và giai đoạn 2017-2020. Chú trọng cải

tạo, phục tráng, trồng mới giống chè Trung Du của tỉnh. Chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế giống chè Trung Du già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện tự

nhiên tỉnh Thái Nguyên. Ba là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ

biến chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của

người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về chè an toàn. Bốn là, đẩy mạnh

công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn.

Trong đó chú trọng đẩy mạnh tập huấn sản xuất chè theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GAP khác), sản xuất chè hữu cơ; ưu tiên kinh phí hỗ trợ chứng nhận VietGAP và GAP khác, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

đảm bảo an toàn thực phẩm. Năm là, quản lý chặt chẽ kinh doanh thuốc bảo vệ

thực vật, ngăn chặn triệt để buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng cho chè và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu trong sản xuất chè an toàn. Rà soát, kiên quyết loại bỏ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không đủ điều kiện; tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; phân cấp và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các

vi phạm. Sáu là, Phát triển nhanh hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất chè an toàn; xây

dựng mô hình hợp tác xã dịch vụ bảo vệ thực vật; mô hình liên kết chuỗi sản xuất

- chế biến - tiêu thụ chè an toàn. Bảy là, Đối với nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã,

doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích phát triển theo hướng chế biến truyền thống ứng dụng cơ giới hóa kết hợp chế biến công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy mô công suất phù hợp; khuyến khích chế biến thành phẩm được đóng

gói, có bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý. Hạn chế xuất bán sản phẩm sơ chế chất

lượng, giá trị thấp. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư

chế biến ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm chè. Tám là, Đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản chè; có chính sách ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào khâu chế biến, nhằm đa dạng sản phẩm có giá trị gia tăng cao để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; Phát triển mạnh

thương hiệu chè Thái Nguyên trên cơ sở phát huy lợi thế, sức cạnh tranh của sản phẩm về số lượng, chất lượng và giá cả; phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với

hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, gắn với nhãn hiệu tập thể “Chè

Thái Nguyên”. Chín là, Phát triển mạnh mô hình HTX kiểu mới, liên kết nông

dân, HTX, doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo mô hình chuỗi. Đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ để thực hiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm chè; thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy hoạch, quy trình kỹ thuật, đảm bảo

nâng cao chất lượng, giá trị, an toàn thực phẩm (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2017).

2.2.2.2. Tỉnh Yên Bái

Yên Bái xác định các giải pháp phát triển chè vùng cao trong thời gian tới

là: Thứ nhất, Sử dụng giống chè Shan (hom giống, hạt giống) từ nguồn giống được chứng nhận cây giống, vườn giống đầu dòng (vùng chè Suối Giàng, Văn Chấn); Sử dụng kỹ thuật giâm cành đối với diện tích chè Shan công nghiệp. Sử

dụng kỹthuật gieo hạt trong bầu PE đối với diện tích mật độ 3.000 bầu/ha. Cây

giống xuất vườn đảm bảo yêu cầu và đã được cấp chứng chỉ chất lượng. Sử dụng các doanh nghiệp, các chủ vườn ươm có kinh nghiệm có năng lực gieo ươm tập trung đủ khả năng cung ứng cây giống đảm bảo chất lượng, số lượng cho tiến độ kế hoạch hàng năm. Có kế hoạch chủ động gieo ươm giống theo tiến độ đề án

xây dựng. Thứ hai, Chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thâm canh diện tích chè vùng

cao hiện có, thu hái chè búp tươi nguyên liệu đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt đối với diện tích chè Shan thâm canh. Thực hiện tốt biện pháp kỹ thuật thâm canh chè theo hướng sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Hạn chế thu

hái búp chè 1 tôm làm ảnh hưởng đến năng suất, sinh trưởng nương chè. Thứ ba,

các nhà máy, cơ sở chế biến đầu tư mới yêu cầu phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến để sản xuất ra được sản phẩm mặt hàng có chất lượng cao. Các doanh nghiệp, hộ chế biến kinh doanh chè cần phải thu mua nguyên liệu chè búp tươi đúng yêu cầu (1 tôm 2,3 lá non), đảm bảo thu mua hết nguyên liệu chè búp tươi với giá thu mua hợp lý cho nông dân để thúc đẩy nông dân quan tâm

đầu tư chăm sóc, bảo vệ nương đồi chè. Đa dạng các sản phẩm, mẫu mã, chủng

với du lịch. Tăng cường công tác khuyến công, đào tạo nâng cao tay nghề cho người chế biến chè. Các ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chè cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường, bạn hàng để có thị trường ổn định, giá trị sản phẩm cao. Nâng cao chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến công nghiệp chế biến giữ uy tín chất lượng sản

phẩm, uy tín vùng chè. Quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả nhãn hiệu thông

thường, nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp. Tăng cường thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở chế biến và tham gia công tác tiêu thụ, chứng nhận, quảng bá sản phẩm chè vùng

cao (UBND tỉnh Yên Bái, 2016).

2.2.2.3. Tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước với hơn 21.000 ha, chiếm 16% so với diện tích của cả nước. Theo thống kê, trong 7 năm qua, diện

tích trồng chè của tỉnh giảm hơn 2.500ha. Về sản xuất, hiện toàn tỉnh Lâm Đồng

có hơn 220 công ty, doanh nghiệpvà cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến chè, từ

đây đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 8.000 lao động tại địa phương. Trung bình mỗi năm, địa phương sản xuất, chế biến được khoảng 51.000 tấn chè thành phẩm. Với các sản phẩm chủ đạo là chè Oolong, chè ướp hương, chè đen và chè xanh nên chè Lâm Đồng không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi các thị trường tiềm năng ở nước ngoài như

Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và các nước Trung Đông. Riêng tại thành

phố Bảo Lộc - “thủ phủ” chè Lâm Đồng hiện có gần 100 công ty, DN, cơ sở sản

xuất, chế biến chè. Trung bình mỗi năm, Bảo Lộc sản xuất được khoảng 25.000 -

30.000 tấn chè thành phẩm và giá trị xuất khẩu chè đạt khoảng 32 triệu

USD/năm. Ngoài diện tích chè bị thu hẹp thì ngành chè Lâm Đồng còn gặp khó

khăn trong việc liên kết vùng. Nhiều loại cây có giá trị cao đã cạnh tranh diện tích với cây chè. Mặt khác, do biến đổi khí hậu làm một số dịch hại có xu hướng tăng, nên người sản xuất chè phải sử dụng một số loại thuốc BVTV quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Do liên kết sản xuất và chế biến còn hạn chế dẫn đến các nhà máy chưa chủ động vùng nguyên liệu, khó khăn trong việc kiểm soát

quy trình sảnxuất, phân khúc lợi nhuận giữa sản xuất và kinh doanh chưa hợp lý.

Để ngành sản xuất, chế biến chè Lâm Đồng phát triển bền vững, các giải pháp đã được đưa ra gồm chính sách tín dụng hỗ trợ khâu sản xuất nhằm tái canh vườn

mua chè búp tươi gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ; có chính sách thu hút đầu tư để có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới; chú trọng thâm canh,

sản xuất các loại chè đặc sản, chất lượng cao. Chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất

tái canh vườn chè là cần thiết để các nhà máy đổi mới công nghệ sản xuất gắn với xây dựng vùng nguyên liệu riêng. Để đảm bảo diện tích trồng chè không bị giảm sút thì cũng cần nghiên cứu việc cấp sổ đất theo quy hoạch, nếu hộ dân phá vỡ quy hoạch để chuyển sang trồng cây khác thì sẽ bị thu hồi sổ. Muốn ngành chè phát triển bền vững thì phải hội tụ các yếu tố cần và đủ là hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về môi trường và hiệu quả về xã hội. Trên thực tế, ngành chè hiện sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong các hộ gia đình nên chính sách tích lũy ruộng đất, mở rộng vùng sản xuất chuyên canh là cần thiết và cần được địa phương triển khai. Ông chia sẻ: Muốn bền vững thì yêu cầu về an toàn thực phẩm, đảm

bảo chất lượng sản phẩm cần được đặt lên hàng đầu. Để làm được điều này đòi

hỏi sự nỗ lực của các tổ chức, cá nhân và sự vào cuộc của các cơ quan, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và cần đầu tư theo chiều sâu; đồng thời, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc liên doanh, liên kết trong sản xuất (NDONG BRỪM, 2017).

2.2.3. Các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất chè

Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính

phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/4/2018 và được thay thế bằng

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ Về cơ

chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn).

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành

sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng

Chính Phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn.

Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về ban hành kế hoạch thực hiện

tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất

rau, quả và chè an toàn (Thông tư đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày

17/01/2015).

Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản

xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểmtra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh

doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều

kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế (QCVN 01-

132:2013/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế - Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Thông tư số 07 /2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 01 năm 2013).

Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phong trào thi đua áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt.

Nghị quyết số 10- NQ/ĐH ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Đại hội Đại

Quyết định số 3338/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La Về việc Phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển

nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020.

Quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch

UBND tỉnh Sơn La Về việc phê duyệt dự án quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)