Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 50 - 52)

3.2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá được tổng quát nhất thực trạng phát triển sản xuất chè theo các tiêu chuẩn an toàn, tiếp cận từ yêu cầu của cơ

quan quản lý, tiếp cận nguyện vọng của người trồng chè, yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn của thị trường tiêu thụ từ đó có thể đưa ra hệ thống giải pháp đúng, đủ,

phù hợp với thực tiễn phát triển sản xuất chè VietGAP và có thể áp dụng được

vào thực tiễn phát triển sản xuất chè antoàn bền vững.

Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận có sự tham gia giúp cho đề tài tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất, nhu cầu nguyện vọng của các bên liên quan. Sự đánh giá chéo giữa các cán bộ, người trồng chè, người tiêu dùng và các nhà nghiên cứu về thực trạng phát triển sản xuất cũng như dự báo tương lai giúp nghiên cứu có sự đánh giá đúng

đắn nhất vấn đề phát triển sản xuất chè an toàn theo VietGAP.

Bên cạnh đó sự đánh giá của người trồng, chăm sóc, thu hoạch… đến người tiêu dùng về thực trạng, và kỳ vọng giúp đề tài đánh giá được đúng thực trạng phát triển sản xuất chè an toàn và có hệ giải pháp tốt hơn.

Tiếp cận theo mục đích hoạt động

Mỗi cá nhân tổ chức trong chuỗi sản xuất chè an toàn đều có mục đích hoạt động riêng, lợi ích kinh tế, lợi ích khác… tiếp cận theo mục đích hoạt động của mỗi đối tượng nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất giúp đề tài đánh giá đúng nguyên nhân kìm hãm sự phát triển sản xuất chè tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, từ đó đề tài có nhận định đúng đắn và xây dựng hệ thống giải pháp tháo gỡ tốt nhất cho phát triển sản xuất chè.

Tiếp cận theo lợi ích nhóm

Các tiếp cận này cho phép đề tài đánh giá thực trạng liên kết, trao đổi sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến tiêu thụ trong phát triển sản xuất chè an toàn.

Đồng thời đánh giá được lợi ích của các đối tượng gắn với thực tế sản xuất của

họ từ đó đề xuất giải pháp phát triển chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP phù

hợp thực tế hơn.

Tiếp cận theo vùng

Mỗi vùng đều có tập quán canh tác khác nhau, điều kiện tự nhiên khác

nhau, do đóchất lượng chè cũng như phương thức canh tác chè khác nhau và cho

ra các sản phẩm chè khác nhau. Tiếp cận vùng cho phép đề tài đánh giá tổng quát, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp đúng với mỗi vùng tiếp cận.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Dựa vào các tài liệu có sẵn, đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất chè, phương pháp luận và đánh giá tổng quát về thực trạng cũng như các giải pháp đang áp dụng đối với sản xuất chè an toàn. Thu thập số liệu thứ cấp từ

các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội;

chính sách ở địa phương.

Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin, sao chép các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có

thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập. Tiến hành thu

thập số liệu, tài liệu thứ cấp bằng ghi, chép, sao chụp; kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát, tiếp cận có sự tham gia và kiểm tra chéo.

Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp điều tra: điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp các hộ trồng chè, cán bộ chuyên ngành tại xã, đại diện hợp tác xã (HTX), lãnh đạo công ty … trong mẫu đã chọn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, thông qua các bước:

Điều tra thử: đề tài tiến hành điều tra thử tại 03 xã, các nhóm hộ nông dân trồng chè an toàn, nhóm hộ trồng chè thường, cán bộ địa phương, công ty, HTX. Chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm một số người để điều tra, kiểm tra sự phù hợp của các bảng hỏi. Điều chỉnh, bổ sung bảng hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá có sự tham gia (Pariciptory Rapid Appraisals - PRA) được triển

khai với nhóm hộ trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhóm hộ trồng tự do và

một số có tiêu thụ chè trong tổng số hộ điều tra, thông qua thảo luận nhóm. Lấy ý kiến của các nhóm, nhấn mạnh ý kiến về sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh thực phẩm và quy trình sản xuất VietGAP.

Phỏng vấn: Dựa trên phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu theo mẫu.

Nội dung điều tra: Diện tích, năng suất, các quy trình trồng đang áp dụng,

tập huấnkhuyến nông, quy trình bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các quan

điểm, nguyện vọng của người dân, cán bộ, đại diện các tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè ở huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 50 - 52)