Một là, chỉ tiêu diện tích trồng chè
Bao gồm tổng diện tích chè an toàn, diện tích chè kinh doanh, diện tích
chè trồng mới. Nó thể hiện quy mô phát triển của chè an toàn theo VietGAP, sự
tăng lên của diện tích đánh dấu sự phát triển của ngành. Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khả năng mở rộng, định hướng phát triển.
Hai là, chỉ tiêu về năng suất chè
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi nó đánh giá được thực trạng sản
xuất chè an toàn theo VietGAP của địa phương hay cơ sở sản xuất kinh doanh.
Như vậy, tìm hiểu được năng suất thực tế của câychè, Năng suất chè theo giống;
thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất chè.
Ba là, chỉ tiêu về sản lượng chè an toàn
Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai trò khá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè.
Bốn là, chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.
i i n i P Q GO ∑ = = 1
Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung
cấp nước....
Giá trị tăng thêm (gia tăng) (VA)
Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất ra một đơn vị
diện tích (chè thường tính trong 1 năm).
VA = GO - IC
Giá trị gia tăng/công lao động (VA/công lao động) là giá trị tăng thêm chia cho tổng ngày công lao động của nông hộ.
Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) được tính bằng phần giá trị tăng thêm của một đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất chè.
Thu nhập hỗn hợp (MI)
Là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản xuất một đơn vị diện tích (chè thường tính cho 1 năm). Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI = VA - (A + T)
Trong đó: A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T là thuế sản xuất
Thu nhập hỗn hợp/ngày công lao động
Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công lao động được hạch toán trong trồng chè của nông hộ.
Thu nhập hỗn hợp/ chi phí vậtchất
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nhập của một đồng vốn đầu tư cho sản xuất chè.
Lợi nhuận (TPr) = GO - TC
Trong đó: GO: Giá trị sản xuất TC: Tổng chi phí
Hiệu quả kinh tế của cây chè
H = GO/TC (kết quả thu được/chi phí bỏ ra)
Năm là, giống và cơ cấu giống chè
Giống chè an toàn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất phẩm chất chè an toàn nguyên liệu và thành phẩm. Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu về giống (là giống chè an toàn gì? ưu và nhược điểm?) ngoài ra cần xác định được cơ cấu giống sản xuất của địa phương. Từ đó thấy được thực trạng và đưa ra cơ cấu giống với tỷ lệ hợp lý trong những năm tới.
Sáu là, chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm
Đối với chè an toàn búp tươi: Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm được chia theo phẩm cấp của chè an toàn búp sau khi thu hái gồm chè an toàn loại A, B, C và D... Đối với chè an toàn búp khô: được tính bằng tỷ lệ quy đổi từ chè an toàn nguyên liệu, (búp tươi) thành chè an toàn thành phẩm (búp khô) hoặc
đưa vào hương vị màu sắc chè an toàn khi phachế.
Bảy là, giá cả và giá thành sản phẩm chè
Các chỉ tiêu về giá bao gồm giá các nguyên vật liệu như giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Giá các sản phẩm đầu ra là giá chè búp tươi và giá bán của chè
khô. Giá chè an toàn trên thị trường toàn quốc của chè an toàn.
Tám là, chỉ tiêu đánh giá về chất lượng chè
Chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn của chè.
Tỷ lệ hộ trồng chè tuân thủ tiêu chuẩn.
Tỷ lệ hộ trồng chè ngoại lệ.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU